1. Giá trị dinh dưỡng của khoai tây

Khoai tây có chứa các vitamin, khoáng chất và một loạt các hóa chất thực vật như các carotenoit và phenol tự nhiên.

Khoai tây chứa khoảng 26gr carbohydrate trong một củ có kích cỡ trung bình. Đây cũng là thành phần chính trong khoai tây. Các hình thức tồn tại chủ yếu của carbohydrate này là ở dạng tinh bột.

Một phần nhỏ trong tinh bột là tinh bột kháng, được coi là có lợi ích cho sức khỏe giống như chất xơ là chống ung thư ruột kết, tăng khả năng nạp glucose, giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính trong huyết tương, tạo cảm giác no lâu.

Cách chế biến khoai tây có thể làm thay đổi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng có trong nó. Ví dụ khoai tây nấu chín nóng hổi chứa 7% tinh bột khoáng, khi để nguội đi thì nó tăng lên 13%.

Khoai tây- Công dụng của khoai tây với sức khỏe, các lưu ý khi sử dụng

Nhìn chung, cứ trung bình 100gr khoai tây đã nấu chín (chưa bóc vỏ và không có gia vị) thì có:

  • Lượng calo: 87
  • Nước: 77%
  • Chất đạm: 1,9 gr
  • Carb: 20,1 gr
  • Đường: 0,9 gr
  • Chất xơ: 1,8 gr
  • Chất béo: 0,1 gr

Ngoài ra khoai tây cũng là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm kali, folate và vitamin C và B6.

Carb

Khoai tây có thành phần chủ yếu là carb, hoạt động ở dạng tinh bột. Hàm lượng carb thường dao động từ 66- 90% trọng lượng khô.

Ngoài ra, trong khoai tây có chứa một lượng nhỏ các loại đường đơn giản, như sucrose, glucose và fructose.

Bởi vì khoai tây thường xếp hạng cao về chỉ số đường huyết (GI- đo lường sự ảnh hưởng của thực phẩm đến lượng đường trong máu sau khi ăn), do đó chúng không phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, một số loại khoai tây có mức đường huyết trung bình, điều này còn phụ thuộc vào sự đa dạng và các phương pháp chế biến khoai tây của người sử dụng. Làm lạnh khoai tây sau khi nấu có thể làm giảm tác dụng của chúng đối với lượng đường trong máu và giảm GI xuống khoảng 25-26%.

Khoai tây- Công dụng của khoai tây với sức khỏe, các lưu ý khi sử dụng

Chất xơ

Mặc dù khoai tây không phải là loại thực phẩm giàu chất xơ, nhưng chúng có thể cung cấp một lượng chất xơ đáng kể cho những người thường xuyên ăn chúng.

Phần vỏ của củ khoai tây là nơi chứa nhiều chất xơ nhất, chiếm 12%. Trong khi đó, các sợi khoai tây chủ yếu ở dạng không hòa tan, chẳng hạn như pectin, cellulose và hemiaellulose.

Hơn nữa, khoai tây cũng chứa các lượng tinh bột kháng khác nhau, đây là một loại chất xơ đi nuôi dưỡng các lợi khuẩn sinh sống trong ruột và giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Tinh bột kháng cũng góp phần kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể.

Chất đạm

Khoai tây có hàm lượng protein khá thấp, dao động từ 1- 1,5% khi còn tươi, và từ 8-9% theo trọng lượng khô. Trên thực tế, nếu so sánh với các loại cây lương thực thông thường khác, chẳng hạn như lúa mì, gạo và ngô thì khoai tây có lượng protein thấp nhất.

Loại protein chính có trong khoai tây là patatin, có thể gây ra phản ứng dị ứng đối với một số người. Vì vậy, những người có cơ địa dễ bị dị ứng hãy cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng chúng.

Khoai tây cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin và các khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là kali và vitamin C.

Vitamin và các khoáng chất

Khoai tây cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin và các khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là kali và vitamin C.

  • Kali: là loại khoáng chất chiếm ưu thế trong khoai tây, thường tập trung ở phần vỏ và rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.
  • Vitamin C: là loại vitamin chính có trong khoai tây, tuy nhiên lượng vitamin C có thể giảm đáng kể khi nấu chín hoặc chế biến không đúng cách.
  • Folate: tập trung chủ yếu ở vỏ khoai tây, đặc biệt là những củ khoai tây ruột có màu, giúp ngăn ngừa các căn bệnh ung thư ác tính, tăng cường lượng máu cho phụ nữ trước và sau khi mang thai.
  • Vitamin B6: là loại vitamin B có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành của các tế bào hồng cầu trong cơ thể, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất béo, chất đạm và carbohydrate.

Hợp chất thực vật khác

Trong khoai tây rất giàu các loại hợp chất thực vật hoạt tính sinh học, tập trung chủ yếu ở phần vỏ.

Bên cạnh đó, các giống khoai tây có vỏ và phần ruột có màu tím hoặc đỏ đều chứa hàm lượng polyphenol cao, đây là một chất chống oxy hóa, rất tốt đối với sức khỏe tổng thể của con người.

Khoai tây- Công dụng của khoai tây với sức khỏe, các lưu ý khi sử dụng

  • Axit clo hóa: đây là polyphenol chính trong khoai tây.
  • Catechin: là một chất chống oxy hóa, chiếm tỷ lệ 1/3 tổng hàm lượng polyphenol và có nhiều nhất trong khoai tây tím.
  • Lutein: được tìm thấy nhiều nhất ở khoai tây có ruột vàng. Lutein là một chất chống oxy hóa carotene, giúp tăng cường sức khỏe của mắt.
  • Glycoalkaloids: là một nhóm chất phytonutrients độc hại được sản xuất bởi khoai tây, như là một biện pháp tự nhiên chống lại côn trùng và các mối đe dọa khác. Glycoalkaloids có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe nếu sử dụng với số lượng lớn.

2. Công dụng của khoai tây

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Nếu như tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim. Thì thật tốt là trong khoai tây chứa một số khoáng chất và hợp chất thực vật có thể giúp giảm huyết áp như axit chlorogenic và kukoamines.

Đặc biệt đáng chú ý là hàm lượng kali trong khoai tây cao (chiếm 9% trên tổng số chất khoáng có trong khoai tây). Một số nghiên cứu quan sát và các thử nghiệm ngẫu nhiên đã có đối chứng liên kết giữa lượng kali cao với việc giảm nguy cơ huyết áp cao và bệnh tim mạch.

Duy trì cân nặng lý tưởng

Khoai tây là một loại thực phẩm có thể góp phần kiểm soát cân nặng, kéo dài cảm giác no sau khi ăn. Một nghiên cứu về 40 loại thực phẩm phổ biến đã cho thấy khoai tây là loại thực phẩm dễ làm no nhất.

Một thử nghiệm nhỏ khác ở 11 người đàn ông cho thấy rằng ăn khoai tây luộc cùng với thịt bít tết dẫn đến lượng calo hấp thụ ít hơn trong bữa ăn so với mì ống hoặc cơm trắng.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Trong khoai tây cung cấp 1 lượng vitamin C cũng là lượng vitamin chính trong loại củ này. Ngoài ra catechin - một chất chống oxy hóa chiếm khoảng 1/3 tổng hàm lượng polyphenol cũng được tìm thấy có chứa nhiều nhất trong loại khoai tây tím.

Hỗ trợ quá trình tiêu hóa

Lượng tinh bột khoáng có trong khoai tây có khả năng chống tiêu hoá từ enzym trong dạ dày và ruột non, đây cũng là một loại chất xơ nuôi các lợi khuẩn trong đường ruột của bạn và cải thiện sức khỏe tiêu hóa.

Khoai tây- Công dụng của khoai tây với sức khỏe, các lưu ý khi sử dụng

Hỗ trợ tăng cường sức khỏe của mắt

Mắt là cơ quan cảm giác chính cần được chăm sóc đặc biệt để có một lối sống lành mạnh và hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã xác định 2 chất lutein và zeaxanthin là những thành phần thiết yếu cho sức khỏe của mắt.

Lutein được tìm thấy trong khoai tây loại củ vàng, đây là một chất chống oxy hóa carotenoid có thể tăng cường sức khỏe cho đôi mắt của bạn.

3. Các lưu ý khi ăn khoai tây

Dễ gây dị ứng

Dị ứng khoai tây tương đối hiếm gặp, nhưng không phải là không có. Trong một số trường hợp bị dị ứng với khoai tây (đã được chế biến) là do chất patatin - một trong những loại protein chính có trong khoai tây gây ra.

Chứa độc nếu không biết cách sơ chế

Khoai tây sẽ thay đổi hàm lượng các chất có trong nó tùy vào cách sơ chế và chế biến.

Trong vỏ khoai tây và mầm khoai tây đều chứa 1 lượng glycoalkaloid, dù ít hay nhiều thì đây cũng là một chất dễ gây ngộ độc. Vì thế bạn nên gọt sạch vỏ khoai tây khi chế biến và loại bỏ hẳn những củ khoai tây đã mọc mầm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nhiễm độc Acrylamide

Acrylamit là một hợp chất được hình thành trong các thực phẩm giàu carbohydrate khi các thực phẩm này được nấu ở nhiệt độ cao như chiên, nướng và quay. Chúng được tìm thấy trong khoai tây chiên, so với các loại thực phẩm khác, khoai tây chiên có hàm lượng acrylamide rất cao.

Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng acrylamide có thể làm tăng nguy cơ ung thư và gây hại cho não và hệ thần kinh. Ở người, acrylamide đã được phân loại là một yếu tố nguy cơ có thể gây ung thư.

4. Những ai không nên ăn khoai tây

Những người đang mắc bệnh tiểu đường

Trong nhiều loại khoai tây có chỉ số đường huyết (Glycemic Index) cao. Điều này có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và đẩy mạnh sản sinh insulin. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây, đặc biệt là khoai tây chiên.

Phụ nữ đang mang thai

Trong giai đoạn mang thai, các chị em phụ nữ cũng nên tránh việc ăn khoai tây vì sẽ dễ gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng mẹ bầu và em bé trong bụng.

Khoai tây- Công dụng của khoai tây với sức khỏe, các lưu ý khi sử dụng

Những người bị dị ứng với khoai tây

Khi lần đầu ăn thử khoai tây, nếu có các triệu chứng như kích ứng da (ngứa, nổi mẩn đỏ), đau đầu, khó tiêu, tiêu chảy,... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với loại củ này. Nên thận trọng hoặc tránh dùng hẳn loại thực phẩm này nếu quan sát thấy mình bị dị ứng với khoai tây nhé.

Những người đang giảm cân

Nếu bạn đang trông đợi ăn khoai tây sẽ giúp ích cho quá trình giảm cân của bạn thì hãy suy nghĩ lại nhé! Vì cơ thể bạn sẽ không hấp thụ được vitamin A, E, K hoặc canxi, selen vì khoai tây không chứa hoặc chứa rất ít các chất này.

5. Cách ăn khoai tây đúng và an toàn

Không ăn khoai tây mọc mầm

Glycoalkaloid là một hợp chất gây ngộ độc được tìm thấy trên một số loại thực vật. Và khi khoai tây bắt đầu mọc mầm thì hàm lượng hợp chất này cũng bắt đầu tăng dần lên.

Vì thế nên, nếu bạn dùng khoai tây mọc mầm ở một lượng ít sẽ thường dẫn đến các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng dữ dội. Khi bạn dùng với số lượng nhiều hơn, chúng có thể làm bạn bị giảm huyết áp, mạch đập nhanh, sốt, đau đầu và thậm chí trong một số trường hợp nặng hơn nữa có thể dẫn tới tử vong.

Các triệu chứng ngộ độc với khoai tây mọc mầm thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến 1 ngày sau khi ăn.

Hạn chế ăn khoai tây chiên

Món khoai tây chiên chắc hẳn là một món ăn vặt quen thuộc và được nhiều người ưa thích, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhưng sự thật rằng việc ăn khoai tây chiên nhiều sẽ gây nên các bệnh lý không mong muốn như bệnh tim mạch và tiểu đường.

Khoai tây- Công dụng của khoai tây với sức khỏe, các lưu ý khi sử dụng

Ăn khoai tây chiên nhiều dễ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường

Một số nghiên cứu được thực hiện cũng cho thấy rằng việc ăn nhiều khoai tây chiên còn dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì. Vì khi chế biến (chiên) ở nhiệt độ cao, khoai tây có thể chứa một số hợp chất không tốt cho sức khỏe như acrylamide, glycoalkaloid và lượng muối cao. Vì thế dù có khó khăn, bạn cũng nên hạn chế việc tiêu thụ món ăn này càng ít càng tốt.

6. Cách chọn mua khoai tây ngon

Chọn củ có màu vàng không chọn củ có màu trắng vì nó không đủ độ ngọt ngon và ít chất dinh dưỡng.

Không chọn củ khoai tây đã mọc mầm, lớp da bên ngoài đã chuyển sang màu xanh, những củ này rất độc, hại cho sức khỏe của mọi người.

Nên mua những củ khoai tây cầm chắc tay, nặng, vỏ trơn nhẵn, lành lặn, không có chấm, sâu, mắt đen trên vỏ, không bị thối rữa, có nước chảy ra ngoài.

Tránh mua những củ vỏ bị nhăn, ấn vào vỏ thấy mềm, đa số các củ này là cũ để lâu, héo, không còn nhiều dưỡng chất bên trong, vị nhạt.

Không mua khoai tây bị trầy xước, vì các củ này nếu không ăn ngay thì chúng sẽ nhanh bị hư thối và khi đặt cạnh với các củ lành lặn cũng sẽ làm cho các củ này bị lây, thối rữa không ăn được.

Chọn các củ không có vết lõm quá sâu để việc sơ chế trước khi nấu nhanh chóng, dễ dàng hơn.

7. Các món ăn hấp dẫn với khoai tây

Khoai tây viên thịt chiên xù

Lớp vỏ giòn rụm, vàng ươm của khoai tây bao bọc đều lớp thịt băm bên trong. Cách làm đơn giản nhưng chất lượng thì miền bàn đấy nhé! Đây chắc chắn là món ăn vặt ngon lành với nguyên liệu chính là khoai tây bùi béo, sẽ khiến cho cả nhà thích mê cho mà xem.

Khoai tây nướng trứng

Khoai tây có vị bùi bùi khi nướng nay lại còn kết hợp thêm với lòng đỏ trứng tan chảy cùng phô mai béo ngậy nữa thì ôi thôi! Không thể nào cưỡng lại được! Đây là một món ăn chứa đầy chất dinh dưỡng, thích hợp cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đó nha.

Khoai tây- Công dụng của khoai tây với sức khỏe, các lưu ý khi sử dụng

Bánh bao nướng nhân khoai tây phô mai

Bánh bao nướng có lớp vỏ mỏng, giòn rụm kết hợp cùng lớp nhân khoai tây phô mai thơm phức, béo ngậy và không hề ngán chút nào. Đây là món bánh sẽ đốn gục trái tim của bất kì thực khách khó tính khi thưởng thức đấy!

Khoai tây xào cay

Khoai tây xào cùng với ớt chuông và hành tây, thêm chút tương ớt cùng các gia vị khác. Tất cả tạo nên một món ăn có cách chế biến đơn giản từ khoai tây nhưng mùi vị không hề thua kém bất cứ món ăn nào đâu đấy!

Súp khoai tây

Món súp khoai tây cũng là một món ăn không thể không kể trong mục "Các món ăn hấp dẫn từ khoai tây" bơi hương vị thơm ngon, cách làm đơn giản, mùi vị bùi béo đầy dinh dưỡng. Bạn có thể dùng món súp này trong thực đơn bữa sáng của gia đình hay chế biến thêm thịt, tôm để làm một món ăn ngon cho các bạn nhỏ nhé!

Khoai tây- Công dụng của khoai tây với sức khỏe, các lưu ý khi sử dụng

Bò hầm khoai tây

Thịt bò mềm thơm hầm với cà rốt, khoai tây và chấm kèm bánh mì. Món ăn siêu hấp dẫn cho bữa ăn sáng sẽ cung cấp năng lượng cho cả một ngày dài của các thành viên trong gia đình bạn đấy!

Snack khoai tây trứng muối

Món snack khoai tây trứng muối giòn tan, lạ mà quen này mà nhâm nhi cùng nước chút nước ngọt khi ngồi "cày phim" thì quả là tuyệt! Những miếng khoai tây cắt mỏng cùng hương vị trứng muối khiến bạn dễ nghiện lắm đó nha.

7, Theo Reviview 365 tổng hợp