- 5 dấu hiệu cho thấy bạn đã yêu sai người
- Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn đang yêu?
- Mối quan hệ độc hại là gì? 10 mối quan hệ độc hại bạn cần chấm dứt ngay lập tức
Thất tình và những tác động đáng sợ đến sức khỏe. Nhiều người xem tình yêu là mục đích sống. Một số người khác đánh đồng tình yêu với hạnh phúc. Song, đó là khi tình yêu có khả năng đáp ứng nhu cầu cảm xúc của một người. Ngược lại, khi họ cảm thấy chán chường, mệt mỏi hoặc thất tình thì sao?
Thất tình là gì?
Năm 1979, tiến sĩ, nhà tâm lý học Dorothy Tennow đã đặt ra thuật ngữ “Limerence” để mô tả sự suy nhược trong tình yêu hay còn gọi là thất tình.
Trong cuốn sách “Tình yêu và sự suy nhược” của mình, cô định nghĩa limerence là một trạng thái mãnh liệt, say đắm khi yêu nhưng đã bị người yêu từ chối hoặc rất sợ bị từ chối. Nó khiến con người bị ám ảnh và phụ thuộc vào cảm xúc của người mình yêu.
Theo tác giả, những dấu hiệu cho thấy một người đang bị thất tình bao gồm:
- Muốn kiểm soát mọi mặt trong sinh hoạt của người yêu.
- Mong muốn được đáp ứng nhu cầu cảm xúc một cách nhanh chóng.
- Tâm trạng phụ thuộc vào hành vi của người yêu. Nói cách khác, bạn vui hay buồn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng tình cảm của người bạn yêu.
- Nỗi sợ bị tự chối.
- Xem người yêu là “trung tâm” trong cuộc sống. Mọi mối quan hệ khác đều trở nên mờ nhạt so với mối quan hệ với người yêu.
Những biểu hiện này cho thấy trạng thái suy nhược trong tình yêu hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của người mắc bệnh. Thậm chí, nó còn mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác cho người “được yêu”.
Cũng theo Tennow, hội chứng thất tình có mối liên hệ với nhiều tình huống bi thảm. Chúng bao gồm những vụ tai nạn có chủ ý, tự tử và một loạt “tác dụng phụ” khác. Người bệnh gây ra những điều này để có được sự quan tâm, chú ý của người họ yêu.
Không những thế, những người đã từng thất tình còn cho rằng họ có cảm giác hận thù và có xu hướng tự sỉ vả bản thân. Họ cho rằng mình bất lực và không thể kiểm soát cảm xúc của chính mình.
Mối liên hệ giữa tình yêu và hormone căng thẳng
Medical News Today cho biết, những người đang yêu thường có xu hướng kích hoạt một số hormone hoạt động như chất dẫn truyền thần kinh có lợi cho não. Một trong số đó là “hormone tình yêu” oxytocin. Cơ thể của người đang yêu giải phóng hormone này khi quan hệ tình dục hoặc động chạm vào cơ thể của đối phương. Hormone này có tác dụng tiết giảm căng thẳng, củng cố và kéo dài mối quan hệ.
Tuy nhiên, mức độ oxytocin chỉ bắt đầu tăng lên đáng kể sau năm đầu tiên của tình yêu. Một cuộc nghiên cứu đã được tiến hành để so sánh về sức khỏe của những người mới yêu với những người đã yêu lâu dài và người độc thân.
Theo đó, khi đánh giá tiêu chuẩn của các loại hormone khác nhau, các nhà nghiên cứu thấy rằng những người đã yêu nhau trong 6 tháng trước đó có nồng độ hormone căng thẳng cortisol cao hơn nhóm yêu lâu và nhóm độc thân. Một năm sau, mức độ cortisol của họ đã trở lại bình thường.
Theo phân tích, mức độ cortisol sản sinh ra nhiều hơn trong khoảng thời gian mới yêu là kết quả của tình trạng căng thẳng và những vấn đề liên quan khi bắt đầu một mối quan hệ. Nồng độ cortisol cao có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến bạn có nhiều nguy cơ nhiễm trùng hơn. Nó cũng làm tăng khả năng phát triển bệnh cao huyết áp và tiểu đường loại 2. Không những thế, cortisol cao quá mức có thể làm suy giảm chức năng não, trí nhớ, thậm chí, nó còn có khả năng làm giảm thể tích não.
Nghiện yêu cũng là một dạng thất tình
Trên thực tế, tình yêu cũng có khả năng kích thích cơ thể giải phóng dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh có đặc tính như các chất gây nghiện. Cơ thể bạn có xu hướng giải phóng chất này khi tham gia vào các gây hưng phấn.
Nhìn chung, theo quan điểm thần kinh học, tình yêu có đầy đủ các yếu tố gây nghiện. Tiến sĩ Helen Fisher – một nhà nhân chủng học đang làm việc tại Đại học Indian đã cùng cộng sự tiến hành một cuộc nghiên cứu để minh chứng cho điều này.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu quét MRI não của 15 người đang cảm thấy mình yêu mãnh liệt nhưng bị người yêu từ chối. Những vùng não được quét bao gồm vùng não thất, vỏ não giữa và vỏ não trước.
Khi đó, hoạt động não bộ của những người này có liên quan đến một số hành vi như thay đổi tâm trạng, thèm muốn, ám ảnh, lệ thuộc cảm xúc, thay đổi tính cách, chấp nhận rủi ro và mất tự chủ. Các nhà nghiên cứu xem đó là biểu hiện của chứng nghiện yêu. Nó cũng tương tự với các chứng nghiện hành vi khác như nghiện tình dục, cờ bạc, công nghệ hoặc nghiện làm việc.
Như vậy, thất tình không chỉ là trạng thái cảm xúc xảy ra khi bạn kết thúc một tình yêu. Khi bạn nghiện yêu hoặc không làm chủ cảm xúc trong tình yêu, bạn cũng đang rơi vào trạng thái thất tình. Dùng ở hình thức nào, điều này cũng gây không ít ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh về cả tinh thần lẫn thể chất.
Các cách giúp bạn vượt qua nỗi buồn thất tình
Thất tình là một trải nghiệm không mấy thích thú mà ai cũng phải trải qua một lần trong đời. Làm sao để vượt qua được giai đoạn đó
Dù mối tình đã mất ấy có sâu đậm thế nào, dù bạn có đau khổ đến đâu, đừng bao giờ hủy hoại bản thân hay đánh mất niềm tin. Cùng tham khảo 5 “liều thuốc giảm đau” sau đây cho trái tim bị tổn thương.
Khám phá một lĩnh vực mới mẻ
Hãy cố gắng làm cho cuộc sống của mình ngập tràn những bất ngờ và thú vị. Thử đăng ký theo học một bộ môn nghệ thuật hay rèn luyện một môn thể thao. Cảm hứng mới sẽ giữ cho tâm trí bạn bận rộn, quên đi nỗi buồn. Đăng ký một lớp học bóng bàn, lớp học đàn violin hay học may vá, làm bánh… bạn sẽ nhận ra thế giới này có nhiều niềm vui chờ bạn khám phá thay vì ngồi một chỗ ủ rũ.
Hết mình với công việc
Nếu bạn từng đau đầu trong việc sắp xếp thời gian để cân bằng giữa công việc và chuyện hẹn hò, tại sao bạn không tranh thủ khoảng thời gian tự do này để gặt hái nhiều thành tựu hơn. Đừng để người cũ hay những người khác nhìn bạn như một kẻ thất bại, mất tình yêu là mất đi tất cả. Hãy cho thế giới thấy bạn kiên cường, mạnh mẽ và đáng được ngưỡng mộ thế nào. Mặc khác, một khi đã đạt được sự thành công, thăng tiến nhất định, niềm tin về bản thân mình nơi bạn sẽ được gia tăng nhiều hơn. Tự tin và yêu bản thân mình là bí quyết để sống hạnh phúc.
Sẻ chia với người thân, bạn bè
Gia đình và những người bạn thật sự sẽ không bỏ bạn mà đi, việc chia sẻ nỗi lòng với những người quan tâm mình sẽ khiến bạn được an ủi hơn nhiều. Nếu không phải là người thích trải lòng, bạn có thể lên lịch cùng họ tham gia những hoạt động như cùng đi mua sắm, cùng chơi thể thao, đi du lịch… Khi được sưởi ấm bởi yêu thương chân thành, bạn sẽ nhận ra một mối tình dang dở cũng chỉ là một kỷ niệm để nhớ trong đời.
Nghĩ về những ưu điểm, thành tựu của bản thân
Đừng phí thời gian tự dằn vặt bản thân rằng do mình kém cỏi, xấu tính nên người ấy mới ra đi. Ai cũng có những vẻ đẹp riêng, tính cách tốt, ai cũng xứng đáng được yêu thương và hạnh phúc. Muốn người khác yêu thương mình, bạn hãy biết trân trọng bản thân mình trước. Thử lấy một tờ giấy liệt kê những ưu điểm của bản thân hoặc danh sách những điều giản đơn làm bạn hạnh phúc (ví dụ như bạn thích nằm trên võng đọc sách, bạn thích nhìn mặt trời lên…). Nhìn ngắm lại danh sách đó, bạn sẽ thấy bản thân mình không tệ chút nào và còn nhiều cách để làm mình vui vẻ hơn đấy. Hãy kiên nhẫn, rồi hạnh phúc sẽ đến với bạn bởi "Nếu chưa phải là kết thúc có hậu thì chưa phải là kết thúc”.
Bồi bổ cho tâm hồn
Bạn đã có một khoảng thời gian dài sống vì mối quan hệ của hai người, bận tâm người đó nghĩ gì, gia đình người ấy có thích mình không. Giờ thì hãy thả lỏng và sống cho bản thân mình. Ăn những món bạn thích, đến những nơi bạn yêu, nghe những giai điệu đầy hứng khởi và cổ vũ tinh thần, bạn sẽ thấy tâm hồn mình được bồi bổ và dần hình thành những suy nghĩ tích cực hơn. Thử dùng một phong kẹo cay Fisherman’s Friend hay ngân nga bài hát Never give up đầy mạnh mẽ và yêu đời của Đinh Tiến Đạt, bạn sẽ tìm thấy chất xúc tác cho tinh thần mình.
Để lại bình luận
5