- Review Hai Số Phận của Jeffrey Archer - Đừng bao giờ đầu hàng số phận
- Review hồi ký Được Học của Tara Westover - Cuốn sách yêu thích của Bill Gates
- Review Đi tìm lẽ sống - Cuốn sách kinh điển giúp bạn vượt qua tuyệt vọng
Ai đó từng nói: Muốn kiểm soát được cuộc sống, hãy kiểm soát sự tập trung. Thành công không phải phép màu nhiệm hay trò lừa gạt, nó chỉ đơn giản là học cách tập trung vào việc bạn đang làm.
Cuốn sách Nghệ Thuật Tập Trung của nhà tâm thần học DaiGo sẽ cho bạn thấy, tập trung là kỹ năng quan trọng nhất, hoàn toàn có thể rèn luyện được để vươn tới những thành công trong tương lai.
Review sách Nghệ Thuật Tập Trung
Bạn bắt đầu công việc bằng cách lướt facebook để khởi động đôi tay, sau đó ghé thăm vài trang thương mại điện tử, quay sang chuyện phiếm vài câu với đồng nghiệp. Rõ ràng là chẳng làm gì mà đã đến giờ nghỉ trưa, trong khi công việc vẫn còn ngập đầu mà chưa thể giải quyết.
Không chỉ riêng bạn, đây cũng là tình trạng chung của rất nhiều người trong thế giới nhiễu loạn thông tin mà sự tập trung của con người lại quá hạn chế.
Cuốn sách Nghệ Thuật Tập Trung của DaiGo sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng tập trung thông qua 4 nội dung sau:
- Ba quy tắc kiểm soát năng lực tập trung của bạn
- Bảy động cơ tạo sự tập trung cao độ
- Ba phương pháp phục hồi để thoát khỏi trạng thái mệt mỏi
- Năm kỹ thuật thời gian biểu để tự động tạo ra sự tập trung
Sự tập trung hoàn toàn có thể kiểm soát
Ai cũng biết rằng khả năng tập trung đóng vai trò rất lớn trong thành công hay thất bại của con người, nhưng phần đông chúng ta đều nghĩ rằng tập trung là khả năng thiên bẩm chứ không nghĩ rằng đó là kỹ năng có thể rèn luyện được.
Chúng ta cho rằng cảm giác mất tập trung ập đến khi chúng ta làm việc trong thời gian dài, gây ra mệt mỏi cơ thể và mất tập trung. Tuy vậy, nghiên cứu của nhà tâm lý học Mark Muraven và các cộng sự cho thấy tình trạng mất tập trung của não bộ không phải là hiện tượng có thật, nó không có liên quan gì đến sự mệt mỏi của cơ bắp.
Cảm giác chán chường, mệt mỏi trong tâm trí thực chất là một sự lầm tưởng, là cảm giác chủ quan, là não bộ đánh lừa để chúng ta thỏa hiệp và dừng lại.
Khu vực quyết định sự tập trung của cơ thể là thùy trán, nơi này có sức mạnh kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc, ý chí của con người. Sự tập trung của chúng ta bị cạn kiệt khi bản thân dành quá nhiều ý chí vào những lựa chọn không cần thiết. Do vậy, để phát huy tối đa năng lực tập trung của bản thân, hãy ngăn mình suy nghĩ về những mục tiêu không thể kiểm soát ở thời điểm hiện tại, tiết kiệm sức mạnh ý chí của con người.
Rèn luyện sự tập trung cho bản thân
Rèn luyện sự tập trung được coi như một bộ môn nghệ thuật mà ai cũng nên dành thời gian nghiên cứu. “Sai lầm lớn nhất về khả năng tập trung là tin tưởng rằng đó là phẩm chất tự nhiên. Sự khác biệt duy nhất giữa những người tập trung và người không tập trung là họ có biết cơ chế hoạt động và có được rèn luyện, đào tạo hay không.” (theo Nghệ Thuật Tập Trung)
Sách Nghệ Thuật Tập Trung hướng dẫn chúng ta rèn luyện sự tập trung bằng cách lên kế hoạch bao gồm một danh sách những việc cần làm hàng ngày. Có những điều linh linh hoạt giữa các ngày khác nhau, cũng có những điều lặp lại ngày qua ngày. Vậy thì, hãy chọn ra những điều duy trì cố định, biết rằng những việc ấy nên được thực hiện vào khung giờ nào là hiệu quả nhất.
Những đầu việc lặp lại ngày này qua ngày khác như ăn, uống, ngủ, nghỉ nên được sắp xếp vào các khung giờ cố định, khiến cho cơ thể bạn như được lập trình để quen với nhịp điệu đó.
Không nên để cạn kiệt năng lượng và sự tập trung vào những lựa chọn không quan trọng, những thói quen khiến bạn bị phân tâm. Cất những đồ vật dễ làm bạn xao nhãng như điện thoại ra một chỗ khác để hoàn toàn tập trung vào công việc đang làm.
Nghệ Thuật Tập Trung nhắc ta đừng quên vận động nhẹ nhàng giữa các ca làm việc để cơ thể và đầu óc được nghỉ ngơi, sạc lại sự tập trung cho bản thân sau những giờ phút làm việc mệt mỏi.
Nội dung sách Nghệ Thuật Tập Trung
“Sức mạnh ý chí sẽ giảm khi bạn lặp lại việc đưa ra các lựa chọn và quyết định làm gì, không làm gì, hy vọng điều gì đó trong cuộc sống hàng ngày. Một cách tự nhiên, bạn sẽ tràn đầy động lực vào buổi sáng, nhưng lại kiệt sức sau giờ nghỉ trưa và khi mặt trời lặn.
Nếu bạn cứ lưu giữ trong đầu một cách chi tiết về quyết định bạn phải đưa ra, cứ để nó như vậy hoặc chần chừ do dự, bạn sẽ rơi vào trạng thái vô thức suy nghĩ mãi.”
“Ở đây chúng ta hãy cùng kiểm tra tư thế ngồi đúng. Đầu tiên là đi từ những ví dụ xấu:
– Gù lưng: Đẩy đầu về phía trước, lưng còng xuống vì mải tập trung vào màn hình máy tính, tài liệu và sách vở
– Chống khuỷu tay lên tay vịn hoặc bàn: một tay chống cắm như muốn đỡ trọng lượng của cả đầu, khi đang suy nghĩ, chống một khuỷu tay như để nâng đỡ cơ thể
– Ưỡn bụng: hiểu lầm rằng mình đang ở trong tư thế thoái mái, lưng bị võng, vai đẩy về phía sau, không ngồi sát vào trong ghế
– Bắt tréo chân: hai chân gác lên nhau, người đổ về phía bàn làm việc.
Với một số người, chỉ bị một trong bốn tư thế trên, trong khi nhiều người khác bị tất cả. Trong mọi trường hợp, các tư thế ngồi này đều dẫn đến mất tập trung.”
Ý nghĩa sách Nghệ Thuật Tập Trung
Nghệ Thuật Tập Trung giống như một cuốn self-help giúp người đọc nâng cao khả năng tập trung, nhưng được củng cố bởi các bằng chứng khoa học và những tips/tricks vô cùng dễ hiểu, dễ áp dụng.
Điểm cộng cho cuốn Nghệ Thuật Tập Trung này là nhiều hình minh họa rất gần gũi, thú vị nên bạn sẽ càng hào hứng khi đọc sách.
Thông qua cuốn sách “Nghệ thuật tập trung” này, bạn có thể biết được cơ chế tạo nên sự tập trung, tạo ra những thói quen lành mạnh để tránh “những cái bẫy tiềm ẩn” khiến chúng ta liên tục xao nhãng trong quá trình học tập, làm việc, giảm tải việc xử lý những thông tin không cần thiết và cách thức phân bổ thời gian hợp lý nhất cho một ngày làm việc hiệu quả.
Cuối cùng, điều bạn cần làm chính là suy nghĩ về thời gian để quyết định sử dụng khoảng thời gian thích hợp trong tình huống cụ thể: khi nào là thời gian lên kế hoạch, thời gian làm việc, thời gian học tập, thời gian cho các mối quan hệ, thời gian cho nghỉ ngơi hay sự tĩnh lặng.
Nếu bạn đang tìm một cuốn sách giúp cải thiện khả năng tập trung, nâng cao hiệu suất học tập làm việc thì không nên bỏ qua cuốn sách này.
Lời kết - Review sách Nghệ Thuật Tập Trung
Nghệ Thuật Tập Trung là cuốn sách đáng đọc, phù hợp nhất cho những ai cảm thấy khó khăn khi bắt tay vào công việc và không thể duy trì sự tập trung trong lúc làm việc.
Làm việc hiệu quả hơn, tận dụng thời gian trong ngày tốt hơn, đó chính là bí quyết để thành công chứ không cần tìm đâu xa.
Để lại bình luận
5