1. Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là một loại rối loạn cảm xúc xảy ra sau khi sinh con. Mẹ sau sinh bị trầm cảm sẽ rơi vào trạng thái lo âu, mất ngủ, khí sắc và sức khỏe suy giảm. Tỷ lệ mẹ bầu bị trầm cảm trong ba tháng sau sinh là 15%, và trong năm đầu tiên sau sinh là 15 - 25%. Trầm cảm sau sinh không chỉ xuất hiện ở phụ nữ, mà cả nam giới cũng có thể gặp phải vấn đề này.

Chứng rối loạn cảm xúc sau sinh có thể xảy ra với 60-70% các thai phụ mới, và khoảng 50% trong số đó có thể tiến triển thành bệnh trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn không gây nguy hiểm, nếu như các mẹ phát hiện và điều trị kịp thời.

Không chỉ riêng mẹ bầu mà trầm cảm sau sinh là gì đã trở thành quan tâm hàng đầu của rất nhiều người. Việc hiểu rõ trầm cảm sau sinh là gì sẽ giúp mẹ bầu chủ động phòng bệnh và tránh để ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

Trầm cảm sau sinh là gì? Những biểu hiện và dinh dưỡng trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là gì? Những biểu hiện của trầm cảm sau sinh

Xem thêm: Bệnh trầm cảm trẻ em: Đâu là dấu hiệu nhận biết sớm căn bệnh của xã hội hiện đại

1.1 Những biểu hiện của trầm cảm sau sinh

Biểu hiện ban đầu của trầm cảm sau sinh là chứng buồn chán, mệt mỏi kéo dài, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, lo lắng thái quá. Biểu hiện nặng hơn là người mẹ sau sinh có thể không muốn nói chuyện, khóc lóc, suy giảm nhận thức, hoặc ám ảnh về một vấn đề nào đó.

Mọi người cần phân biệt trầm cảm sau sinh với cảm giác buồn chán. Chứng bệnh này ảnh hưởng đến bản thân mẹ bầu, em bé, gia đình và những mối quan hệ xung quanh. Trầm cảm sau sinh có nguy cơ cao dẫn đến các hành vi nguy hiểm như tự sát hay gây nguy hấn cho những người xung quanh.

Trầm cảm sau sinh rất khó phát hiện vì biểu hiện bệnh không rõ ràng và thường bị nhầm lẫn với những rối loạn trong thời kỳ hậu sản. Hầu hết mọi người đều cho rằng những triệu chứng này là bình thường và chúng sẽ sớm biến mất, thậm chí có những người còn e ngại khi nói ra tình trạng hiện tại của mình.

Trầm cảm sau sinh có thể chữa khỏi và không để lại di chứng nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời. Vậy nên, nếu phát hiện những biểu hiện bất thường của cơ thể các mẹ hãy chia sẻ với người thân và đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Tác hại của trầm cảm sau sinh

Tác hại của trầm cảm sau sinh nghiêm trọng hơn nhiều người tưởng tượng. Nếu nhẹ, bệnh trầm cảm sau sinh có thể nhanh chóng chữa khỏi, tuy nhiên nếu nặng bệnh có thể để lại di chứng tâm lý cả đời đối với người mẹ sau sinh. Không kể những tác hại trực tiếp gây ra trong thời gian trầm cảm đối với mẹ và bé là khó có thể đo lường hết.

Hiện nay vẫn có nhiều người xem nhẹ chứng trầm cảm sau sinh con, chỉ đến khi bản thân thật sự trải qua thì mới hiểu căn bệnh này có sức ảnh hưởng ghê gớm đến sức khỏe và cuộc sống như thế nào.

Đối với bản thân người mẹ, trầm cảm sau sinh con có thể khiến mẹ bị suy dinh dưỡng, sụt cân, suy nhược thần kinh, có những suy nghĩ hoang tưởng và dễ dẫn đến hành vi nguy hiểm, tự gây hại cho bản thân.

Khi đã bị trầm cảm sau sinh con thì người mẹ sẽ không có đủ tâm trí để chăm sóc cho gia đình và đứa con sơ sinh được tốt, gia đình vì thế sẽ không được vui vẻ. Đặc biệt, khi trầm cảm nặng thì người mẹ thường hay có suy nghĩ tự tử, một số người bị rối loạn tâm thần và luôn có cảm giác bị hại nên luôn tìm cách để trả thù hay đối phó với mọi người muốn đến gần mình. Thậm chí, có những bà mẹ còn nghĩ con mình bị ma quỷ nhập nên tìm cách trừ tà, hại đến tính mạng của bé. Thực tế đã chứng minh, có rất nhiều vụ việc đau lòng xảy ra khi phụ nữ bị trầm cảm sau sinh con.

3. Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh

Một số nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ chính là:

  • Do những thay đổi về nội tiết: Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ sẽ có sự giảm đột ngột estrogen và progestrogen, ngoài ra, hormones tuyến giáp cũng giảm nhanh chóng nên gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm;
  • Do có sự thay đổi về thể tích máu, hệ miễn dịch, huyết áp và sự chuyển hóa trong cơ thể;
  • Do mâu thuẫn gia đình, các vấn đề tài chính hoặc không có sự giúp đỡ của người thân;
  • Do gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc em bé, từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và không kiểm soát được cuộc sống bản thân;
  • Do di truyền.

4. Dấu hiệu của trầm cảm sau sinh

Dấu hiệu của trầm cảm sau sinh nhìn qua rất dễ nhầm lẫn với rối loạn cảm xúc sau sinh. Do đó, các mẹ và gia đình cần chú ý kỹ, để sản phụ sau sinh không rơi vào các trạng thái này. Sau đây là các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh:

  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ triền miên
  • Suy nhược cơ thể, buồn chán không muốn ăn uống
  • Khó tập trung, lơ đãng
  • Bị hội chứng ám ảnh về một vấn đề nào đó
  • Rối loạn cảm xúc ở mức độ nặng như nổi giận, khóc lóc

Chi tiết về các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh, các mẹ hãy tham khảo dưới đây:

Trầm cảm sau sinh là gì? Những biểu hiện và dinh dưỡng trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là gì? Những biểu hiện của trầm cảm sau sinh

4.1 Suy nhược cơ thể là dấu hiệu trầm cảm sau sinh điển hình

Rất nhiều những sản phụ sau sinh cảm thấy đau khổ và tuyệt vọng. Thậm chí có nhiều người khóc cả ngày mà không tìm được lý do là gì.

Một số người thì cảm thấy gia đình hay chồng bỏ rơi, không quan tâm nhưng lại không có căn cứ rõ ràng. Tình trạng này kéo dài khiến người mẹ cảm thấy suy sụp và stress nặng hơn.Theo bác sĩ Xuyến, tình trạng  người mẹ thường sẽ bị suy nhược, mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà, không buồn tắm rửa, chải chuốt.

Nhiều sản phụ luôn cảm thấy căng thẳng và thiếu tự tin khi ra khỏi nhà. Họ thậm chí khó gặp gỡ người bạn thân, từ chối trả lời điện thoại hay tin nhắn, thư từ. Bệnh nhân thường không muốn đến gặp bác sĩ, do đó gia đình nên mời bác sĩ tới nhà.

4.2. Rối loạn giấc ngủ

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường rất khó ngủ. Có người thường trằn trọc đến sáng, có người thì hoàn toàn không ngủ được. Một vài sản phụ cho biết rằng, họ bị thức giấc liên tục và khó ngủ lại, đôi khi cò bị thức giấc liên tục.

Nhiều phụ nữ sau sinh cảm thấy bị stress do mất ngủ kéo dài liên tục. Hơn nữa lại thêm việc chăm sóc trẻ mới sinh nên càng thấy áp lực hơn.

4.3. Bị hội chứng ám ảnh

Nhiều sản phụ mắc bệnh trầm cảm thường bị ám ảnh về một tình huống, một người hoặc một hoạt động cụ thể nào đó. Đôi khi họ cho rằng mình là mối nguy hiểm cho gia đình và trở nên sợ hãi. Nặng hơn nữa là hoang tưởng về các tình huống không có thật.

Trầm cảm sau sinh là gì? Những biểu hiện và dinh dưỡng trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là gì? Những biểu hiện và dinh dưỡng trầm cảm sau sinh

4.4. Khó tập trung, suy nghĩ hoặc quyết định một điều gì đó

Mồ vài sản phụ bị trầm cảm thường cảm thấy khó khăn với việc đưa ra các quyết định. Các bà mẹ bị trầm cảm thường cảm thấy rất khó khăn để đưa ra quyết định. Họ thường phải mất rất nhiều thời gian để cân nhắc những vấn đề thông thường. Biểu hiện thông thường là việc họ không thể đọc hết một bài bào, xem hết một bộ phim ngắn,...

4.5 Tình dục

Những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh thường sẽ bị mất hứng thú tình dục trong thời gian dài và thường sẽ khỏi nếu mẹ bị hết trầm cảm.

Ngoài ra, một vài dấu hiệu tâm lý thường gặp ở những người bị trầm cảm sau sinh con dễ nhận thấy như:

  • Thay đổi khẩu vị và tăng hoặc giảm cân
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Tâm trạng buồn bã
  • Cảm thấy vô dụng hay tội lỗi
  • Khó tập trung hoặc không quyết đoán
  • Giảm hứng thú hoạt động
  • Suy nghĩ, hành động, phản ứng chậm
  • Mệt mỏi, thiếu sinh lực
  • Thường nghĩ đến cái chết và tự tử.

5 Chế độ dinh dưỡng cho người bị trầm cảm sau sinh

Trước hết sản phụ sau sinh cần ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều protein, canxi, sắt như: thịt bò, trứng, sữa, gan và thận động vật. Các sản phẩm từ đậu có thể là những thức ăn có hàm lượng canxi rất cao... Bên cạnh đó, cần ăn uống đa dạng, không thể ăn theo ý thích của mình, cũng không phải ăn nhiều quá một loại thực phẩm. Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau sinh nên bổ sung:

Trầm cảm sau sinh là gì? Những biểu hiện và dinh dưỡng trầm cảm sau sinh
Dinh dưỡng dành cho người bị trầm cảm sau sinh

Xem thêm: Trầm cảm- Điểm danh những thực phẩm chống trầm cảm nên bổ sung trong bữa ăn

5.1. Protein

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày của người bị bệnh trầm cảm vì protein kích thích sản xuất nội tiết tố cho bà mẹ mang thai hoặc mới sinh. Các thực phẩm như : thịt nạc, thịt gia cầm, chân giò, hải sâm cá, đậu Hà Lan, các loại hạt khác,...

Một số nguồn cung cấp protein khác như thịt gà, cá ngừ, có chứa một lượng axit amin được gọi là tyrosine, có thể tăng hoạt chất giảm căng thẳng trong não bộ. Phụ nữ mang thai hoặc mới sinh cần ăn 2 - 3 khẩu phần protein mỗi ngày.

Đặc biệt, Cá hồi là món cung cấp chất dinh dưỡng rất thích hợp cho những bà mẹ mới sinh. Giống như các loại cá giàu chất béo khác, cá hồi có nhiều DHA rất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của bé.

5.2. Sản phẩm từ sữa ít béo

Các sản phẩm từ sữa như sữa chua hay phô mai rất quan trọng khi bạn vừa sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa cung cấp một lượng vitamin D giúp xương của cả mẹ và bé khỏe hơn. Ngoài ra, các thực phẩm này còn cung cấp protein, vitamin B và canxi rất tốt.

Khi mang thai và cho con bú, người mẹ cần rất nhiều canxi để giúp xương của bé phát triển tốt nên trong thực đơn sau sinh không thể thiếu những sản phẩm từ sữa. Việc bổ sung canxi để đáp ứng nhu cầu của chính bạn và con là rất quan trọng. Bạn hãy uống ít nhất 705 ml sữa mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu này.

5.3. Chất dinh dưỡng

Gía trị dinh dưỡng của thực phẩm cho người mẹ sau sinh cần đa dạng, đặc biệt là khi đang nuôi con. Người mẹ cũng cần xem xét giá trị dinh dưỡng trong một số thực phẩm quen thuộc nhất định. Chẳng hạn, ngô và khoai là thực phẩm có lợi nhưng ít giá trị dinh dưỡng. Bạn nên thay đổi các món ăn và nguyên liệu để chế biến hàng ngày, nhằm cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất, đặc biệt là đối với phụ nữ trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là gì? Những biểu hiện và dinh dưỡng trầm cảm sau sinh
Dinh dưỡng dành cho người bị trầm cảm sau sinh

5.4. Rau củ

Các loại rau xanh như cải bó xôi, cải cầu vồng và súp lơ xanh chứa nhiều vitamin A rất tốt cho bạn và em bé. Ngoài ra, rau củ còn là nguồn canxi, vitamin C và sắt rất dồi dào. Đây cũng là nhóm thực phẩm cho mẹ sau sinh rất tốt vì rau củ chứa rất nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho tim mà lại ít calo.

Ngoài các loại rau củ thì bạn cũng cần bổ sung dinh dưỡng từ những loại đậu như: đậu cô ve, đậu đũa, đậu tằm, đậu phụ, giá đỗ, mọc nhĩ, ngó sen, mướp, rau chân vịt, mộc nhĩ trắng, củ cải, cà rốt, nấm hương, khoai tây, khoai sọ, khoai lang, đậu xanh,...đặc biệt là những loại đậu tối màu như đậu đen hay đậu thận. Đậu là thực phẩm cho mẹ sau sinh rất tốt nhờ lượng sắt và đạm thực vật dồi dào.

5.5. Trái cây

Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú nên ăn ít nhất khoảng 150g trái cây hoặc nước trái cây mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung những loại trái cây mình thích nhưng đừng quên dùng thêm các loại trái cây họ cam quýt để có thêm năng lượng.

Người mẹ sau sinh cần nhiều vitamin C hơn so với phụ nữ mang thai nên cần bổ sung loại vitamin này bằng trái cây họ cam quýt,...ngoài ra còn nho, táo, đào, dứa, chuối tiêu, hồng cũng rất có lợi cho phụ nữ sau sinh.

Quả việt quất cũng là một lựa chọn rất thích hợp để giúp bạn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ sau sinh. Loại quả mọng này vừa ngon lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho bạn. Ngoài ra, việt quất còn cung cấp cho bạn một lượng carbohydrate lành mạnh để duy trì năng lượng trong ngày.

Trầm cảm sau sinh là gì? Những biểu hiện và dinh dưỡng trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh bệnh lý còn bị xem nhẹ của gia đình

5.6. Ngũ cốc nguyên hạt

Khi làm mẹ, bạn có thể sẽ phải thức đêm chăm con nên luôn cần một bữa sáng nhiều năng lượng. Thực phẩm cho mẹ sau sinh lành mạnh và nhiều năng lượng bạn có thể thử là ngũ cốc nguyên hạt. Nhiều loại ngũ cốc còn được bổ sung các vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu để giúp bạn đáp ứng nhu cầu hàng ngày đầy đủ hơn.

Bạn có thể dùng ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và sữa không béo để làm một bữa sáng lành mạnh và nhanh gọn cho bản thân.

Nếu không muốn ăn ngũ cốc, bạn cũng có thể thay thế bằng bánh mì ngũ cốc. Bánh mì này được làm từ ngũ cốc nguyên hạt và chứa axit folic rất quan trọng đối với sự phát triển của em bé. Thực phẩm cho mẹ sau sinh này cũng giúp bạn giữ sức khỏe của bản thân tốt hơn nữa đấy.

5.7. Gạo lứt

Có thể bạn muốn giảm cân sau sinh bằng cách giảm carb trong chế độ ăn nhưng đây là điều không nên. Việc giảm cân bằng cách này có thể khiến bạn luôn mệt mỏi và tiết ít sữa hơn, khiến bé không có đủ sữa bú.

Thay vì cắt carb ra khỏi thực đơn, bạn hãy bổ sung carb tốt từ gạo lứt để duy trì năng lượng cho bản thân. Gạo lứt sẽ giúp bạn có đủ calo cần thiết để tạo sữa chất lượng hơn cho bé.

Trầm cảm sau sinh là gì? Những biểu hiện và dinh dưỡng trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh bệnh lý còn bị xem nhẹ của gia đình

6. Thực phẩm nên kiêng sau sinh

Bạn không nên chỉ tập trung vào những thực phẩm cho mẹ sau sinh mà bỏ qua những món mình nên kiêng để được sức khỏe và tinh thần tốt hơn.

6.1. Tỏi

Tỏi là gia vị ưa thích của nhiều người lớn nhưng mùi vị hăng nồng của tỏi không dễ chịu với bé nên đây vẫn là món bạn nên tránh trong thực đơn cho phụ nữ sau sinh.

Nếu bạn ăn nhiều tỏi, sữa mẹ có thể cũng bị ảnh hưởng bởi mùi vị quá nồng này và trẻ sẽ lười bú hơn.

6.2. Cà phê

Cà phê giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và nhiều năng lượng hơn nhưng lại có thể gây ảnh hưởng không tốt lên giấc ngủ của bé. Caffeine trong cà phê có thể khiến bé mất ngủ và khó chịu. Và cũng có khả năng sẽ khiến bạn bị mất ngủ.

6.3. Chocolate

Chocolate cũng chứa caffeine nên sẽ có ảnh hưởng tương tự như cà phê lên giấc ngủ của bé. Nếu bé có dấu hiệu mất ngủ và quấy khóc khi bạn ăn chocolate thì bạn hãy tạm ngưng món này một thời gian nhé.

6.4. Rượu bia

Những đồ uống có cồn như rượu bia có thể ảnh hưởng tới quá trình cho con bú của bạn nên chắc chắn không nằm trong thực đơn cho phụ nữ sau sinh.

Cồn có thể khiến bé thiếu tỉnh táo, mệt mỏi và tăng cân bất thường. Hơn nữa, rượu bia cũng có thể làm giảm đáng kể lượng sữa của bạn.

Trầm cảm sau sinh là gì? Những biểu hiện và dinh dưỡng trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh bệnh lý còn bị xem nhẹ của gia đình

6.5. Đậu phộng

Đậu phộng là thực phẩm rất dễ gây các phản ứng dị ứng và những phản ứng này thường rất nghiêm trọng như nổi mề đay, khó thở, tiêu chảy...

Vậy nên bạn hãy cẩn thận tránh những món có đậu phộng khi đang trong thời gian cho con bú để phòng trường hợp bé bị dị ứng đậu phộng.

6.6. Đồ ăn cay

Ăn quá cay không hề tốt cho sức khỏe, ngay cả khi bạn chưa có con và không quan tâm sau sinh nên ăn gì và kiêng gì.

Ăn thực phẩm cay không những có thể kích ứng hệ tiêu hóa của bạn mà còn có thể gây tác động xấu đến ruột và chất lượng máu của bé.

6.7. Dầu mỡ

Khi mới sinh và đang cho con bú, các mẹ nên tránh xa những món ăn nhiều dầu mỡ vì những món này sẽ khiến bạn bị tích mỡ xấu. Việc này không chỉ ảnh hưởng tới vóc dáng của bạn mà còn tác động không tốt lên chất lượng sữa. Bạn hãy cố gắng ưu tiên những món luộc và tránh những món chiên xào.

Trên đây là những dấu hiệu trầm cảm sau sinh phổ biến. Tuy nhiên với mỗi nhóm tuổi khác nhau thì dấu hiệu trầm cảm sẽ khác nhau. Gia đình cần tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời nhẹ nhàng nói chuyện, quan tâm chăm sóc cũng như hỏi han sản phụ để tinh thần họ được thoải mái, yên tâm chăm sóc trẻ.

Như vậy trầm cảm sau sinh là gì đã có lời giải đáp với mọi người. Mong rằng với tất cả những chia sẻ trên đây của Review365 có thể giúp các mẹ trang bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết về trầm cảm sau sinh và sức khỏe của mình và cũng hi vọng những người thân trong gia đình hãy quan tâm chăm sóc đến các mom nhiều hơn để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra.

7, Theo Reviview 365 tổng hợp