- 28 tuổi - Tài khoản tiết kiệm bằng 0 - Chẳng có nổi một xu phòng bị
- 20 sự thật bản thân càng biết càng sớm càng tốt
- Vì sao chăm sóc bản thân là rất quan trọng?
Hơn nữa, kỹ năng và thái độ sống là thứ nên trau dồi mỗi ngày, nếu không nó sẽ mất đi! Hãy cùng xem những khoản đầu tư nào mang lại giá trị mãi mãi cho bản thân nhé!
1. Sức khỏe
1.1 Giấc ngủ
Ngủ đủ giấc giúp bạn tái tạo năng lượng, tăng cường khả năng sáng tạo và làm việc. Do đó, ngoài thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ ra, bạn cần lưu ý thêm một điểm nữa, đó là có một chiếc giường mềm mại êm ái.
Một chiếc đệm thoải mái, một chiếc gối êm và sạch sẽ cũng quan trọng để các bạn có một giấc ngủ ngon hơn.
1.2 Giảm thời gian lướt điện thoại
Nếu mỗi tuần, mỗi tháng trôi qua mà thời gian sử dụng điện thoại của các bạn càng tăng lên thì chứng tỏ chất lượng sống của các bạn đang giảm đi.
Đừng biến bản thân trở thành nô lệ của điện thoại. Hãy sử dụng khôn ngoan, ngắm nhìn thế giới thật nhiều thay vì dán mắt vào màn hình điện thoại.
1.3 Chế độ ăn uống
Đúng là trong cuộc sống hiện đại, chúng ta dư dả những bữa ăn ngon, nói gì đến chuyện đói hay no. Nhưng biết xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh thì không phải ai cũng có thể.
Cố gắng đừng bỏ bữa và đừng quên bổ sung nước cho cơ thể!
1.4 Tập thể dục
Bớt lập kể hoạch tập thể dục, phung phí những thẻ gym trong khi sự kiên trì chỉ kéo dài 1 tuần, thậm chí 1 vài ngày. Chạy bộ, đạp xe, bơi lội, gym... là những gợi ý không tồi để có cuộc sống cân bằng và một thể lực tốt.
Sức khỏe là một điều quý báu và vô giá mà chúng ta cần trân trọng. Dù có nhiều tài sản đến như thế nào đi chăng nữa mà không có sức khỏe thì cũng chẳng thể làm gì được. Mỗi người chỉ có một cơ thể để nâng niu và trân trọng thôi bạn ơi.
Tuổi tác càng lớn thì càng cần chú trọng đến dinh dưỡng và thực đơn mỗi ngày. Đừng quá nuông chiều bản thân mà làm những việc hại đến cơ thể mình. Hãy là nhà đầu tư thông minh bạn nhé.
2. Phát triển tư duy
Được tiên phong bởi giáo sư tâm lý đại học Stanford Carol Dweck, chiến lược thực ra rất đơn giản: Tài năng của bạn được hình thành thông qua làm việc chăm chỉ, có kế hoạch và học tập từ mọi người xung quanh.
Điều này phản bác lại tư duy đã có từ lâu nay rằng chỉ một số người, hay cần có năng khiếu bẩm sinh để thành công được trong một ngành nghề nào đó. Thứ hai là cần phải có tư duy chấp nhận rủi ro và không sợ thất bại. Dù sao thì bạn cũng sẽ có những bài học quý giá, bất kể thành công hay không.
3. Yêu bản thân mình hơn
Cố gắng cân bằng công việc và cuộc sống. Đúng là mọi thứ rất khó có thể cân bằng, nhưng bạn nên nhớ rằng đừng làm việc đến mức quá stress.
Tìm kiếm sự hạnh phúc của riêng bản thân mình. Hạnh phúc của người khác chưa chắc đã là điều bạn cần, nên tự tìm ra cách để bản thân trở nên vui vẻ thay vì chờ đợi 1 người khác.
Từng ngày trôi qua đều là sự cố gắng và nỗ lực của bạn, vậy nên hãy dành lời khen cho chính mình thật nhiều. Chỉ khi bạn yêu bản thân, nhận ra điểm mạnh và điểm yếu thì mới biết được cần đầu tư những yếu tố gì là chính xác nhất cho mình trong giai đoạn tiếp theo.
Bạn chỉ có một cuộc đời để sống, vậy tại sao không hết mình với nó. Hãy làm tất cả những gì có thể để đến khi về già hồi tưởng lại, bạn có thể từ hào mà nói với con cháu rằng “ông/bà đã có những ngày tháng tươi đẹp và thật trọn vẹn, các cháu hãy ráng sống như chúng ta nhé”.
4. Luôn ưu tiên học tập
Học không kết thúc sau 12 năm hay sau khi tốt nghiệp đại học. Học là chuyện của cả đời.
- Hãy học bằng cách đọc sách. Không cần quan trọng số lượng quá nhiều, nhưng nhất định phải xây dựng được thói quen đọc thường xuyên và có chọn lọc.
- Thời gian rảnh, hãy tham gia những khóa học online
- Lắng nghe podcast.
Có câu ngạn ngữ cổ nói rằng: “Khoản đầu tư tốt nhất mà bạn có thể thực hiện là đầu tư vào chính bản thân mình”.
Các doanh nhân giỏi đầu tư thường không ngừng đầu tư để mở mang kho kiến thức của họ. Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đọc từ 5 tới 6 tiếng mỗi ngày. Ông trùm Facebook Mark Zuckerberg cũng tự học tiếng Trung Quốc phổ thông và giờ đang sử dụng ngôn ngữ này để mở rộng việc kinh doanh ở Trung Quốc, thị trường đông dân nhất thế giới. Khả năng nói tiếng Trung của Zuckerberg đã thu hút nhiều sự quan tâm ở Trung Quốc, giúp ông quảng bá tên tuổi và thương hiệu của mình với thị trường lớn này.
Các doanh nhân như Buffett và Zuckerberg hiểu rằng tăng cường phát triển các kỹ năng và năng lực của chính bản thân là điều cần thiết đối với sự tồn tại của công ty họ.
Điều tuyệt nhất của việc học tập là mỗi người có thể học theo những cách khác nhau. Bạn có thể học bằng cách đọc các cuốn sách, xem các bộ phim tài liệu và nghe lại ghi âm các chương trình. Bạn cũng có thể làm điều đó bằng cách quay trở lại trường học. Trò chuyện với những người thành công và nhờ họ cố vấn những giải pháp hữu ích từ những hiểu biết sâu sắc xuất phát từ kinh nghiệm của họ.
5. Phát triển cá nhân
Phát triển cá nhân bao gồm những kỹ năng và thái độ sống của bạn.
Trên thế giới này, kỹ năng không bao giờ thiếu, bạn đừng bao giờ cho rằng mình đã quá đủ kỹ năng để không phải học nữa.
Hơn nữa, kỹ năng và thái độ sống là thứ nên trau dồi mỗi ngày, nếu không nó sẽ mất đi!
Bạn có thể chia kỹ năng thành các nhóm và có kế hoạch rèn luyện nó, ví dụ:
- Kỹ năng làm việc: kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng teamwork, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tin học, kỹ năng thỏa thuận lương,..
- Kỹ năng giao tiếp: kỹ năng mở đầu câu chuyện, kỹ năng duy trì và phát triển câu chuyện, kỹ năng nói cảm ơn và xin lỗi, kỹ năng từ chối mà không khiến người khác tổn thương,...
- Kỹ năng sống: kỹ năng vượt qua khó khăn, kỹ năng sử dụng tiền, kỹ năng sinh tồn,...
- Kỹ năng thuộc về sở thích: kỹ năng sửa xe, sửa các đồ vật trong nhà, kỹ năng bếp núc...
- Kỹ năng khác: Đó là những kỹ năng nhỏ và chi tiết hơn - nó không phải là kỹ năng chung mà ai cũng nên cần, nhưng nếu bạn có thì có thể bạn sẽ trở nên đặc biệt và thu hút hơn trong nhiều tình huống cụ thể!
6 Xây dựng các mối quan hệ
Đôi khi các mối liên lạc mà bạn có còn đáng giá hơn cả tiền bạc. Một doanh nhân có các mối quan hệ rộng sẽ tiếp cận được với những người có ảnh hưởng trong giới truyền thông, các nhà đầu tư tiềm năng, các nhân tài có chất lượng cao và các đối tác kinh doanh.
Các sự kiện kết nối là một cách hay để xây dựng mạng lưới các mối quan hệ, trao đổi danh thiếp,… Ngoài việc gia tăng số người mà bạn quen biết, những sự kiện kết nối còn cải thiện các kỹ năng giao tiếp và kết nối của bạn. Kết quả là bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội giới thiệu hơn về công ty và đó là điều tốt vì những lời giới thiệu đó rẻ hơn nhiều so với việc quảng cáo đồng thời chúng cũng tạo ra nhiều tiềm năng hợp tác hơn cho doanh nghiệp.
7. Môi trường sống
Chúng ta vẫn hay nghĩ rằng đầu tư cho bản thân là chỉ đầu tư vào mình, nhưng không, hãy đầu tư cả vào môi trường sống xung quanh vì nó quyết định chất lượng sống của bạn.
Hãy làm những việc nhỏ nhất để môi trường bớt ô nhiễm hơn, như giảm sử dụng nhựa một lần, túi nilon một lần, tăng sử dụng phương tiện công cộng nếu có thể.
Hãy lựa chọn đầu tư vào những món đồ có thể sử dụng lâu dài. Một món đồ có thể đắt tiền, nhưng nếu nó có thể sử dụng trong một thời gian dài thì còn hơn món đồ rẻ mà thời gian sử dụng quá ngắn, rồi chúng ta phải thải nó ra ngoài!
8. Làm giàu thêm các trải nghiệm trong cuộc sống
Làm giàu thêm các trải nghiệm trong cuộc sống là cách đầu tư vào bản thân vô cùng thông minh và không bao giờ lỗ vốn. Những quang cảnh bạn đã được nhìn ngắm, những sự việc bạn đã được trải qua sẽ luôn ở mãi trong khối óc và trái tim, không ai có thể cướp đi của bạn được hết.
Cứ làm những điều mà trước đây bạn chưa từng làm hoặc đã bỏ lỡ, tất nhiên là đừng làm việc gì phạm pháp nhé. Nếu bạn muốn có được những thứ bạn chưa từng có thì phải làm những việc bạn chưa từng làm. Những trải nghiệm mà bạn tích lũy được sẽ là hành trang theo bạn suốt cả cuộc đời để từ đó giúp bạn nhận ra bản thân đã trưởng thành và chín chắn như thế nào.
Đầu tư vào bản thân là khoản đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất. Trong khoản đầu tư này, dù là chút lỗ vốn nhỏ bạn cũng không thể tìm ra. Vậy một phi vụ hậu hĩnh như thế này, bạn đủ tự tin để kí kết hợp đồng ngay chứ?
Cuối cùng, xin chúc những dự định của bạn được hiện thực hoá trọn vẹn!
Để lại bình luận
5