- 9 sự thật ngỡ ngàng về cơ quan bí ẩn nhất cơ thể người
- 6 kiểu đi giày cực hại cho bàn chân bạn cần bỏ ngay
- Top thực phẩm tốt cho người bệnh tim mạch
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Phân loại đái tháo đường gồm:
- Đái tháo đường type 1: người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường type 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.
- Đái tháo đường type 2: những người bị tiểu đường type 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là type 2.
-
Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó).
Ngoài ra, đái tháo đường do các nguyên nhân khác, như: Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô.v.v.v.
Tại sao bạn bị tiểu đường (đái tháo đường)?
Trong cơ thể, tuyến tụy chịu trách nhiệm tiết ra hóc-môn insulin - một loại chất giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày cho bạn. Bạn có thể hình dung rõ hơn cách hoạt động của insulin và đường trong cơ thể trong sơ đồ sau:
Vì vậy, khi cơ thể thiếu insulin hoặc insulin không chuyển hóa được đường, đường sẽ bị tồn đọng lại trong máu, đường huyết sẽ tăng cao.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì... là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường1. Nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị bệnh hơn; hoặc lối sống bao gồm chế độ ăn và tập luyện không điều độ cũng dễ gây ra tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đái tháo đường type 2 diễn ra ở người thừa cân cao hơn những người bình thường.
Mặc dù không có cách chữa khỏi bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể được kiểm soát và thuyên giảm. Một kế hoạch ăn kiêng tốt, giàu chất dinh dưỡng ít chất béo và calo, điều này rất quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, hãy nhớ khẩu phần ăn để tránh tăng cân. Cân nặng tăng thêm khiến việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trên thực tế, thừa cân hoặc béo phì được coi là một yếu tố nguy cơ quan trọng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
5 món ăn vặt thích hợp cho người thích ăn đường
Sữa chua
Nếu bạn cảm thấy đói giữa các bữa ăn, hãy ăn 1 cốc sữa chua nguyên chất. Sữa chua, đặc biệt là sữa chua Hy Lạp, ít carbohydrate và ít calo. Nhưng nó rất giàu protein và chứa các chất dinh dưỡng khác như canxi, vitamin B, axit folic, kali, phốt pho và kẽm. Nếu bạn không ăn được sữa chua Hy Lạp, hãy uống nửa cốc sữa chua nguyên chất và thêm dâu tây, quả việt quất, nho khô hoặc một số loại hạt.
Cần tây
Loại rau bị đánh giá thấp này là một trong những món ăn nhẹ tốt nhất mà bệnh nhân tiểu đường có thể thưởng thức bất cứ lúc nào. Cần tây rất ít calo, carbohydrate, chất béo và cholesterol. Nhưng nó có hàm lượng chất xơ và nước cao. Ngoài ra, nó còn chứa các chất dinh dưỡng như vitamin, canxi, magiê, phốt pho, axit folic và kali. Nhúng nó vào bơ đậu phộng hoặc pho mát, guacamole hoặc hummus tự làm để ngăn cơn đói vào buổi sáng hoặc buổi chiều.
Táo
Táo chứa ít calo và giàu chất xơ hòa tan nên có thể giúp bạn no lâu. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận được lợi ích của vitamin C, chất dinh dưỡng thực vật, sắt, kali, phốt pho và canxi từ trái cây. Táo có thể là món ăn nhẹ lành mạnh của bạn, có thể tiêu diệt cơn đói và thỏa mãn sở thích ăn ngọt của bạn mà không làm tăng mạnh lượng đường trong máu.
Bỏng ngô
Nếu bạn bị tiểu đường, bỏng ngô là một lựa chọn ăn nhẹ tốt để giữ cho bạn no mà không làm tăng lượng calo. Chỉ số đường huyết của bỏng ngô rất thấp. Quan trọng hơn, bắp rang bơ rất giàu chất xơ và chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất.
Phô mai
Phô mai không chỉ ngon mà do tiêu hóa chậm nên nó có thể giúp bạn no lâu. Như chúng ta đã biết, phô mai là trung tâm của protein, nó chứa calo và carbohydrate. Nó cũng chứa canxi, vitamin A, sắt, magiê, phốt pho, kali, selen và kẽm. Rắc chút muối lên 1 cốc pho mát và thưởng thức món ăn nhẹ rất tốt cho bệnh tiểu đường.
Lưu ý:
Để kiểm soát tốt đường trong máu, bạn phải có chế độ chăm sóc hợp lý qua việc tuân thủ điều trị, sống lành mạnh và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cân bằng.
Để lại bình luận
5