- Mạng xã hội và nguy cơ trầm cảm
- Nhận diện 4 kiểu trầm cảm phổ biến trong cuộc sống
- Những công việc áp lực cao và dễ gây trầm cảm nhất
Có thể trầm cảm ở nữ giới được nhắc đến nhiều. Tuy nhiên, ngày nay trầm cảm ở nam giới cũng khá phổ biến, nó không còn giới hạn qua những biểu hiện stress, căng thẳng mà nó còn được thể hiện qua khả năng tư duy, nhận thức và một loạt triệu chứng sức khỏe kéo theo.
Đâu là nguyên nhân dẫn tới trầm cảm ở nam?
Do chất hóa học trong não
Các nhà nghiên cứu cho rằng một số chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến nguyên nhân gây ra trầm cảm. Có hai loại: Dopamine và serotonin.
- Dopamine: Đây là chất giúp bạn cảm thấy có động lực để làm điều gì đó. Theo nghiên cứu những người bị trầm cảm thường có lượng dopamine trong não thấp hoặc độ nhạy dopamine cũng bị giảm sút so với những người không bị trầm cảm. Đây cũng là một phần lý do tại sao những bạn mắc trầm cảm thường uể oải, không có động lực làm bất cứ điều gì.
- Serotonin: Là chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh sự thèm ăn, tâm trạng và ham muốn tình dục. Lượng serotonin thấp trong não là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm.
Do hormone
Hormone trong cơ thể đóng vai trò lớn làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở nam. Các nhà nghiên cứu chỉ ra nồng độ testosterone có thể thúc đẩy sản xuất dopamine giúp cải thiện tâm trạng. Chính vì thế, phụ nữ dễ trầm cảm hơn nam giới và những đàn ông trải qua liệu pháp thay thế testosterone có cải thiện tâm trạng.
Do căng thẳng, stress
Stress, căng thẳng kéo dài có thể gây ra những tác động xấu cho cơ thể và não bộ. Khi tâm trạng stress sẽ khiến cơ thể tăng mức cortisol. Sự bùng nổ của hormone này kích thích cho bộ não sản xuất ra dopamine để giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên, khi căng thẳng kéo dài, dopamine sẽ bị cạn kiệt có thể phá vỡ hệ thống dopamine cơ thể. Khi không có chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy này, bạn bắt đầu cảm thấy thờ ơ và không có động lực để làm bất cứ điều gì.
Khi lượng cortisol cao vượt mức làm ảnh hưởng vùng đồi thị ở não – giúp điều hòa ý thức, sự ngủ và sự cảnh giác… Bên cạnh đó, cortisol còn tác động đến hạch hạnh nhân (amygdala) khiến người bệnh nhạy cảm hơn với các kích thích cảm xúc tiêu cực.
Căng thẳng mãn tính có thể là một tác nhân gây bệnh trầm cảm ở nam giới nhiều hơn là phụ nữ. Nam giới thường ít giải phóng oxytocin, từ đó sự căng thẳng có thể làm suy yếu tâm trí và khiến nam giới có nguy cơ bị trầm cảm.
Do ngoại cảnh
Có thể do việc quá kì vọng, họ tiết chế cảm xúc, kiểm soát. Những kì vọng có thể che dấu triệu chứng của trầm cảm nam giới. Ngoài ra trầm cảm ở nam giới khiến họ có xu hướng sa đà vào các thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc lá hoặc các hành vi nguy hiểm khác. Họ cũng ít khi chia sẻ cảm giác trống rỗng với bạn bè hoặc gia đình.
Bên cạnh đó, nam giới cao tuổi mắc một số bệnh lý như tim mạch, đột quỵ, ung thư hoặc các yếu tố gây căng thẳng khác có thể góp phần gây ra bệnh trầm cảm ở nam giới.
Một số vấn đề tiêu cực khác như ly hô, mất việc, mất người thân… gây ra nỗi mất mát, đau đớn trong tâm hồn nếu bạn không vượt qua được, về lâu dài có thể đó là nguy cơ tiềm ẩn mắc cảm ở nam giới.
Tác dụng phụ của thuốc
Theo nghiên cứu, một số loại thuốc có thể gây bệnh trầm cảm, tăng nguy cơ tự tử như thuốc chống co giật, statin, chất kích thích, thuốc benzodiazepin, corticosteroid và thuốc chẹn beta….
Mệt mỏi
Những nam giới bị trầm cảm thường phải trải qua một loạt thay đỏi về thể chất cũng như tinh thần. Những cảm giác họ trải qua như mệt mỏi, hoạt động chậm chạp, ủ rũ, không có sức sống. Theo các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, nam giới có nhiều nguy cơ mắc các triệu chứng mệt mỏi cơ thể khi trầm cảm hơn phụ nữ.
Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
Một số vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, thức dậy rất sớm vào buổi sáng hoặc ngủ quá nhiều là triệu chứng trầm cảm phổ biến ở cả nam và nữ. Có những trường hợp ngủ 12 giờ/ ngày nhưng vẫn cảm thấy kiệt sức. Hoặc có thể bạn đang ngủ và thức dậy lúc giữa đêm và không thể ngủ lại được nữa khiến bạn rất mệt mỏi. Như biểu hiện mệt mỏi, các rắc rối về giấc ngủ là một trong các triệu chứng chính mà nam giới bị trầm cảm có thể gặp phải.
Đau bụng hoặc đau lưng
Nam giới khi mắc chứng trầm cảm cũng thường gặp một số vấn đề về sức khỏe như táo bón, tiêu chảy, đau đầu và đau lưng… Tuy nhiên, nam giới thường bỏ qua và không nhận ra rằng đau mãn tính và rối loạn tiêu hóa liên quan đến trầm cảm.
Theo tiến sĩ tâm thần học Norman Sussman tại Trung tâm Y tế Langone – Đại học New York nói rằng những người bị trầm cảm thực sự cảm thấy thể chát của họ có vấn đề theo chiều hướng đi xuống.
Khó chịu
Ngoài biểu hiện suy nghĩ tiêu cực, thì nam giới thường dễ bị kích thích do những suy nghĩ tiêu cực tác động đến họ. Và trạng thái thường xuyên khó chịu là biểu hiện của chứng trầm cảm ở nam.
Khó tập trung
Khi nam giới mắc trầm cảm, khả năng xử lý thông tin, công việc và hành động của họ thường chậm chạp, khó nắm bắt. Nguyên nhân là khả năng tập trung vào công việc của họ bị suy yếu đi. Suy nghĩ tiêu cực dần chiếm đầy ý thức khiến họ không thể tập trung vào bất cứ điều gì, chính vì vậy ảnh hưởng rất nhiều tới công việc, sinh hoạt và các mối quan hệ.
Ở một số nam giới có biểu hiện trầm cảm bằng cách thù địch, tức giận, hay hung hăng. Nhiều người nhận ra dù mình đang sai nhưng vẫn không thể nào vượt qua được trạng thái bảo thủ để khăng khăng chứng minh rằng mình đang đúng. Biểu hiện giận giữ, thù địch này lớn hơn khó chịu rất nhiều bởi từ biểu hiện này nam giới có thể sinh ra những hành động sai trái, không đúng.
Căng thẳng
Triệu chứng căng thẳng (stress) không chỉ là một trong những dấu hiệu quan trọng để xác định trầm cảm và mức độ của nó mà nó còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra trầm cảm. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến những thay đổi về thể chất trong cơ thể và cả ở não bộ.
Lo lắng
Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa các rối loạn lo âu và bệnh trầm cảm. Trong thực tế, nam giới không có nhiều nguy cơ hơn phụ nữ về tâm trạng lo lắng khi bị trầm cảm. Bởi theo thống kê, phụ nữ có nguy cơ bị rối loạn lo âu hơn nam giới gấp 2 lần nhưng trầm cảm ở nam giới dễ chia sẻ với bác sĩ cảm giác này hơn so với phụ nữ. Nam giới trầm cảm thường đề cập đến những lo lắng trong công việc, những khó khăn cản trở trong cuộc sống của bản thân và gia đình họ. Chính vì vậy bác sĩ dễ chia sẻ và đưa ra lời khuyên cũng như phương pháp điều trị thuận lợi hơn so với nữ giới.
Nghiện rượu
Theo nghiên cứu và thống kê chỉ ra, những người nghiện rượu có gấp hai lần khả năng bị trầm cảm nặng so với người bình thường. Nghiện rượu có thể xảy ra cho cả nam giới và phụ nữ, nhưng sử dụng rượu hoặc thậm chí là ma túy để che dấu cảm xúc khó chịu thì khá phổ biến ở nam giới so với phụ nữ thay vì đi tìm một giải pháp về y tế.
Rối loạn sinh dục
Trầm cảm là một nguyên nhân phổ biến làm mất sự ham muốn và rối loạn chức năng cương dương ở đấng mày râu. Tuy nhiên, rối loạn chức năng cương dương hoặc những vấn đề về sinh lý có thể là kết quả của nhiều vấn đề y tế khác trong đó có cả tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm.
Không thể đưa ra quyết định
Nam giới khi mắc trầm cảm hầu như mất khả năng như những người bình thường để đưa ra một lựa chọn hay quyết định một điều gì mới. Trầm cảm khiến vấn đề xử lý thông tin của não gặp sự cố và làm chậm hẳn khả năng quyết định của người mắc bệnh, triệu chứng này cũng là một bước tiếp theo của triệu chứng khó tập trung.
Suy nghĩ muốn tự tử
Khi mắc trầm cảm, phụ nữ có nhiều nguy cơ suy nghĩ đến tự tử hơn nam giới nhưng nam giới có nguy cơ tử vong gấp 4 lần phụ nữ nếu như họ cố gắng tìm cách tự tử. Để lý giải cho nguyên nhân này là do đàn ông có xu hướng chọn các phương pháp dễ gây chết người hơn. Theo các bác sĩ, nam giới lớn tuổi có nguy cơ tự tử cao nhất.
Cách trị bệnh trầm cảm ở nam giới
Hoạt động thể chất
Hoạt động thể dục thể thao được coi như một liều thuốc tự nhiên giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm và ngăn ngừa tái phát. Nam giới có thể duy trì thực hiện các bài tập thể dục theo phương pháp:
- Các bài tập nhịp nhàng: Nam giới hãy thực hiện các bài tập thể dục nhịp nhàng chẳng hạn như đi bộ, tập tạ, bơi hoặc võ thuật để có thể vận động toàn thân.
- Rủ bạn bè cùng thực hiện: Điều này không chỉ giúp bạn tăng khả năng giao tiếp xã hội, mà còn giúp có thêm động lực tập luyện.
- Duy trì tập luyện: Cố gắng dành ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày. Đầu tiên bạn thực hiện từ từ, tăng dần mỗi ngày, không nên cố gắng ép mình tập bởi như vậy sẽ khiến bạn dễ nản và từ bỏ.
2. Xây dựng chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống lành mạnh cần:
- Bổ sung các loại thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng: Bổ sung chuối có chứa magie giúp giảm lo âu, vitamin B6 thúc đẩy sự tỉnh táo, tryptophan để tăng mức serotonin cải thiện tâm trạng. Bổ sung món rau bó xôi chứa magie để cải thiện giấc ngủ
- Giảm thiểu đường và carbs tinh chế: Những đồ ăn nhẹ như thức ăn có đường, đồ nướng, mì ống, khoai tây chiên… có thể mang lại cảm giác ngon miệng nhưng cũng có nguy cơ khiến bạn bị suy giảm năng lượng và tâm trạng.
- Bổ sung axit béo omega-3: Giúp bạn tăng cường tâm trạng: Cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm, cá mòi), rong biển, hạt lanh và quả óc chó.
- Bổ sung thêm vitamin B: Cơ thể khi thiếu vitamin B có thể mắc phải trầm cảm. Bạn nên ăn nhiều trái cây có múi, rau xanh, đậu, thịt gà và trứng.
3. Thực hiện lối sống lành mạnh
- Thực hiện lối sống, sinh hoạt lành mạnh giúp bạn cải thiện triệu chứng của bệnh trầm cảm và phòng ngừa bệnh trầm cảm tái phát:
- Ngủ đủ giấc: Bệnh trầm cảm thường liên quan đến vấn đề giấc ngủ, dù bạn ngủ quá ít hay quá nhiều, tâm trạng của bạn đều bị ảnh hưởng.
- Kiểm soát sự căng thẳng: Căng thẳng kéo dài không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở nam giới mà còn làm trầm trọng thêm chứng bệnh này. Vì vậy, bạn cần sắp xếp, giảm áp lực khi gặp các vấn đề như quá tải công việc, tiền bạc, các mối quan hệ…
- Học cách thư giãn: Thói quen cho phép bản thân thư giãn mỗi ngày có thể giúp bạn giảm các triệu chứng trầm cảm, giảm căng thẳng, tăng cảm giác vui vẻ và hạnh phúc
- Tiếp xúc ánh sáng mặt trời: Ánh nắng mặt trời giúp tăng mức serotonin và cải thiện tâm trạng, chính vì vậy bạn nên ra ngoài và phơi mình dưới ánh mặt trời, đi dạo, uống cà phê bên ngoài, làm một số công việc trong sân hoặc tập thể dục.
4. Hạn chế các yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân dẫn tới bệnh trầm cảm thường xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như sinh học, tâm lý và xã hội, lối sống, các mối quan hệ… Vì thế, bạn nên chú ý đến người thân hoặc người quen xung quanh có những vấn đề như:
- Bị lạm dụng thời thơ ấu
- Có tiền sử lạm dụng rượu hoặc ma túy
- Gặp chấn thương về tâm lý hoặc thể chất
- Cô đơn và ít nhận được sự hỗ trợ của xã hội
- Không có khả năng kiểm soát căng thẳng hiệu quả
Nam giới mắc trầm cảm thường có xu hướng sống khép mình, tách rời với thế giới xung quanh. Nếu người thân của bạn gặp vấn đề này, bạn hãy chú ý động viên và quan tâm họ mỗi ngày, một hành động dù chỉ nhỏ nhoi nhưng có thể tác động lớn thúc đẩy về mặt tâm lý và cải thiện tâm trạng.
Để lại bình luận
5