Khi người bệnh phát hiện ra cũng là lúc bệnh đã ở giai đoạn nguy hiểm. Vậy khi bạn thấy mình đi tiểu thường xuyên, hay khát nước, nhanh đói, tăng hoặc giảm cân nhanh, mệt mỏi chóng mặt,... có thể là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Vì vậy, điều quan trọng là cần biết những dấu hiệu cảnh báo của bệnh để thăm khám bác sĩ và làm các xét nghiệm cần thiết. 

Triệu chứng của bệnh tiểu đường

1. Đi tiểu thường xuyên

Những khi bạn uống nhiều nước thì hay đi tiểu hơn, hay có một số trường hợp đi tiểu nhiều do nhiễm trùng đường tiểu. Tuy nhiên, có thể đi tiểu nhiều bất thường hơn và nhất là ban đêm, bạn cần lưu ý đến dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Điều này có nghĩa thận phải làm việc nhiều hơn để thải lượng đường thừa.

15 dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh tiểu đường

2. Khát nước

Do việc đi tiểu nhiều nên cơ thể trở nên mất nước, làm cho bạn cảm thấy rất khát nước hơn.

3. Mệt mỏi chóng mặt

Mệt mỏi quá mức hoặc mãn tính là dấu hiệu không được bỏ qua dù trong tình huống nào. Ở bệnh đái tháo đường, tế bào cơ thể rất khó hấp thụ glucose dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng trong cơ thể, khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, mệt mỏi càng tăng khi phải đi tiểu đêm.

4. Sụt giảm cân nặng

Giảm cân không rõ lý do vì không có khả năng sử dụng insulin do đái đường gây nên. Ngăn cản glucose đi vào trong tế bào, cơ thể sẽ sử dụng protein từ các cơ để bù đắp năng lượng. Do đó, nếu như bạn thấy người mệt mỏi, xuống cân nhanh chóng thì nên đi khám bác sĩ.

5. Cảm giác hay đói và tăng cân

Do lượng insulin trong máu không ổn định nên các tế bào cơ thể không có đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tìm kiếm thêm nguồn năng lượng, dẫn đến những cơn đói cồn cào, khó chịu. Và trong một số trường hợp sẽ gây phản ứng ngược lại với việc giảm cân là tăng cảm giác thèm ăn (thức ăn ngọt) và gây tăng cân.

15 dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh tiểu đường

6. Tê hoặc ngứa tay chân

Các biểu hiện này do bệnh đái đường ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Tê hoặc ngứa ran có thể xảy ra nhiều lần và thường kèm theo cảm giác đau, viêm. Nếu vấn đề không được kiểm soát đúng mức, các tổn thương thần kinh có thể là vĩnh viễn, và gây nên những rối loạn nghiêm trọng khác.

7. Chậm liền sẹo

Một điều đáng chú ý là vết thương chậm liền sẹo. Do lượng đường cao trong máu đã làm tổn thương các tĩnh mạch, động mạch, điều này gây ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu đến các tế bào giúp làm lành vết thương.

8. Tổn thương mắt

Mắt là một trong những bộ phận trong cơ thể bị tác động nhiều nhất bởi bệnh đái tháo đường. Lượng đường trong máu cao đã ảnh hưởng đến mắt. Điều này gây nên nhìn mờ, đặc biệt khi không kiểm soát được bệnh gây giảm thị lực hoàn toàn.

15 dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh tiểu đường

9. Bệnh suy thận

Mỗi quả thận của bạn có khoảng một triệu nephron. Nephron là những cấu trúc nhỏ lọc từ máu chất thải. Tiểu đường có thể khiến các nephron dày lên và làm sẹo, khiến chúng ít có khả năng lọc các chất thải và loại bỏ dịch từ cơ thể. Điều này gây rò rỉ một loại protein gọi là albumin vào nước tiểu, dẫn đến bệnh thận do tiểu đường.

10. Bệnh tim mạch vành

Bệnh tiểu đường sẽ gây nên tổn thương sớm ở tế bào nội mạc, làm rối loạn chức năng nội mạc mạch máu. Lớp nội mạc là lớp tế bào trong cùng của thành mạch, nơi tiếp xúc trực tiếp giữa thành mạch và các thành phần của máu. Khi chức năng nội mạc bị rối loạn, nó sẽ làm cho các phân tử cholesterol dễ dàng chui qua lớp nội mạc vào trong, kết hợp với tăng khả năng kết dính và xuyên thành của tế bào bạch cầu vào trong lớp nội mạc. Từ đó sẽ hình thành mảng vữa xơ động mạch, hoặc mảng vữa xơ đã hình thành thì tiến triển rất nhanh dẫn đến hẹp dần lòng mạch, gây nên các biểu hiện lâm sàng của bệnh thiếu máu cục bộ mạn tính ở cơ quan tổ chức.

15 dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh tiểu đường

11. Bệnh mạch máu não

Đái tháo đường làm cho quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn ở người bình thường, do vậy hiện tượng những cục huyết khối hình thành trong lòng động mạch hay các mảng xơ vữa làm bít tắc lòng động mạch là nguyên nhân làm cho máu, oxy không đến nuôi dưỡng được vùng mạch máu đó cung cấp. Đây không chỉ là lý do dẫn đến tắc mạch máu não, phình vỡ mạch máu não mà còn gây ra đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim...

12. Bệnh thần kinh ngoại biên

Đường huyết tăng cao hoặc tăng giảm thất thường trong bệnh tiểu đường là yếu tố chính thúc đẩy quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ và sinh ra các gốc tự do. Những gốc tự do này giống như chất thải hủy hoại mạch máu và làm tổn thương các dây thần kinh.

13. Nấm và ngứa da

Lượng đường trong máu cao gây tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng da làm da bị khô, sần gây ngứa. Với các vị trí ở chân sẽ hình thành các vết tròn, khác màu gây ngứa ngáy.

15 dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh tiểu đường

14. Rối loạn tình dục

Tổn thương các sợi thần kinh tự động do bệnh tiểu đường làm cản trở chức năng bình thường này, dẫn đến rối loạn tình dục.

15. Đường huyết tăng cao

Đường huyết cao, hay còn gọi là tăng đường huyết, xảy ra khi lượng insulin trong cơ thể bạn không thể cân bằng được lượng glucose (đường) trong máu.

Bạn cần làm gì khi biết mình bị bệnh tiểu đường?

Trên đây là 15 dấu hiệu dễ nhận thấy bạn có thể bị mắc bệnh tiểu đường. Khi bạn được chẩn đoán bị tiểu đường, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và sử dụng các loại thuốc để ngăn mức đường trong máu không tăng lên. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng máy đo đường huyết để theo dõi chỉ số đường huyết ngay tại nhà để có những biện pháp điều chỉnh phù hợp khi chỉ số đường huyết tăng giảm bất thường.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp