Chúng ta cũng có thể hiểu rằng, vì thương con, thương cháu nên ông bà tình nguyện lên chăm sóc con cháu, vừa để tránh những mâu thuẫn trong gia đình, tiết kiệm chi phí và mong muốn gia đình con cái sẽ hạnh phúc hơn.

Tại sao trẻ càng lớn càng không thích về nhà ông bà? Lý do đàng sau đáng suy ngẫm.

Có một điều ai cũng có thể nhận thấy rằng khi còn nhỏ, chúng ta thường rất gần gũi với ông bà, nhưng khi lớn lên một chút thì những đứa trẻ ngày càng ít muốn đến nhà ông bà hơn. Tại sao lại như vậy?

Sự hiện diện của những người thân trong gia đình

Đôi khi những đứa trẻ ngại đến nhà ông bà, trên thực tế dù có thân thiết với ông bà đi chăng nữa thì cũng có nhiều trường hợp trẻ không thể hòa thuận với những người thân khác trong gia đình.

Một số ông bà thì sống chung với các chú, các dì nên trẻ ít tiếp xúc, khó hòa đồng hơn. Nên thay vì phải nhìn vào những ánh mắt lạnh lùng của các dì, các chú thì trẻ thường chọn cách tránh xa, không đến nhà ông bà chơi.

Tất nhiên, cũng có rất nhiều người yêu thích trẻ con, nhưng sự nhiệt tình thái quá, gặp trẻ là hỏi han đủ điều, điểm số ra sao, học hành như thế nào, sao thế này, sao thế kia… khiến trẻ quá căng thẳng, không biết làm thế nào để hòa đồng được.

Bạn bè thay đổi

Khi trẻ còn nhỏ, chúng mong có nhiều anh chị em bên cạnh vì điều này đồng nghĩa với việc chúng sẽ có nhiều bạn cùng chơi hơn.

Tại sao trẻ càng lớn càng không thích về nhà ông bà? Lý do đàng sau đáng suy ngẫm.

Vì vậy, lúc này bọn trẻ sẽ đặc biệt thích đến nhà ông bà, vì ở đây sẽ có rất nhiều bạn, anh chị em chơi cùng, thậm chí có thể đếm từng ngày để được về nhà ông bà chơi.

Nhưng khi lớn lên, mỗi người một mục tiêu, định hướng học hành nên thường không có nhiều thời gian để chơi đùa cùng nhau nữa, bạn bè cũng sẽ thay đổi, không còn chỉ giới hạn anh, chị em trong nhà.

Ngoài ra, việc lâu ngày không gặp cũng khiến tình cảm gắn bó giữa những đứa trẻ trở nên khá hờ hững, khiến những buổi gặp nhau ngày càng trở nên tẻ nhạt, không hứng thú.