- Review tiểu thuyết Không gia đình - Tóm tắt nội dung truyện Không gia đình 1984
- Review Nhà Giả Kim của Paulo Coelho - Sách bán chạy nhất mọi thời đại
- Review Sức mạnh của thói quen: Bí quyết giúp bạn thành công
Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách về kỹ năng đàm phán, được kết hợp hoàn hảo giữa kinh nghiệm thực tế và lối kể chuyện linh hoạt, hấp dẫn thì Một Đời Thương Thuyết của giáo sư Phan Văn Trường là sự lựa chọn hàng đầu.
Thương thuyết là gì?
Thương thuyết là một loại kỹ năng tổng hợp, nó là sự kết hợp của kỹ năng thương lượng, thuyết phục kèm theo khả năng “đọc vị” người đối diện, phân tích hành vi của họ rồi kết hợp với tư duy của bản thân để đưa ra kết quả hoàn hảo nhất, làm đẹp lòng cả đôi bên. Nó được coi là một loại nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao và cũng là một kỹ năng tối quan trọng của những nhà lãnh đạo, người kinh doanh.
Tác giả Phan Văn Trường
Giáo sư Phan Văn Trường sinh ngày 27 tháng 07 năm 1946, Ông sang Pháp năm 1963. Sau khi tốt nghiệp, ông giảng dạy tại Đại học Paris 1 – Patheon – Sorbonne từ năm 1973 – 1975. Đồng thời ông cũng giữ nhiều chức vụ tư vấn, kinh doanh và quản lý nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới, trong các lĩnh vực xây dựng, điện lực, kinh doanh, giao thông vận tải, dầu hỏa và lọc nước.
Từ 1990, ông trở thành cố vấn thường trực của Chính Phủ Cộng hòa Pháp về thương mại Quốc tế. Phan Văn Trường cũng có công về mặt văn hóa vì ông là người đầu tiên chính thức đề xướng việc dùng chữ Quốc ngữ là văn tự cho người Việt.
Một Đời Thương Thuyết là cuốn sách của giáo sư Phan Văn Trường được vinh danh "sách hay 2016" trong hạng mục quản trị.
Nội dung sách Một Đời Thương Thuyết
Một Đời Thương Thuyết được giới thiệu là cuốn sách đúc rút những kinh nghiệm, trải nghiệm của tác giả sau mấy chục năm “xông pha trận mạc” trên các bàn đàm phán từ trong nước tới quốc tế.
Nếu bạn từng nghĩ, thương thuyết là một mực giành quyền về phía mình, là sát phạt đối tác hay moi móc làm lợi cho bản thân thì cuốn sách Một Đời Thương Thuyết sẽ thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của bạn.
Cuốn sách dày hơn 300 trang được chia thành 17 chương với những chủ đề khác nhau liên quan đến thương thuyết, đi từ những tư tưởng cơ bản và tổng quát về hoạt động đàm phán, thương thuyết cho tới những kĩ năng cụ thể, chi tiết và những câu chuyện thực của chính tác giả trong hơn nửa cuộc đời lăn lộn trên thương trường.
- Chương 1: Thằng Bờm và Phú ông: hai tay cao thủ
- Chương 2: Trời phú hay học tập?
- Chương 3: Tâm lý chiến
- Chương 4: Chuẩn bị cho một cuộc thương thuyết
- Chương 5: Bản đồ kịch sĩ
- Chương 6: Người trung gian
- Chương 7: Ngân hàng – chỗ nương tựa kín đáo
- Chương 8: Luật pháp và luật sư – bạn của chúng ta
- Chương 9: Chủ quan và khách quan trong ngôn ngữ thương thuyết
- Chương 10: Sáp nhập và mua bán công ty
- Chương 11: Giao thiệp và đám phán với người nước ngoài
- Chương 12: Những nguyên tắc của người thương thuyết và cuộc thương thuyết
- Chương 13: Những trường hợp thương thảo thất bại
- Chương 14: Trong rừng sâu của thương thuyết
- Chương 15: Những bất ngờ “ngộ nghĩnh” trên lộ trình
- Chương 16: Nói chuyện về nghề nghiệp, chức vụ và lương bổng
- Chương 17: Đạo lý và phúc lành
Trước tiên, cuốn Một Đời Thương Thuyết cung cấp cho chúng ta những tư tưởng nền tảng về hoạt động thương thuyết. Đàm phán không chỉ xảy ra trong cuộc họp, mà hiện diện trong mọi hoạt động của đời sống thường ngày.
Mượn câu chuyện thằng Bờm và Phú ông, giáo sư Phan Văn Trường đã giúp chúng ta hiểu rằng, người tham gia vào đàm phán, thương thuyết phải hiểu được vị trí và ý muốn của người đối diện. Cuộc trao đổi bao giờ cũng phải cân bằng lợi ích giữa các bên. Cuộc thương thảo thành công là khi mọi người đều vui khi rời bán đàm phán và mối quan hệ đôi bên vẫn tiếp tục tốt đẹp.
Tiếp theo, sách đi vào những lưu ý cần chuẩn bị trước khi bước vào cuộc thương thuyết. Không chuẩn bị tức là chuẩn bị cho sự thất bại. Phải chuẩn bị kỹ thì cuộc thương thuyết mới diễn ra lưu loát và mạch lạc.
Nếu thiếu chuẩn bị, ta sẽ dễ dàng bị xỏ mũi, thậm chỉ là đi lạc hướng. Những thất thoát về thông tin sẽ dẫn đến thất thoát về tiền bạc, cơ hội và rất nhiều sai lầm tại chỗ.
Sách Một Đời Thương Thuyết tiếp tục cung cấp những kiến thức chuyên môn về đàm phán. Ví dụ, sự khác biệt giữa luật pháp các nước khiến chúng ta phải lưu ý những điều gì, thuê luật sư thế nào để tối đa hóa lợi ích, lựa chọn ngân hàng tại địa phương hay hải ngoại để có ích cho dự án của mình,…
Những trường hợp cụ thể như mua bán, sáp nhập công ty, giao thiệp với người nước ngoài, văn hóa ứng xử với đối tác của các quốc gia, nền văn hóa hay tôn giáo khác nhau cũng được tác giả đi vào chi tiết.
Phần cuối của cuốn sách Một Đời Thương Thuyết cung cấp cho độc giả những kinh nghiệm xương máu trong các cuộc đàm phán quen thuộc và thường xuyên xảy ra trong cuộc sống, cụ thể nhất là nói chuyện về nghề nghiệp, chức vụ và lương bổng. Giáo sư Phan Văn Trường chia sẻ những quan điểm của ông về đạo lý và phúc lành: “Tôi tin chắc vào sự cố gắng, nét can trường trong khó khăn; và chắc chắn chữ nhẫn, chữ tâm là chìa khóa của sự thành công.”
Review sách Một Đời Thương Thuyết
Thông minh, dí dỏm, uyên bác, khiêm nhường, đó là những miêu tả ngắn gọn về giáo sư Phan Văn Trường và tác phẩm Một Đời Thương Thuyết vô cùng đặc sắc của ông. Học hỏi, va chạm, trau dồi kiến thức, đó là một vòng xoay trong cuộc sống giúp chúng ta thêm dày dạn kinh nghiệm.
Cuốn Một Đời Thương Thuyết sẽ làm thay đổi tư duy thương thuyết của rất nhiều độc giả đang giữ trong mình những quan niệm cố hữu về ngoại giao, đàm phán. Mỗi chương sách đều có cấu trúc rõ ràng, cuối chương là phần tóm tắt súc tích, ngắn gọn và rất khoa học.
Sách Một Đời Thương Thuyết được độc giả ví như người bạn dày dạn sương gió, đang ngồi ung dung kể lại chuyện đời, chuyện nghề cho đám trẻ học hỏi những trải nghiệm quý giá của mình.
Những kiến thức, nguyên lý khi đàm phán được tác giả chia sẻ rất gần gũi, dễ tiếp cận. Đọc sách, ta sẽ học được rất nhiều kinh nghiệm thú vị và sắc sảo của giáo sư Phan Văn Trường về cách đối nhân xử thế, vì thương thuyết không chỉ là công việc mà còn là nghệ thuật sống.
Lời kết - Review sách Một Đời Thương Thuyết
Một đời thương thuyết dù là một tác phẩm nói về đề tài thương lượng trong kinh tế nhưng cũng đề cập đến triết lý nhân sinh, coi chữ nhẫn, chữ tâm làm gốc. Con người vẫn là chìa khóa chính để mở cửa giải quyết cho mọi vấn đề dù có năng lực quản lý, khả năng đàm phán, nắm trong tay một đội ngũ cố vấn tinh thông chuyên môn hay nguồn tài chính hùng hậu.
Cuốn sách tuy hơi dài nhưng thật thú vị, chân thật và gần gũi. Không khoa trương về những phi vụ làm ăn lớn hoành tráng, mà là những mẩu chuyện, những chia sẻ chân thành của tác giả. Qua cuốn sách, độc giả có thể học được những cách nhìn nhận rất thú vị về nghệ thuật đàm phán, thương thuyết trên thế giới. Đây là một cuốn sách rất đáng để đọc đi đọc lại để tích lũy cho bản thân thêm những bài học quý báu.
Để lại bình luận
5