1. Selen là gì?

Selen (tên gọi đầy đủ là Selenium) là một khoáng chất cần thiết, trong cơ thể, selen là một nguyên tố vi lượng, có nghĩa là cơ chúng ta chỉ cần một lượng rất nhỏ. Selen có ký hiệu hóa học là Se.

Một chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như cân bằng giữa những yếu tố đa lượng và vi lượng là cách tăng cường miễn dịch hiệu quả nhất. Trong đó, Selen là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng.

Selen (Selenium) là một vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể, nhất là ở trẻ em. Selen là thành phần cấu trúc của hơn 20 Selenoprotein, góp phần quan trọng trong tổng hợp ADN, chuyển hóa hormon tuyến giáp và sinh sản. Trong đó, Selen đóng vai trò không thể thiếu đối với enzyme Glutathione Peroxidase (GPx) và Thioredoxin reductase – các enzym chống oxy hóa quan trọng nhất. Đặc biệt, Selen tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân nhiễm trùng, tránh những tổn thương gây ra bởi quá trình oxy hóa.

Selen là gì? selenium
Selen là gì? Selen có tác dụng gì?

2. Selen có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Một trong những tác dụng tuyệt vời của Selen đó là nguyên tố vi lượng này giúp làm sạch mạch máu, từ đó giúp cơ thể phòng chống hàng loạt những bệnh tật liên quan tới mạch máu.

Xem thêm: Làm sạch mạch máu có tác dụng gì?

Selen có tác dụng chống oxy hóa

Selen hoạt động như một chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống lại stress oxy hóa và bảo vệ các tế bào được khỏe mạnh. Từ đó giúp tránh được những tác động của các gốc tự do và kiểm soát được số lượng các gốc tự do trong cơ thể. 

Các gốc tự do thường được sản sinh từ quá trình trao đổi chất, bao gồm cả việc khi bạn cảm thấy căng thẳng hay sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, đột quỵ, lão hóa sớm, bệnh ung thư và bệnh Alzheimer.

Selen giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư?

Selen có khả năng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nhờ vào khả năng chống lại stress oxy, làm giảm tổn thương DNA, tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. 

Một nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung muối giàu Selen trong cộng đồng 21.000 người ở Trung Quốc đã làm giảm ung thư gan 35%, đồng thời có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư phổi.

Selen có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim

Theo kết quả từ 25 cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng selen trong máu tăng 50% có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 24%.

Người ta nhận thấy, ở những bệnh nhân bị co thắt cơ tim cấp tính thì nồng độ selen thấp đáng kể, thiếu hụt selen là yếu tố căn nguyên của hội chứng suy tim. 

selen liệu có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim?
selen liệu có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim?

Selen có tác dụng ngăn ngừa tình trạng suy giảm chức năng hệ thần kinh

Một chế độ ăn giàu selen có thể góp phần khắc phục được những bệnh về suy giảm chức năng hệ thần kinh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson và kể cả bệnh Alzheimer.

Selen giúp hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp

selen và tuyến giáp
Selen là gì? Selen có tác dụng gì?

Nhờ vào khả năng chống lại stress oxy hóa và kiểm soát được sản xuất hormone tuyến giáp, selen sẽ giúp cơ thể tránh được những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto. 

Theo một khảo sát thực hiện trên 6.000 người đã cho thấy, nồng độ selen trong huyết thanh thấp có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tuyến giáp và suy tuyến giáp cao hơn. Kết quả nghiên cứu bổ sung còn chỉ ra rằng, việc bổ sung selen mỗi ngày trong suốt 3 tháng sẽ giúp cải thiện được tâm trạng của những người mắc bệnh Hashimoto.

Selen giúp tăng cường hệ miễn dịch

Selen góp phần làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là những người bị cúm, lao, viêm gan C, thậm chí cả người bị HIV. Việc thiếu hụt Selen sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ miễn dịch, làm chậm tốc độ phản ứng của hệ miễn dịch, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Giảm triệu chứng của bệnh hen suyễn

Selen là gì? Selen có tác dụng gì - Những loại thực phẩm có chứa Selen
Selen là gì? Selen có tác dụng gì?

Việc bổ sung selen còn rất tốt cho những người bị bệnh hen suyễn nhờ vào đặc tính giảm viêm. Việc bổ sung selen là điều cần thiết để giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hen suyễn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị hen suyễn khi dùng 200mcg selen/ngày giảm được các triệu chứng của bệnh mà không cần phải dùng thuốc corticosteroid.

3. Selen có trong những loại thực phẩm nào?

Selen có nhiều trong Trứng

Trứng không chỉ giàu protein mà còn chứa một lượng selen dồi dào. Một quả trứng lớn chứa 15 microgam selen, đáp ứng  21% nhu cầu selen mỗi ngày của cơ thể. Bên cạnh đó, trứng còn chứa các chất dinh dưỡng và khoáng chất khác như phốt pho, vitamin D, vitamin B12 và riboflavin. 

Selen có trong trứng gà trứng vịt
Selen có trong trứng

Selen có nhiều trong các loại Nấm

Nấm là là một trong những thực phẩm giàu selen. Trung bình 100 gam nấm chứa 11,9 microgam selen, chiếm 17%  nhu cầu selen hằng ngày của cơ thể. Nấm còn là nguồn cung cấp niacin, đồng, kali, riboflavin, vitamin D và vitamin C, giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Selen có trong Phô mai 

Phô mai là sản phẩm làm từ sữa có hàm lượng selen cao. Trung bình 100 gam pho mai chứa 15 microgam selen, chiếm 21% nhu cầu selen mỗi ngày của cơ thể. Ngoài selen, pho mai còn chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng  khác như canxi, phốt pho, protein và vitamin A, giúp xương chắc khỏe.

Selen có trong phô mai
Selen có trong thực phẩm gì?

Và có trong Yến mạch

Yến mạch là loại ngũ cốc ăn sáng lành mạnh, có hàm lượng selen dồi dào. Trung bình trong 100 gram yến mạch chứa 34 microgram selen, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu selen mỗi ngày của cơ thể. Yến mạch còn giàu các  khoáng chất khác như phốt pho, magiê và mangan, giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, yến mạch còn chứa ít cholesterol và chất béo bão hòa, tốt cho sức khỏe tim mạch.

Thịt bò có chứa nhiều vi khoáng, trong đó có selen

Thịt bò rất giàu selen, trung bình 100 gram thịt bò chứa 91,4 microgram selen, chiếm 131% nhu cầu selen mỗi ngày của cơ thể. Thịt bò còn chứa các khoáng chất khác như phốt pho, đồng và sắt, giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa thiếu máu.

100gr Thịt gà chứa 39% nhu cầu selen hàng ngày của cơ thể

Bên cạnh hàm lượng protein dồi dào, thịt gà còn chứa một lượng lớn selen. Trung bình 100 gam thịt gà chứa khoảng 27,6 microgam selen, chiếm 39% nhu cầu selen mỗi ngày của cơ thể. Ngoài ra, thịt gà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác như niacin, vitamin B6, kali và phốt pho, góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể.

100gr Thịt gà chứa 39% nhu cầu selen hàng ngày của cơ thể
Selen có trong thực phẩm gì?

Cá ngừ rất giàu các nguyên tố vi lượng

Cá ngừ rất giàu selen, trung bình 100 gram cá ngừ chứa 80,4 microgram selen, tương đương 115% nhu cầu selen mỗi ngày của cơ thể. Cá ngừ cũng chứa axit béo omega-3 và vitamin B-complex, ít calo và carbohydrate có lợi cho sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm cân.

100gr cá hồi chứa 59% nhu cầu Selen mỗi ngày của cơ thể

Tương tự như cá ngừ, cá hồi rất giàu selen. Trung bình 100 gam cá hồi chứa 41,4 microgam selen, chiếm 59% nhu cầu selen mỗi ngày của cơ thể. Cá hồi ít carbohydrate, giàu axit béo omega-6, axit béo omega-3, giúp kiểm soát cân nặng, có lợi cho việc giảm cân và tăng cường sức khỏe tim mạch.

100gr cá hồi chứa 59% nhu cầu Selen mỗi ngày của cơ thể
Selen có trong thực phẩm gì?

Trên đây là các loại thực phẩm giàu Selen, bạn có thể tham khảo để cân bằng dinh dưỡng cho mình và gia đình. Nếu thấy bài viết hữu ích bạn hãy chia sẻ để ủng hộ team Reviews365.net nhé!

Chúc bạn mạnh khỏe!

424, Theo Reviview 365 tổng hợp