- Bạc 925 là gì? Đeo bạc 925 có tốt không?
- Review sách Eng Breaking: Có thực sự hiệu quả hay là trò lừa bịp
- Review máy chạy bộ Kingsmith R2: Bạn đồng hành với người lười vận động
Các nhà khoa học hiện ước tính rằng một triệu kim cương đang nằm sâu dưới bề mặt Trái đất. Vậy tại sao kim cương lại đắt giá đến vậy. Cùng tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây.
Những lầm tưởng của khách hàng về tại sao kim cương lại quý giá?
Tại sao Kim cương lại đắt giá?
Chi phí khai thác đắt đỏ
Kim cương được hình thành trong môi trường khắc nghiệt, với độ sâu trong lòng đất lên tới 200km, dưới áp suất cực đại ở nhiệt độ 1.200 độ C. Khoáng vật này hầu hết tập trung vào những địa điểm trắc ẩn, nguy hiểm như gần miệng núi lửa đã tắt, nằm sâu trong lòng đất….
Trên thế giới, nơi được coi có trữ lượng lớn kim cương là Nam Á, châu Phi và bắc Mỹ. Vì những đặc tính trên đã khiến các nhà địa chất phải tiến hành nghiên cứu trong thời gian tính bằng thập kỷ. Bên cạnh đó, khi khai thác kim cương phải cần tới khối lượng công nhân tới con số hàng trăm người. Ước tính rằng để tìm một carat kim cương, người thợ khai thác phải đào bới sáng lọc hơn 1,3 triệu tấn đất đá.
Không những chỉ dừng lại ở chi phí khai thác đắc đỏ, giá trị viên kim cương thô chỉ bằng 40% loại kim cương đã qua xử lý. Chúng phải trải qua quá trình đánh bóng, cắt mài, loại bỏ tạp chất...Những công việc này đều phải tiến hành bằng tay, mà không một loại máy móc nào có thể thay thế được.
Tất cả những lí do trên đã khiến chi phí bị cộng dồn lại và sản xuất kim cương là chi phí khổng lồ. Vì vậy đây cũng là yếu tố khiến giá kim cương trở nên đắt đỏ, tuy nhiên đây chắc chắn không phải là yếu tố chính.
Sự độc quyền trong ngành khai thác kim cương
Trong nhiều thế kỷ, kim cương được coi là là biểu tượng quyền lực, sự sang trọng, địa vị. Và những viên kim cương thường có giá trị cao vì đặc tính quý hiếm.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng vào trước năm 1800, lúc này kim cương thật sự rất hiếm. Sau đó, những mỏ kim cương có trữ lượng khổng lồ được phát hiện ở Kimberley, Nam Phi. Kim cương ngập tràn trên thị trường, các nhà tài chính của mỏ nhận ra rằng họ đang đầu tư vô giá trị. Khai thác càng nhiều kim cương, chúng càng trở nên phổ biến và giá cũng vì vậy mà bị sụt giảm nặng nề.
Cách tập đoàn De Beers độc quyền khai thác
Để ngăn chặn những vấn đề trên, tập đoàn De Beers nhanh chóng can thiệp. Họ đã mua lại mỏ và duy trì kiểm soát chặt chẽ nguồn cung kim cương trên toàn cầu. De Beers chỉ phát hành đủ kim cương để đáp ứng nhu cầu của hàng trăm người. Điều này vô tình tạo ra ảo tưởng rằng kim cương cực kỳ hiếm.
Nhưng trên thực tế, kim cương đã bị hạn chế nguồn cung, để giúp tăng giá trị viên kim cương.
Dù vậy, nhưng việc độc quyền kim cương lại không phải điều dễ dàng đạt được. Chúng đòi hỏi tập đoàn này phải cân bằng hoặc trừng phạt tàn nhẫn với các đối thủ cạnh tranh. De Beers sẽ ra sức thuyết phục nhà sản xuất khác gia nhập vào kênh phân phối độc quyền. Đối với các chủ sở hữu từ chối gia nhập, nhóm độc quyền này sẽ mua tất cả kim cương.
De Beers tử bỏ quyền kiểm soát thị trường
Trong phần lớn thế kỷ 20, tập đoàn này đã kiểm soát 90% hoạt động buôn bán kim cương và nắm hoàn toàn quyền lực để đẩy giá kim cương tăng cao. Với đòn bẩy này, nó có thể giữ giá kim cương ổn định một cách giả tạo bằng cách khớp cung với nhu cầu thế giới. Tuy nhiên đến năm 2000, De Beers tuyên bố từ bỏ độc quyền kinh doanh kim cương sau hơn 100 năm nắm giữ.
Giá kim cương không đổi dù dịch bệnh
Ngày nay, viên kim cương vẫn không hề giảm giá trị, dù cho độc quyền kinh doanh đã biến mất. Hai ông lớn De Beers và Alrosa đang tìm mọi cách để bảo vệ thị trường của họ, quyết tâm không hạ giá. Dù cho tồn kho kim cương vẫn ngày càng một nhiều lên.
Trong bối cảnh mùa dịch hiện tại, các hãng khai thác nhỏ hơn đã giảm giá bán tới 25% để tìm cách tồn tại. Hành động này cũng khiến các hãng lớn khó thuyết phục người mua tìm đến mình.
Top 10 bức ảnh kim cương đẹp lộng lẫy
1. Top 10 : The Heart Of Eternity ( Trái tim vĩnh cửu ) : 16.000.000 Dollar
Bản chất là một viên kim cương có màu Livid Blue lạ mắt trong bảng xếp hạng màu sắc của thế giới, viên đá quý này tồn tại trong tình trạng đá thô chưa qua chế tác sở hữu một trọng lượng cực kỳ khủng : 27.64 Carat, được khai quật và tìm thấy bởi nhóm Steinmetz và hiện tại đang được sở hữu bởi tập đoàn kim cương lớn nhất nhì thế giới là De Beers. Sự quý hiếm của viên đá quý này chủ yếu nằm ở màu sắc được xếp vàu mức là hoàn hảo cực độ khi không chưa bất kỳ tạp chất màu xám hoặc đen nào bên trong.
Sự hiện diện này chứng minh cho việc chỉ có 0,1% tổng số mỏ kim cương trên toàn thế giới có thể có được một viên kim cương màu xanh hoàn hảo như thế này. Bên cạnh đó, viên kim cương này được gắn với nhiều lời xuyên tạc như việc được kinh doanh ngầm trong giới kim cương đen nhưng chưa ai xác nhận.
2. Top 9 : Perfect Pink ( Màu hồng hoàn hảo ) : 23.200.000 Dollars.
Dựa vào bài viết của Christie’s, một thương hiệu trang sức đá quý và kim cương nổi tiếng được hình thành hơn 250 từ những năm 1766, chỉ có thể tìm thấy và sở hữu 18 viên kim cương màu hồng nặng trên 10 carat.
Và trong 18 viên đá hồng kia chắc chắn không có viên nào sở hữu được độ nặng 14.44 carat và tồn tại một màu hồng đỉnh cao và hoàn hảo nhất như vậy. Những viên đá có màu hồng hoàn hảo như vậy chỉ có cân nặng tầm 0.2 carat mà thôi. Vào tháng 12 năm 2009, nó đã được bán cho Hồng Kong với giá 10 triệu 777 ngàn dolla và hiện tại giá nó đã lên với giá 23 triệu 200 ngàn dolla.
3. Top 8 : Wittelsbach Diamond : Viên Kim Cương Wittelsbach giá 23.400.000 dollars.
Đây là một viên kim cương Ấn Độ khác được các hoàng gia yêu thích trong nhiều thế kỷ. Đây là viên kim cương Ấn Độ duy nhất trong danh sách này có màu xanh lam. Viên kim cương ban đầu được gọi là Der Blaue Wittelsbacher và nặng 35,56 carat. Nó có màu xanh xám đậm lạ mắt với độ trong của VS2.
Nó được phát hiện vào giữa những năm 1600 và là một phần của cả đồ trang sức của Áo và Vương miện Bavaria. Lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng của nó là vào năm 1921 trong lễ tang của Ludwig III xứ Bavaria. Nó không thuộc sở hữu của Wittelsbachs vào năm 1951 sau cuộc Đại suy thoái và được nhà kim hoàn Lawrence Graff mua lại vào năm 2008. Vào thời điểm đó, nó là viên kim cương đắt nhất được bán.
Graff đã cắt nó hơn 4,45 carat giữa nhiều lời chỉ trích. Rõ ràng, đó là một động thái dựa trên kinh doanh, sau đó viên kim cương đã có được trạng thái tốt nhất sau khi cắt giảm. Màu sắc là 'màu xanh đậm lạ mắt' được ưa chuộng hơn. Chủ sở hữu hiện tại của nó là Hamad bin Khalifa.
4. Top 7 :Kim cương thiên nhiên Winstone Blue – 23.800.000 dollars
Đây được xem là viên kim cương có nét cắt và độ trong suốt hoàn hảo nhất trên thế giới với hơn 10 carat ( 13.22 carat ) . Viên kim cương này được đưa ra đấu giá với 1800 triệu dollar cho mỗi carat mà nó sở hữu, và đây là mức giá cao nhất đối với bất kỳ một viên kim cương xanh nào.
Và nó chính là món vật chính thức theo tên gọi của buổi đấu giá là “The Blue”. Nó được đính trên một chiếc nhẫn kết cực kỳ đẹp và được ví như là “ Viên ngọc của Poseidon” .Ở hai bên của nó là một viên kim cương hình quả lê, nặng lần lượt là 1,00 và 0,96 carat. Đây là một trong những viên kim cương hoàn mỹ nhất từng được bán bởi Christie's, hoàn toàn tinh khiết cả bên trong lẫn bên ngoài.
5. Top 6 : The Steinmetz Pink ( Kim cương thiên nhiên màu hồng )– 25.000.000 Dollars.
Viên đá này được cân sau khi chế tác và nằm ở trạng thái ổn định là 59.60 carat và được đặt tên là “ Ngôi sao màu hồng” vì nó đẹp và lấp lánh như một vật rơi từ ngoài vũ trụ vào vậy. Nó được khai thác vào thời kỳ “ Kim cương máu” và được tìm thấy ở mỏ kim cương De Beers vào nằm 1999.
Tồn tại hơn 21 năm nhưng vẫn luôn được liệt kê trong toàn bộ các bảng xếp hạng về kim cương. Vì sự đặc biệt của nó, Steinmetz Diamonds thuộc tập đoàn Benny Steinmetz đã mất 20 tháng để cắt nó. Nó ra mắt công khai tại Monaco vào ngày 29 tháng 5 năm 2003. Nó đã được mua trong một cuộc đấu giá của Sotheby's vào ngày 3 tháng 4 năm 2017 bởi Chow Tai Fook Enterprises ở Hồng Kông với giá 71,2 triệu USD.
6. Top 5 : De Beers Century Diamond – Kim cương thiên nhiên - 100.000.000 Dollars.
Với trọng lượng 273,85 carat, viên kim cương De Beers Centenary là viên lớn thứ ba từ Mỏ Premier, cũng là viên tạo ra viên kim cương Cullinan. Tuy nhiên, nguyên bản là 599 carat đáng kinh ngạc. Hoàn mỹ cả bên trong và bên ngoài, nó có xếp hạng màu D cao nhất bởi Viện Đá quý Hoa Kỳ.
Nó có tên sau khi được giới thiệu ở dạng ban đầu cho Lễ kỷ niệm một năm của Mỏ hợp nhất De Beers vào ngày 11 tháng 5 năm 1988. Nó được ra mắt trong vinh quang hiện tại vào tháng 5 năm 1991 với hình cắt rực rỡ hình trái tim đã được sửa đổi. Và hiện nay viên kim cương này đã được bảo mật bởi người sở hữu và không hề công khai chúng .
7. Top 4 : The Hope ( Kim cương hy vọng ) – 350.000.000 dollars.
Đây được xem là viên đá nổi tiếng toàn thế giới bởi cái tên “ The Hope” . Được xem như là biểu tượng của sự hoàn hảo và quý giá cho tất các các hình tượng viên kim cương trên thế giới. Và ngoài danh tiếng của nó, nó còn được biết đến bởi lời nguyền được gắn vào lịch sử khai thác và tìm kiếm thấy nó. Và lời nguyền này được đồn đại rằng nó sẽ hủy hoại tất cả mọi thứ của chủ sở hữu nó, thậm chí là tính mạng.
Nó không chỉ đơn giản có màu xanh do sự hiện diện của các nguyên tử bo trong đó mà chuyển sang màu đỏ dưới ánh sáng cực tím do hàm lượng phốt pho. Viên kim cương 45,52 carat này được phát hiện tại mỏ Kollur ở Andhra Pradesh, Ấn Độ vào những năm 1600 và được đặt tên từ gia đình ngân hàng Hope ở London, người đã mua lại nó vào năm 1839 và qua các đời chủ nhân từ người Pháp đến người Anh. Và hiện nay nó đã bị đánh cắp từ những năm cách mạng Pháp năm 1792.
8. Top 3 : The Cullinan - ( Kim cương của nữ hoàng ) – 400.000.000 Dollars.
Đây là viên kim cương được vinh hạnh sử dụng trong chiếc vương niệm của nữ hoàng Elizabeth II của Pháp. Nó nặng tới hơn 3000 carat ở trạng thái kim cương thô. Và nó được chế tác và chia cắt thành 9 viên kim cương khác nhau với 9 cái tên từ The Cullinan 1 – the Cullinan IX . Và nó được sở hữu hoàn toàn bởi hoàng gia vương quốc Anh.
Với vẻ đẹp tinh khiết và hoàn hảo của nó đã có đôi lúc nó được xét vào diện vô giá vì vẻ đẹp và sự vinh hạnh được sử dụng bởi nữ hoàng Elizabeth II . Lịch sử các viên đá từ I đến IX - Cullinan I hay Great Star of Africa, nặng 530,2 carat, tiếp tục là viên kim cương lớn nhất cho đến năm 1985 khi Golden Jubilee nặng 545,67 carat từ cùng một mỏ đã truất ngôi nó.
Tuy nhiên, nó vẫn là viên kim cương có đường cắt rõ ràng lớn nhất. Bây giờ nó nằm trên đỉnh của Sovereign's Scepter với Cross. Cullinan II hay Ngôi sao thứ hai của Châu Phi có 66 khía cạnh và được đặt ở phía trước của Vương miện Quốc gia Hoàng gia, bên dưới viên Ruby của Hoàng tử đen và Kohinoor. Cullinans III và IV, đều được gọi là Ngôi sao nhỏ hơn của châu Phi, và Cullinans V, VI và VIII đều là các bộ phận của trâm cài. Cullinan VII là mặt dây chuyền trong chiếc vòng cổ Delhi Durbar, trong khi Cullinan IX được đặt trong chiếc Nhẫn Cullinan IX bằng bạch kim.
Tất cả đều nằm trong bộ sưu tập trang sức của nữ hoàng Elizabeth và là người sưu tầm trang sức kim cương nổi tiếng nhất thế giới.
9. Top 2 : The Fancy – Kim cương thiên nhiên Fancy – Mức giá : Vô Giá.
Với chữ “ vô giá” này đã miêu tả rõ được độ quý giá của nó đối với mọi người trong giới kim cương. Và từ vô giá này được bắt đầu từ đâu?
Viên kim cương Fancy có hình dáng như là một chiếc khiên bằng kim cương thiên nhiên màu vàng nhạt. Đây là viên kim cương thiên nhiên lớn nhất đầu tiên được cắt theo các mặt đối xứng. Theo truyền thuyết nó được sở hữu bởi bộ tộc Mughals bắt nguồn từ Ấn Độ bây giờ.
Từ “vô giá” của nó không mang giá trị về vật chất nhiều, mà mang nhiều về ý nghĩa của chủ quyền từng quốc gia nhiều hơn. Bên cạnh đó là các sự tích được thay phiên sở hữu qua tay nhiều người quyền lực trên thế giới như Công tước Burgundy của Bồ Đào Nha, Nicole de Harlay , Vua James và Vua Louis XIV trước khi nó biến mất.
10. Top 1 : Kim cương thiên nhiên Koh- I – Noor : Vô Giá
Đứng đầu mọi viên kim cương thiên nhiên quý giá, kim cương Koh – I – Noor được xem như là vật cổ truyền và viên đá tượng trưng cho sự thịnh vượng của cả một bộ tộc hay một quốc gia. Nó được xem như là một “ Ngọn núi ánh sáng” trong tiếng Ba Tư. Nó là viên kim cương lớn nhất được lưu hành cho đến năm 1852, khi Hoàng tử Albert quyết định giảm nó từ 105,6 carat xuống còn 86 carat để tăng độ sáng và lấp lánh của nó.
Phần lớn bí ẩn của nó là do những cáo buộc rằng nó là một viên đá bị nguyền rủa, mang lại sự diệt vong cho chủ nhân của nó. Và trên thực tế, cho đến khi nó thuộc sở hữu của Anh vào năm 1849, nó đã mang đến sự hủy diệt cho mọi chủ sở hữu đã từng sở hữu nó. Viên kim cương có hình bầu dục và hiện đang nằm trong Tháp HM của London. Đây là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng, và là một phần cuối cùng của Vương miện Nữ hoàng. William Dalrymple và Anita Anand gần đây là đồng tác giả của một cuốn sách cố gắng truy tìm lịch sử của viên kim cương thiên nhiên và những truyền thuyết xung quanh nó.
Nhìn chung, viên kim cương không hề quý hiếm như cách mà mọi người đang thấy. Chúng chỉ đang được các tập đoàn gắn cho mác xa xỉ và sang trọng. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết được lý do tại sao kim cương lại đắt giá đến vậy.
Để lại bình luận
5