Thực ra, “đức hành” là điểm khác biệt lớn nhất giữa quân tử và tiểu nhân. 10 điểm dưới đây sẽ giúp bạn nhận rõ ra tính cách thực sự của một người.

1. Nhìn nhân phẩm: quân Tử cầu kỉ, tiểu nhân cầu nhân

Quân tử nhìn nhận lại chính mình, tiểu nhân tìm lỗi từ người khác. Quân tử biết tự suy ngẫm lại bản thân, tự lập tự cường, biết nhận ra thiếu sót rồi thay đổi.

Trong khi tiểu nhân không bao giờ kiểm điểm bản thân, luôn đùn đẩy trách nhiệm và sai lầm cho người khác, không bao giờ chịu tiến bộ.

10 tiểu tiết nhỏ giúp bạn phán đoán xung quanh mình - Ai là quân tử ai là tiểu nhân
10 tiểu tiết nhỏ giúp bạn phán đoán ai là quân tử ai là tiểu nhân

2. Nhìn lựa chọn: quân tử nguyên tắc, tiểu nhân làm càn

Quân tử dù có rơi vào hoàn cảnh khó khăn cũng vẫn luôn duy trì nguyên tắc đạo đức của mình, đổi là là tiểu nhân sớm đã nghĩ đủ mọi trò hòng có lợi cho mình là được, đây không chỉ là điểm khác biệt giữa quân tử và tiểu nhân, mà còn là điểm khác biệt giữa chính nhân quân tử và ngụy quân tử.

3. Nhìn bạn bè: quân tử không kết giao bè phái, tiểu nhân có phúc cùng hưởng có họa tự chịu

Quân tử đoàn kết chứ không cấu kết, tiểu nhân cấu kết chứ không đoàn kết. Quân tử bất kể là cùng ai kết giao bạn bè, họ đều đối xử và quan tâm mọi người như nhau, công chính liêm trực, không kết bè kết phái; trong khi tiểu nhân lại thích kết giao với người gần gũi mình tạo thành một xã hội nhỏ, bài trừ những người mình không thích hay chống đối mình.

4. Nhìn lợi ích: quân tử vì nghĩa, tiểu nhân vì lợi

Thứ mà người quân tử xem trọng là đạo nghĩa, trong khi thứ mà tiểu nhân xem trọng lại là lợi ích. Khi gặp vấn đề hay đối mặt với lựa chọn, quân tử sẽ đo lường nó bằng tiêu chuẩn đạo đức; trong khi điều mà kẻ tiểu nhân nghĩ lại là làm sao để mình được lợi, đây là khác biệt lớn nhất trong suy nghĩ khi đưa ra một lựa chọn nào đó liên quan tới lợi ích giữa quân tử và tiểu nhân.

10 tiểu tiết nhỏ giúp bạn phán đoán xung quanh mình - Ai là quân tử ai là tiểu nhân
10 tiểu tiết nhỏ giúp bạn phán đoán ai là quân tử ai là tiểu nhân

5. Nhìn thị phi: quân tử thiên về "thị", tiểu nhân hướng về "phi"

Quân Tử tán thành chuyện tốt đẹp của người khác, không hùa vào với cái xấu của họ, trong khi tiểu nhân thì vừa hay lại ngược lại. Người quân tử có phẩm hạnh đạo đức là người có trái tim nhân nghĩa, phàm là những chuyện phù hợp với đạo nghĩa, người quân tử sẽ lập tức tán thành, thậm chí không nề hà gì mà đi giúp họ đạt được mục tiêu của mình, nhưng nếu không hợp với đạo nghĩa, người quân tử nhất định sẽ không nối giáo cho giặc.

6. Nhìn ngôn ngữ và lời nói: quân tử hòa nhưng không đồng, tiểu nhân đồng chứ không hòa

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người sẽ có một suy nghĩ khác nhau khi đối mặt với một vấn đề nào đó, đây là điều rất bình thường. Người quân tử là người có thể tiếp thu nhiều suy nghĩ, ý kiến và cũng không giấu giếm quan điểm khác biệt của mình, dám nói ra để mọi người cùng nhận xét lẫn nhau.

Nhưng tiểu nhân lại không như vậy, họ thích giấu đi suy nghĩ thực sự của mình, hoặc căn bản là cũng chẳng có suy nghĩ gì, họ có thói quen nghênh đón hùa theo ý kiến của người khác, nịnh nọt bợ đỡ quan điểm của người khác, đặc biệt là người quyền lực hơn mình, trong khi bên trong thực ra lại không phải là thái độ hòa hợp thân thiện cho lắm.

10 tiểu tiết nhỏ giúp bạn phán đoán xung quanh mình - Ai là quân tử ai là tiểu nhân
10 tiểu tiết nhỏ giúp bạn phán đoán ai là quân tử ai là tiểu nhân

7. Nhìn khí chất: quân tử trầm ổn, không ngạo mạn; tiểu nhân tự cao tự đại

Hơn hai ngàn năm trước, Khổng Tử đã dạy người sau rằng "chủ yếu phải nhìn khí chất". Quân Tử đem lại cho người ta cảm giác đáng tin cậy, không có cảm giác kiêu ngạo tự cao; trong khi tiểu nhân luôn cố ra vẻ ta đây, tự cao tự đại, có tính công kích. Con người ta gặp chuyện vui thì sảng khoái, gặp chuyện không tốt thì tâm trạng xuống dốc, đây là bản tính con người, nhưng cũng cần phải chú ý "đừng vì vật mà vui cũng đừng vì bản thân mà u sầu."

8. Nhìn tấm lòng: quân tử bình thản, tiểu nhân bất an

Tấm lòng người quân tử luôn rất thản nhiên, đường đường chính chính, bình thản, trong khi kẻ tiểu nhân lại thường xuyên sợ hãi bất an. Cái tâm có rộng hay không là điểm phân biệt quan trọng giữa quân tử và tiểu nhân, nó không hẳn là bẩm sinh mà là sự nỗ lực rèn luyện bản thân.

Khổng Tử nói: kẻ nhân nghĩa là vô ưu, kẻ trí thì không nghi ngờ mọi thứ, kẻ dũng cảm thì không biết sợ. Tấm lòng người quân tử có rộng lớn mới bao dung được người khác, không gây thù chuốc oán. Còn lòng dạ kẻ tiểu nhân thì thường xuyên khuất tất, mãi mãi bất an.

10 tiểu tiết nhỏ giúp bạn phán đoán xung quanh mình - Ai là quân tử ai là tiểu nhân
10 tiểu tiết nhỏ giúp bạn phán đoán ai là quân tử ai là tiểu nhân

9. Nhìn chí hướng: quân tử hướng lên, tiểu nhân hướng xuống

Người quân tử luôn hướng lên trên, thông đạt nhân nghĩa; kẻ tiêu nhân hướng xuống dưới, chỉ chăm chăm mưu cầu danh lợi. Hướng lên là hướng thiện, là không ngừng sửa sai, cải thiện thiếu sót, theo đuổi đạo nghĩa; hướng xuống là cố chấp, bảo thủ, không biết thay đổi, tu tâm dưỡng tính, ngày càng suy đồi. Quá trình hướng lên thường gặp nhiều khó khăn hơn, phải bỏ ra nhiều nỗ lực hơn; trong khi hướng xuống lại rất dễ dàng, nhưng kết quả lại thường hủy hoại một con người.

10. Nhìn mưu cầu: quân tử xem trọng đức hạnh, tiểu nhân mưu cầu danh lợi

Quân tử là người có đạo đức cao thượng, tầm nhìn xa trông rộng, thứ họ nghĩ là việc quốc gia và xã hội, trong khi kẻ tiểu nhân chỉ khư khư chuyện của mình, cả ngày chỉ nghĩ xem làm sao để được lợi nhất cho mình, không suy nghĩ tới xung quanh. Thứ mà quân tử và tiểu nhân suy nghĩ vốn dĩ không giống nhau, vì vậy mà hành vi tự nhiên cũng khác nhau, kết quả là càng làm càng khác biệt.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp