- Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi mất ngủ dài ngày?
- Xem tay đoán bệnh - Những dấu hiệu ở tay cho thấy bạn đang có bệnh
- 6 thói quen hàng ngày đang âm thầm hủy hoại mạch máu của bạn
Một cơ thể con người khỏe mạnh được thể hiện thông qua nhiều yếu tố, nhưng trong đó mạch máu được xem là một trong những yếu tố quyết định. Nếu các mạch máu mềm, cứng ở mức độ nào sẽ có sự liên quan đến cuộc sống dài/ngắn là bao lâu.
Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe thường nói rằng, các mạch máu chính là “ngọn nến của sự sống”.
Khi các mạch máu khỏe mạnh, đàn hồi linh hoạt và máu lưu thông thuận lợi không bị cản trở, thì các bộ phận cơ thể mới được cung cấp máu đầy đủ và bổ sung “dinh dưỡng”, từ đó mới có nuôi dưỡng sức khỏe của toàn bộ các vùng trên cơ thể.
Một khi các mạch máu cứng lại và bị chặn hay cản trở, nó sẽ gây ra triệu chứng xuất hiện các cục máu đông, từ đây có thể gây ra các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như nhồi máu cơ tim và nhồi máu não.
Tại sao các mạch máu lại bị tắc?
Ngoài máu và oxy tồn tại trong mạch máu, còn có một lượng lớn cholesterol, triglyceride, v.v., và các chất này tích tụ trong thành mạch máu, từ đó mà các mảng bám (giống như rác) được hình thành.
Những mảng bám này sau đó có thể bị bong ra cùng với tác động của máu và kích hoạt cơ chế đông máu gây ra cục máu đông, lắng đọng ở mạch máu và chặn sự hoạt động bình thường của các mạch máu.
Nhiều người nghĩ rằng tắc mạch máu là các triệu chứng bệnh hình thành trong im lặng, nhưng trên thực tế, bàn tay và bàn chân bạn đều có thể cảm thấy những thay đổi rất nhỏ bé và tinh tế, chỉ khi thực sự lắng nghe cơ thể, bạn mới có thể cảm nhận được.
3 dấu hiệu bất thường ở tay chân 80% khả năng bạn bị tắc mạch máu
1.Tay bị tê, chân bị lạnh
Trên lâm sàng, nếu tắc động mạch vành và các hoạt động bình thường của mạch máu bị chặn, nó sẽ dẫn đến tình trạng lưu thông máu kém, máu không thể di chuyển đến vùng hai tay và sẽ có dấu hiệu hoạt động bất thường của cánh tay.
Lúc này, cánh tay có khả năng bị tê, yếu và cũng có thể bị lạnh, móng tay có xu hướng lõm vào trong, v.v.
Do bàn chân cách xa tim nhất. Khi các mạch máu bị “tắc nghẽn”, bàn chân cũng sẽ có cảm giác khác biệt. Khi các mạch máu bị chặn nhẹ, bàn chân sẽ lạnh và có xu hướng lạnh nhiều hơn nếu tình trạng tắc mạch diễn ra nghiêm trọng hơn theo thời gian.
2. Lòng bàn tay có thiên hướng chuyển màu tím, chân bạn sẽ đi thọt, khập khiễng
Nếu lòng bàn tay chuyển sang màu tím, nếu không có bệnh hoặc các vấn đề gây tê cóng khác, lý do chính của triệu chứng này là độ nhớt của máu quá cao, gây tắc nghẽn mạch máu nghiêm trọng, sự lưu thông dòng chảy của máu chậm, thiếu máu cục bộ, thiếu oxy và lòng bàn tay dễ dàng chuyển sang màu tím.
Bàn chân cách xa trái tim nhất và là phần xa nhất trong quá trình vận chuyển máu. Một khi các mạch máu bị tắc, sẽ không có đủ lượng máu cung cấp cho bàn chân, gây ra chứng giãn tĩnh mạch và thậm chí là bị dấu hiệu đi cà nhắc, thọt chân trong thời gian ngắn.
3. Đau cánh tay, sưng phù chân
Một khi động mạch cổ vai gáy hoặc động mạch não bị tắc, rất dễ gây ra đột quỵ, và có một biểu hiện của sự yếu và đau ở một bên của chi.
Nếu cánh tay thường xuất hiện trong tình huống này, đừng bỏ qua nó, tốt nhất là sớm đi gặp bác sĩ để kiểm tra.
Ngoài ra, khi xảy ra triệu chứng huyết khối tĩnh mạch chi dưới, bàn chân sẽ không được cung cấp đủ máu, dễ dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng ở bàn chân, từ đó dẫn đến sưng phù.
Cứ 10 người lại có 2 người mắc bệnh tim mạch, cứ 10 giây lại có một người tử vong vì các bệnh liên quan đến mạch máu. Đây là những giải pháp quan trọng nhất giúp bạn phòng bệnh.
Thời gian qua, đã có rất nhiều trường hợp bị đột tử vì bệnh tim, xuất huyết não và một số bệnh khác liên quan mà chúng đều có một đặc điểm chung là không kịp cấp cứu. Sau mỗi cái chết bất ngờ, chúng ta thường thở dài tiếc nuối với lý do người này xấu số người kia đoản mệnh, ít ai nghĩ rằng thực sự không có ai xấu số, mà chỉ là phòng bệnh chưa tốt.
Một trong những thứ gây nguy hiểm cho tính mạng, được giới y học gọi là “quả bom nổ chậm” chính là những cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối. Nếu muốn phòng bệnh, buộc phải “dè chừng” với những “quả bom hẹn giờ” này.
Theo một báo cáo của Hội tim mạch Trung Quốc, cứ 10 người lại có 2 người mắc bệnh tim mạch, cứ 10 giây lại có một người tử vong do bệnh liên quan đến tim mạch. Nguy hiểm như vậy thì có cách nào để phòng tránh hay không?
Khi các mạch máu bị tắc với tỉ lệ khoảng 50% thì người bệnh thường không cảm thấy có sự khác thường. Nếu tỉ lệ này tăng lên khoảng 70% thì người bệnh thỉnh thoảng sẽ có triệu chứng chóng mặt và tức ngực.
Nhưng khi tỉ lệ này tăng lên đến 90%, nó sẽ xảy ra hiện tượng thuyên tắc mạch máu. Điều này có nghĩa là, chờ đến khi bạn có cảm giác (cơ thể gặp vấn đề) thì nó đã rơi vào trạng thái rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ hoặc tử vong nhanh chóng.
Cách tự kiểm tra mạch máu có tắc hay không
Có một cách đơn giản nhất để nhận biết mạch máu của bạn có bị tắc hay không dựa vào việc sờ mạch trên bàn chân.
Chúng ta thường bấm cổ tay để nghe mạch đập, nhưng thực tế còn có một nơi có thể nghe mạch rõ hơn rất nhiều. Đó là ở giữa sống lưng bàn chân, nơi có điểm gờ lên cao nhất. Chỉ cần nhẹ nhàng sờ vào đây cũng có thể nghe được tiếng nhịp mạch đập rất rõ ràng.
Nếu người bị tắc mạch máu ở mức độ nhẹ, bình thường có thể sờ thấy mạch đập, nghĩa là huyết quản vẫn đang hoạt động bình thường, máu lưu thông đến vùng sống bàn chân thuận lợi.
Nhưng nếu đi đi lại lại 1 lúc, tiếp tục sờ mà không thấy mạch đập mạnh nữa, thì chứng tỏ mạch máu đang ít nhiều bị tắc.
Vì thế, ngoài việc sờ mạch đập trên cổ tay, bạn cũng có thể sờ mạch ở giữa sống lưng bàn chân. Rồi so sánh lúc ngồi yên và lúc di chuyển để nghe ngóng tình hình hoạt động của mạch máu, từ đó có các giải pháp phòng ngừa phù hợp.
Lời khuyên của bác sĩ về việc làm sạch mạch máu
Dùng thuốc hợp lý: Những bệnh nhân có độ nhớt máu cao, tức có bệnh huyết khối, tốt nhất nên nhờ sự tư vấn và hỗ trợ của bác sĩ riêng, chọn loại thuốc phù hợp và điều trị chính xác. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc uống.
Thường xuyên uống nước:
- Nước là nguồn của sự sống, trong máu chứa tới 80% lượng nước, nước có thể tham gia vào nhiều các phản ứng hóa học trong cơ thể, điều chỉnh độ nhớt máu, hạ lipid máu, tẩy rửa các tạp chất cặn bã bám trên thành mạch máu.
- Thời điểm nào nên uống nước cũng rất quan trọng, chẳng hạn như buổi sáng sau khi thức dậy, mỗi lần trước khi ăn đều nên uống nước, thời gian này có tác dụng hiệu quả với sức khoẻ tốt hơn những thời khắc khác trong ngày.
Lựa chọn những thực phẩm có tác dụng làm thông mạch máu
Làm thế nào để huyết quản luôn thông suốt là vấn đề nan giải của giới y học, chứ không phải của riêng người bệnh. Nhưng nếu bạn lựa chọn một thực đơn ăn uống có lợi cho mạch máu lại là việc đơn giản, bạn có thể tự làm được.
Đông y cho rằng, có một cách để chăm sóc huyết quản tốt hơn cả uống nước, đó chính là thêm một chút kiều mạch vào trong nước uống, như cách chúng ta uống trà. Trong kiều mạch có chất đặc biệt là rutin sẽ có tác dụng làm mềm mạch máu, giảm mỡ máu.
Bên cạnh đó, chất selen có trong kiều mạch sẽ mang lại tác dụng phòng ngừa đáng kể bệnh tim mạch và huyết áp cao, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả tới 93%.
Duy trì trạng thái vui vẻ, tránh căng thẳng tinh thần
Nếu để cho tâm trạng căng thẳng kích động thì sẽ gây ra nguy cơ co thắt mạch máu, ảnh hưởng đến sự lưu thông máu, do đó độ nhớt huyết tương tăng lên, hình thành các cục máu đông.
Vì vậy, hãy vui vẻ và giữ cho tinh thần vui vẻ, thoải mái. Đồng thời, tuân thủ việc tập thể dục để thúc đẩy tuần hoàn máu, nhờ đó cải thiện độ nhớt máu, phòng bệnh tắc mạch máu hiệu quả.
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc sẽ làm giảm đáng kể lượng oxy trong máu, nicotin trong khói cũng có thể dẫn đến co mạch, làm hư hại nghiêm trọng mạch máu. Người đang hút thuốc lá nếu muốn phòng bệnh thì nên bỏ hút thuốc càng sớm càng tốt để giúp ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Để lại bình luận
5