- Những điều "cấm kỵ" khi ăn dưa hấu mà không phải ai cũng biết
- Quần chíp xuất hiện 2 màu này nên đề phòng bệnh ung thư cổ tử cung
- 5 thực phẩm giúp thúc đẩy máu lên não, tăng cường cả trí nhớ lẫn trí tuệ
- Béo phì là gì? Tại sao ngày càng nhiều người béo phì?
Thiếu máu thiếu sắt là gì?
Chất sắt là một trong những chất cơ bản trong việc sản sinh hồng cầu cho máu. Nếu cơ thể không cung cấp đủ chất sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu cũng như lượng dự trữ sắt không đủ để vận hành các hoạt động của cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thiếu sắt
Bệnh thiếu máu là do lượng hồng cầu trong máu giảm. Yếu tố chính gây nên tình trạng này là vì cơ thể thiếu sắt, không thể sản sinh hemoglobin tạo ra hồng cầu. Cơ chế của thiếu sắt gây thiếu máu:
Máu trong cơ thể chứa rất nhiều tế bào hồng cầu, có chức năng chính là hô hấp, chuyên chở oxy đến các mô trong cơ thể để đảm bảo sự hoạt động của các cơ quan.
Cấu tạo của hồng cầu bao gồm rất nhiều hemoglobin (do tủy xương tạo ra), việc cơ thể có đủ hồng cầu hay không là tùy thuộc vào lượng chất này có nhiều hay ít.
Chất sắt đóng vai trò lớn trong việc sản sinh hemoglobin. Khi cơ thể thiếu sắt, các tủy xương không thể sản xuất được hemoglobin, đồng nghĩa với việc lượng hồng cầu trong máu giảm sút, mặt khác, lượng sắt dự trữ trong cơ thể cũng bị tiêu hao do quá trình vận động, khiến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt xảy ra.
Dấu hiệu nhận biết thiếu sắt
Da nhợt nhạt
Da nhợt nhạt là một trong các dấu hiệu thường gặp nhất của tình trạng thiếu sắt. Màu đỏ của máu có bản chất là phân tử hemoglobin trong các tế bào hồng cầu. Khi cơ thể thiếu sắt, lượng hemoglobin được tạo ra không đủ sẽ làm da nhạt màu, thậm chí xanh xao thấy rõ.
Tình trạng da nhợt nhạt xanh xao do thiếu máu có thể xuất hiện trên khắp cơ thể hoặc chỉ khu trú ở một vài vị trí nhất định như da mặt, chân răng và nướu, mặt trong của môi và mi mắt, hoặc móng tay.
Mệt mỏi bất thường
Mệt mỏi bất thường là triệu chứng dễ thấy ở người bị thiếu sắt. Khi thiếu sắt, cơ thể không tạo ra đủ lượng hemoglobin cho tế bào hồng cầu – loại tế bào có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đi đến khắp các cơ quan và bộ phận của cơ thể. Sự thiếu oxy này khiến tim phải hoạt động mạnh hơn để bù đắp lại, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và mất sức nhanh hơn bình thường.
Tuy nhiên, mệt mỏi là một triệu chứng thường gặp trong cuộc sống do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nên không thể khẳng định mệt mỏi nhất định là do thiếu sắt. Nhưng nếu bạn thường xuyên cảm thấy các cơ yếu ớt, không có năng lượng, không thể tập trung làm việc thì hãy lưu ý nguyên nhân này nhé.
Đau ngực, khó thở
Hemoglobin giúp các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Thiếu hụt sắt sẽ khiến huyết sắc tố thấp hơn và nồng độ oxy giảm xuống, phổi sẽ phải vận động nhiều hơn để cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể. Nhịp thở tăng lên nhiều hơn có thể khiến bạn cảm thấy khó thở và tức ngực.
Chóng mặt, đau đầu
Thiếu sắt có thể gây chóng mặt và đau đầu. Nguyên nhân là do nồng độ hemoglobin thấp khiến các tế bào hồng cầu không thể mang đủ oxy đến não, kích thích các mạch máu giãn rộng ra, từ đó gây cảm giác chóng mặt và đau đầu.
Dấu hiệu đau ruột thừa là cảnh báo cho một bệnh lý cấp tính và cần được xử lý ngay lập tức. Khi phát hiện sớm, được phẫu thuật cắt bỏ, cơ thể hầu như không bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nếu để lâu, ruột thừa sẽ vỡ dẫn tới nguy cơ tử vong.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây đau đầu, nhưng tình trạng đau đầu tái phát thường xuyên và chóng mặt có thể là dấu hiệu thiếu sắt.
Tim đập nhanh
Tim đập nhanh (đánh trống ngực) cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt, dù ít phổ biến. Thiếu sắt khiến nồng độ hemoglobin thấp, các tế bào hồng cầu không thể mang đủ oxy đi khắp cơ thể và tim phải làm việc mạnh hơn để khắc phục tình trạng này, và ta thấy tim đập nhanh hơn bình thường. Về lâu dài điều này có thể dẫn đến suy tim.
Khô da và tóc
Thiếu sắt có thể khiến da và tóc trở nên khô hơn bình thường. Nếu thấy da khô và tóc gãy rụng nhiều bất thường thì rất có khả năng bạn đã bị thiếu sắt.
Móng tay dễ gãy
Đây là triệu chứng ít gặp nhưng rất quan trọng khi cơ thể thiếu sắt. Ngoài hiện tượng dễ gãy, móng tay bạn cũng có thể trở nên khô và cong như hình chiếc thìa được gọi là tình trạng koilonychia.
Lưỡi và miệng nhợt nhạt, sưng, đau, nhức
Nồng độ huyết sắc tố thấp khiến miệng và lưỡi có màu nhợt nhạt hơn bình thường. Ngoài ra, tình trạng cơ thể thiếu oxy (do các tế bào hồng cầu không mang đủ oxy đến khắp cơ thể) sẽ làm cho myoglobin – một loại protein trong mô cơ của lưỡi gắn kết với oxy – bị suy giảm gây sưng và đau lưỡi.
Để lại bình luận
5