- Những thực phẩm phải tránh xa tuyệt đối trong 'ngày đèn đỏ'
- Nước ép cần tây có tốt không: Uống nước ép cần tây có thực sự giúp bạn giảm cân?
- Estrogen là gì? Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ sau 30 tuổi
Sữa đậu nành là gì?
Đậu nành hay còn gọi là đậu tương, đậu hoàng miêu, tên khoa học là Glycine Soya, thuộc họ cánh bướm. Được trồng ở thế kỷ XI trước Công nguyên ở Trung Quốc, sau di thực sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam á.
Sữa đậu nành (soy milk) là thức uống vô cùng quen thuộc đối với chúng ta. Loại sữa này có nguồn gốc từ thực vật, thường được dùng để thay thế cho sữa bò. Bên cạnh vị thơm béo, sữa đậu nành còn mang đến những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Một số thương hiệu thêm vào thành phần sữa này các vitamin và khoáng chất như vitamin D hay canxi.
Ngoài ra, thức uống này còn giúp bạn bổ sung omega-3 và flavonoid. Hai chất này có tác dụng chống ôxy hóa, chống viêm và bảo vệ tim mạch. Nếu bạn là người dị ứng với thành phần lactose chứa trong sữa bò, sữa đậu nành chính là sự thay thế tuyệt vời dành cho bạn.
Gía trị dinh dưỡng của sữa đậu nành
Các thực phẩm nguyên chất từ đậu nành, bao gồm sữa đậu nành, đều chứa phytochemical và chất chống ôxy hóa. Những chất này có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư và tiểu đường loại 2. Nhiều nghiên cứu uy tín cho thấy đậu nành có khả năng giảm thiểu lượng cholesterol LDL có hại trong cơ thể. Yếu tố này giúp bảo vệ tốt sức khỏe tim mạch của bạn. Ngoài ra, nguyên liệu này cũng rất giàu protein, chất xơ, chất béo tốt và ít calo. Dưới đây là các thành phần dinh dưỡng chứa trong một cốc sữa đậu nành nguyên chất và không đường:
- Calories: 80.
- Chất béo: 4gr
- Chất béo bão hòa: 0.5gr.
- Carbohydrate: 3gr.
- Chất xơ: 2gr.
- Đường tự nhiên: 1gr.
- Protein: 7gr.
Uống sữa đậu nành như thế nào là tốt?
Khẩu phần
Theo bác sĩ Hồ Thu Mai (Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec): “Lượng sữa đậu nành nên uống hàng ngày là bao nhiêu còn tùy thuộc vào thể trạng, nhu cầu của mỗi người cũng như độ đậm đặc của sữa. Thường cứ 200g đậu nành sẽ làm được 1.5 lít sữa và mỗi người chỉ nên uống 2 lần/ngày, mỗi lần 250ml.”
Thời gian uống
Theo nhà dinh dưỡng học Kanzaki Tomoko của Nhật Bản đã chỉ ra rằng người dùng có thể uống sữa đậu nành bất kì lúc nào trong ngày. Nhưng uống tốt nhất là vào 2 thời điểm:
- Uống sau buổi sáng thức dậy, bạn nên dùng cùng lúc với bữa sáng. Vì lúc này cơ thể còn người càng dễ dàng hấp thu các dưỡng chất trong sữa, còn giúp thuận lợi hơn cho việc tiểu tiện, đại tiện vào sáng sớm.
- Buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng, vào thời điểm này cơ thể dễ hấp thu Isoflavones trong sữa đậu nành, ngoài ra nó còn kiểm soát tốt sự tái tạo mỡ vào ban đêm, hỗ trợ cho người muốn giảm cân.
Những trường hợp không nên uống sữa đậu nành
Theo Thạc sỹ - Bác sỹ Nguyễn Thị Tâm Thuận khi dùng sữa đậu nành cần lưu ý những điều sau:
- Sữa đậu nành nhất định phải đựơc đun sôi kỹ trước khi uống. Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài,…thậm chí ngộ độc.
- Không nên đánh trứng cùng với sữa đậu nành vì lòng trắng trứng bị kết hợp với men tiêu hóa trong sữa đậu nành tạo thành một hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu và còn làm mất đi những chất dinh dưỡng.
- Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành vì trong đường đỏ có chứa nhiều các a xit hữu cơ sẽ kết hợp các chất protit, canxi làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành.
- Khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút thức ăn như: bánh ngọt, bánh mì, bánh bao,… hay các chế phẩm của tinh bột để các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được hấp thu hoàn toàn.
- Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lúc. Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết.
- Không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành.
- Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt. Vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.
- Theo y học cổ truyền đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tỳ vị hư hàn, người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều,…đều không nên dùng.
- Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú. Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng không vẫn đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.
Trong trường hợp không thể uống sữa đậu nành, bạn có thể tìm đến những loại sữa khác để thay thế. Dưới đây là một số lựa chọn tiêu biểu dành cho bạn:
- Almond milk (sữa hạnh nhân): Ít calo, cung cấp nguồn canxi, vitamin A và vitamin D dồi dào. Sữa hạnh nhân chính là một trong những cái tên thường “góp mặt” trong những thực đơn giảm cân.
- Rice milk (sữa gạo): Ít gây ra hiện tượng dị ứng nhất so với những loại sữa khác. Thức uống này giàu canxi, vitamin A và vitamin D. Sữa gạo có vị ngọt tự nhiên, đây chính là loại sữa khá phổ biến ở Châu Á.
- Coconut milk (sữa dừa): Đây là sự lựa chọn an toàn dành cho những người bị dị ứng hạt. Tương tự hai loại sữa kể trên, sữa dừa cũng chứa nhiều canxi, vitamin A và vitamin D.
Đậu nành có tăng khả năng gây ung thư không?
Một số lời đồn cho rằng uống nhiều sữa đậu nành sẽ tăng nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Giả thiết này được đặt ra từ các nghiên cứu trên động vật gặm nhấm. Thành phần của sữa đậu nành chứa một lượng isoflavones dồi dào. Một số nghiên cứu cho thấy các loài gặm nhấm có khả năng mắc ung thư vú khi tiêu thụ lượng lớn isoflavones. Tuy nhiên, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng động vật và con người tiêu thụ đậu nành theo hai cách khác nhau. Hiện tượng ung thư xảy ra ở động vật chưa từng xảy ra với cơ thể người.
Trên thực tế, thực phẩm từ đậu nành đã được chứng minh có khả năng ngăn ngừa ung thư tái phát. Nghiên cứu về sức khỏe của phụ nữ Thượng Hải cho thấy phụ nữ tiêu thụ nhiều đậu nành có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn. Theo khuyến nghị của Viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ (AICR), bạn nên tiêu thụ 1-2 phần thực phẩm đậu nành mỗi ngày. Trong đó bao gồm cả sữa đậu nành. Đây là lượng tiêu thụ tiêu chuẩn giúp bạn nhận được trọn vẹn những lợi ích của đậu nành.
Nam giới uống nhiều sữa đậu nành có tốt không?
Nhiều người nghĩa răng, việc uống sữa đậu nành ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới như làm giảm sản xuất tinh trùng hay dễ gây rối loạn cương dương.
Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các nghiên cứu đã khẳng định, sữa làm từ đậu nành không hề tác động tiêu cực đến việc sản xuất testosterone ở nam giới khi dùng trong chừng mực mà trái lại, còn có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt ở họ.
Sữa đậu nành chỉ có nguy cơ tác động đến chất lượng tinh trùng hay tình trạng cương dương ở phái mạnh khi bạn dùng nó ở liều cao, vượt quá 3-4 ly mỗi ngày hoặc sử dụng dưới dạng tinh chất cô đặc.
Dù vậy, những ảnh hưởng này chỉ mới phát hiện ở chuột và khỉ chứ chưa có một bằng chứng cụ thể nào trên con người nên bạn không cần quá lo lắng.
Trên đây là bài viết giới thiệu những công dụng của sữa đậu nành và cách dùng loại sữa này đúng cách. Mong rằng bài viết đem đến những thông tin hữu ích để bạn chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn với sữa đậu nành.
Để lại bình luận
5