- Thanh lọc cơ thể bằng cách thải độc cho ngũ tạng
- 10 Lý do khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị phá hủy trong chớp mắt
- Phương pháp dưỡng sinh theo 12 canh giờ trong đông y, ai cũng làm được
Y học cổ truyền nhận định, thất tình bao gồm bảy tâm tình: Hỷ, Nộ, Ưu, Tư, Bi, Khùng, Kinh. “Hỷ” là vui vẻ, sung sướng; “nộ” là tức giận; “ưu” là u sầu, buồn bã; “tư” là tư lự, lo nghĩ, “bi” là đau buồn, đau thương; “khủng” là sợ hãi; “kinh” là kinh hãi, sửng sốt quá mức. Trong Đông y, “thất tình” được sử dụng để chỉ 7 loại “tình chí” (tình cảm, tinh thần) – có liên quan mật thiết đến sức khỏe và bệnh tật.
7 Loại tình cảm này có thể gây bệnh nhưng cũng có thể trị bệnh. Đông y quan niệm, tình chí ứng ngũ tạng, ngũ tạng thông ngũ hành cho nên chúng là quan hệ tương sinh, tương khắc.
Cụ thể: Gan khắc lá lách nên tức giận khắc lo nghĩ, suy tư; lá lách khắc thận nên lo nghĩ, suy tư có thể khắc sợ hãi; Thận khắc tâm nên sợ hãi khắc vui vẻ; Tâm khắc phổi nên vui vẻ khắc bi thương; Phổi khắc gan nên bi thương khắc tức giận.
Giữa các loại tình có mối quan hệ tương khắc theo ngũ hành nên một loại tình quá khích thì sẽ gây tổn hại đến một tạng nào đó, do vậy có thể dùng một loại tình khác để không chế. “Bi thắng nộ, hỷ thắng ưu, khủng thắng hỷ; nộ thắng ưu, tư thắng khủng”. Nghĩa là “bi” – đau thương có thể lấn át, tiết chế “nộ” – sự tức giận. Tương tự: “hỷ” tiết chế được “khủng”. Người xưa gọi phương pháp sử dụng tình chí để chữa bệnh như vậy là “Tình chí tương thắng”; còn gọi là “Dĩ tình thắng tình”. Đó là một phương pháp trị liệu tâm lý hữu hiệu, rất độc đáo của Đông y. Những hỷ, nộ, ai, lạc chính là một phương thuốc trị liệu hữu hiệu. Vậy cụ thể như thế nào, hãy tìm hiểu điều đó qua một vài câu chuyện sau:
Trị bệnh bằng phương pháp chọc cười
Sách cổ kim y án có ghi lại một câu chuyện trị bệnh như sau: Một chàng trai vừa đỗ tú tài nhưng vợ lại không may qua đời, anh này ưu tư u sầu cả ngày, lâu dần sinh bệnh. Tìm đủ danh y chữa trị nhưng không có chuyển biến, sau gặp được danh y Chu Đan Khê xem mạch bảo: Mạch của anh là mạch hỷ (phụ nữ mang thai), xem chừng được vài ba tháng. Chàng trai nghe xong ôm bụng cười nói: Ông là danh y mà không hiểu nam nữ khác biệt sai, thật chẳng khác gì bọn lang y tầm thường. Sau này mỗi lần nghĩ lại chuyện nực cười này, chàng trai lại khoái chí cười to, thường mang ra kể chuyện cười cùng bạn hữu. Ngày tháng trôi qua như vậy mà bệnh khỏi lúc nào không hay.
Khi ấy Chu Đan Khê giảng giải cho tú tài rằng “dĩ hỷ thắng ưu” lấy vui thắng buồn, hành Hỏa khắc hành Kim, tức lấy chọc cười để trị bệnh.
Những phụ nữ hay u sầu, thường dễ mắc chứng kinh nguyệt không điều hòa, hành kinh đau bụng và nhiều loại bệnh phụ khoa khác. Để chữa trị những chứng bệnh nói trên, sử dụng “hỷ lạc liệu pháp”, theo nguyên tắc “dĩ hỷ thắng ưu”, trong nhiều trường hợp, còn có tác dụng mạnh hơn là dùng thuốc đơn thuần.
Trị bệnh bằng liệu pháp làm cho đau khổ
Một thư sinh nghèo, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đỗ trạng nguyên. Do cao hứng nên sinh ra mất ăn mất ngủ, tưởng tượng cảnh áo gấm vinh quy sung sướng quá, đột nhiên phát bệnh: Thần chí thất thường, hay lẩm bẩm một mình, đá chân múa tay, khóc cười vô cớ…
Tùy tùng liền chạy đi mời đại phu, sau khi chuẩn đoán danh y thất sắc, giọng đau buồn nói: Bệnh không chữa nổi, e không qua được 7 ngày. Ngài nên cố đi thật nhanh về nhà để gặp người thân lần cưới. Nghe xong trạng nguyên toát mồ hôi, ngã lăn xuống đất.
Hôm sau tỉnh dậy, trạng nguyên cảm thấy niềm vui bấy lâu nay đã tan biến, suốt ngày chỉ lo sợ không về kịp gặp mặt người thân lần cuối.
Thế nhưng, 7 ngày sau về đến nhà, không những không chết, mà bệnh khỏi, cử chỉ và hành vi hoàn toàn bình thường. Chính lúc vị tân khoa đang hoài nghi, nghĩ rằng thầy thuốc chẩn đoán sai, thì tùy tùng mang đến một bức thư. Mở ra xem thấy viết: “Đại nhân trúng trạng nguyên, được phong chức cao, quá cao hứng, không thể tự khống chế, tâm thần thác loạn. Loại bệnh này sử dụng thuốc không thể chữa được. Cho nên tôi đã cả gan lấy cái chết ra để đe dọa, làm khiếp sợ. Đây là một liệu pháp trị bệnh, mong được lượng thứ. Nay bệnh đã khỏi, không còn gì phải lo ngại nữa”.
Trong “thất tình”, hỷ (vui) là một kích thích có lợi. Thông thường, tinh thần vui vẻ lạc quan rất có ích đối với sức khỏe. Vui vẻ, rất ít khi làm cho con người sinh bệnh. Tuy nhiên, vui đột ngột, vui quá mức, như điên như dại, thì “lạc cực sinh bi”, có thể làm cho tạng Tâm bị tổn thương, thần chí mất cân bằng, khí huyết bị rối loạn, thậm chí có thể làm chết người.
Ngày nay người hiện đại cũng có nhiều bệnh tương tự như vậy, người nào thường chán ăn, mặt buồn thiu, suy nghĩ tiêu cực ấy là có tâm bệnh cần phải trị. Lúc này nên thay đổi cách nhìn, kết thêm bạn đặc biệt là những người hài hước để họ chọc cười bạn khiến tinh thần thư giãn sảng khoái. Thời gian rảnh nên gần gũi với thiên nhiên, trồng hoa nuôi cá, ca hát. Mọi chuyện không nên suy nghĩ quá nhiều, cố gắng hết sức mình là được rồi, không truy cầu vào kết quả, có đôi khi người tính chẳng bằng Trời tính nên cứ vui vẻ, tích cực rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
Những người cười quá lớn, vui đùa quá trớn khéo lại vui quá hóa buồn, lúc này cần bình tâm, khắc chế bản thân, tránh kích động nên nghe những bản nhạc có giai điệu êm dịu, da diết, để nội tâm bình ổn cân bằng trở lại, thời gian rảnh nên đọc nhiều sách, đặc biệt những cuốn sách nhà Phật.
(Reviews365 tổng hợp)
Để lại bình luận
5