Người trung niên, cao tuổi, người mắc bệnh lý mạn tính, đặc biệt bệnh tim mạch là những đối tượng nguy cơ cao bị đột quỵ. Thế nhưng những năm gần đây, đột quỵ ở người trẻ đang gia tăng.

Đột quỵ ở người trẻ - 5 yếu tố nguy cơ điển hình nhất

1. Báo động tình trạng đột quỵ ở người trẻ ngày càng tăng

Đột quỵ não, còn gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi dòng máu cấp nuôi từ tim lên não bị ngừng do tắc mạch máu (thường là cục máu đông) hoặc vỡ mạch máu.

Đột quỵ xảy ra đột ngột, diễn tiến nhanh, biến chứng nặng nề là mối đe dọa nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của mọi người. Bất cứ ai cũng có thể bị đột quỵ, trước đây lứa tuổi trung bình gặp phải là trên 60. Đột quỵ là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu thế giới, ở Việt Nam là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong.

Nhiều người trẻ không cho rằng đột quỵ là nguy cơ với bản thân do sức khỏe, tim mạch còn tốt. Thế nhưng những năm gần đây, y học đang ghi nhận số trường hợp đột quỵ ở giới trẻ đang gia tăng nhanh chóng. Nguyên nhân gây đột quỵ ở người lớn tuổi thường do tình trạng hẹp mạch máu não, tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu não, song ở người trẻ thường khởi phát đột ngột, căn nguyên khác biệt.

Cụ thể, nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ thường gồm:

  • Dị dạng mạch máu não như: thông động tĩnh mạch, phình động mạch não, u mạch,…
  • Bệnh lý tim mạch như: bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh lý về đông máu, huyết khối tim mạch,…

Một thống kê nhanh ở Việt Nam gần đây cho thấy, gần 10% số bệnh nhân đột quỵ là dưới 44 tuổi. Điều nguy hiểm là phần lớn bệnh nhân nhập viện muộn, mất đi thời gian điều trị vàng. Đó một phần là tâm lý chủ quan ở người trẻ, không nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ mà nhầm lẫn sang các chấn thương bệnh lý khác.

Cấp cứu đột quỵ càng muộn thì nguy cơ biến chứng càng nặng nề, càng nguy hiểm với sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Không ít bệnh nhân đột quỵ trẻ là lao động chính trong nhà, gặp phải biến chứng mất đi khả năng lao động, thậm chí không thể độc lập trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày.

Đột quỵ đang là vấn đề đáng báo động ở giới trẻ, cần được nhận thức đúng đắn và phòng ngừa, nâng cao sức khỏe nói chung và kiểm soát yếu tố nguy cơ gây biến chứng nói riêng.

Đột quỵ ở người trẻ - 5 yếu tố nguy cơ điển hình nhất

2. Các yếu tố đe dọa đột quỵ ở người trẻ

Yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ đều liên quan đến lối sống hiện đại cùng bệnh mãn tính không được điều trị tốt. Cụ thể:

Nhiều người khi nhắc đến tình trạng mất ngủ thường nghĩ rằng nó chỉ xảy ra ở người cao tuổi trên 60, tuy nhiên không ít giới trẻ hiện nay gặp phải vấn đề này. Nguyên nhân gây kéo dài thường do áp lực công việc, học tập, vấn đề căng thẳng từ gia đình, xã hội, kinh tế,… Nếu mất ngủ kéo dài trên 1 tháng, tần suất mất ngủ khoảng 3 lần/tuần thì tình trạng này có thể trở thành mãn tính.

Lúc này, dù điều trị và nghỉ ngơi tốt thì người trẻ cũng rất khó để cải thiện, khắc phục tình trạng mất ngủ. Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thúc đẩy các bệnh lý như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, béo phì,... Không ít bạn trẻ đang rút ngắn thời gian ngủ hàng ngày của mình cho hoạt động vui chơi, học tập hay làm việc.

Stress, căng thẳng thường xuyên

Đây đang là vấn đề đáng báo động ở giới trẻ, cũng là hậu quả của lối sống hiện đại, nhịp sống công nghiệp. Thực tế tình trạng stress này gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe, là yếu tố thúc đẩy các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có biến chứng đột quỵ.

Giới trẻ hiện đại gặp nhiều áp lực từ công việc, học tập lẫn cuộc sống xã hội và gia đình. Vì thế cân bằng tâm lý, giải tỏa stress đang là vấn đề quan trọng cần đặt lên hàng đầu. Một nghiên cứu tại Anh đã cho biết, những người làm việc trên 55 giờ mỗi tuần, áp lực thường xuyên có nguy cơ đột quỵ cao hơn 30% so với người bình thường.

Đột quỵ ở người trẻ - 5 yếu tố nguy cơ điển hình nhất

Bệnh mãn tính và hội chứng chuyển hóa

Một vài nghiên cứu tin cậy cho biết, bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa chiếm đến 62% tổng trường hợp bị đột quỵ. Càng nhiều bệnh lý mãn tính, hội chứng chuyển hóa kết hợp thì nguy cơ đột quỵ càng cao, gồm: tiểu đường type 2, tăng đề kháng insulin, tăng huyết áp,…

Các bệnh lý này đều tác động tăng hình thành và phát triển mảng xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông tắc nghẽn mạch máu não và gây ra đột quỵ. Lối sống hiện đại, mất cân bằng dinh dưỡng cùng tinh thần tiêu cực chính là những nguyên nhân sâu xa thúc đẩy bệnh mãn tính và hội chứng chuyển hóa ở người trẻ.

Lối sống không lành mạnh

Một điều dễ nhận thấy ở giới trẻ hiện nay là lười vận động, thời gian chủ yếu họ tập trung vào cuộc sống, công việc, dành thời gian để xem phim, sử dụng mạng xã hội,… Lười vận động chính là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ, tỉ lệ bị đột quỵ ở đối tượng này cao hơn 20% so với người vận động thường xuyên.

Bên cạnh đó, các lối sống không lành mạnh như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chất kích thích,… cũng tác động tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây thiếu máu lên não và đột quỵ.  Tình trạng xơ vữa động mạch là hậu quả của những lối sống không lành mạnh này xuất hiện từ khá sớm, song không phải tất cả trường hợp đều bị đột quỵ.

Tâm lý chủ quan

Tuổi trẻ, đặc biệt là độ tuổi 20 - 30 được đánh giá là giai đoạn giàu sức khỏe, giàu năng lượng, ít bệnh tật nhất. Cũng vì thế mà người trẻ thường có tâm lý chủ quan, không phòng ngừa, tầm soát và điều trị loại bỏ nguy cơ dẫn tới đột quỵ.

Tỉ lệ người trẻ tuổi bị đột quỵ đang tăng dần theo từng năm, trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm. Đây là tình trạng đáng báo động, cho biết giới trẻ đang không thực sự chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình.

Đột quỵ ở người trẻ - 5 yếu tố nguy cơ điển hình nhất

3. Nên làm gì để gìn giữ sức khỏe?

Thói quen sinh hoạt, lối sống, tác nhân từ môi trường là những yếu tố hàng đầu gây ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch. Đặc biệt là thói quen sinh hoạt như hút thuốc, chế độ ăn uống, thể dục, kiểm soát căng thẳng hay quản lý cân nặng,…

Hãy bắt đầu với những thói quen tốt dưới đây, nên duy trì từ bây giờ để gìn giữ sức khỏe tim mạch ngay hôm nay.

Bỏ hút thuốc lá

Khói thuốc lá có chứa đến hơn 7.000 loại hóa chất độc hại, đầu tiên gây ảnh hưởng đến chức năng phổi và hệ hô hấp, ngoài ra nhiều chức năng quan trọng của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Trong đó có hoạt động của tim để cung cấp oxy và dinh dưỡng tới cơ thể.

Vì thế, hút thuốc lá là thói quen xấu gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch. Nếu bạn có thói quen này, hãy bỏ càng sớm càng tốt, nếu gặp khó khăn bạn có thể liên hệ với bác sĩ để có liệu trình bỏ thuốc đơn giản, hiệu quả hơn. Kể cả hút thuốc lá thụ động cũng gây ảnh hưởng xấu tương tự tới tim mạch, vì thế hãy tránh xa khói thuốc.

Đột quỵ ở người trẻ - 5 yếu tố nguy cơ điển hình nhất

Thường xuyên theo dõi huyết áp

Chỉ số huyết áp là cơ sở đáng tin cậy cho thấy hoạt động của tim mạch có tốt hay không. Nếu huyết áp cao bất thường, tim sẽ phải làm việc gắng sức hơn bình thường. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra các bệnh tim mạch, trong đó có cao huyết áp.

Các bệnh tim mạch thường liên quan đến tình trạng tăng huyết áp gồm: suy tim, thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh cơ tim phì đại,… Vì thế theo dõi huyết áp thường xuyên bằng khám sức khỏe hoặc theo dõi với thiết bị tại nhà, nhất là đối tượng nguy cơ cao sẽ giúp phát hiện và can thiệp sớm nếu có bất thường về sức khỏe của tim.

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh

Muốn duy trì, tăng cường sức khỏe tim mạch, chế độ dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng, trong đó cần chú ý đặc biệt đến nhóm chất béo. Những chất béo lành mạnh giúp tim mạch hoạt động tốt hơn, nhưng những chất béo chuyển hóa (trans fat) là nguyên nhân gây phát triển bệnh tim mạch và đột quỵ. Vì thế nên hạn chế nạp vào chất béo chuyển hóa hoặc kiểm soát ở mức phù hợp.

Ở cả người đang có sức khỏe tim mạch yếu hay người bình thường, cắt giảm chất béo xấu trong chế độ ăn uống đều rất quan trọng.

Đột quỵ ở người trẻ - 5 yếu tố nguy cơ điển hình nhất

Kiểm soát cân nặng

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Béo phì còn liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe như cholesterol cao (nguy cơ gây xơ vữa, tắc hẹp mạch máu), tăng huyết áp, đái tháo đường,…

Nếu bạn đang béo phì, hãy lên kế hoạch giảm cân khoa học và lành mạnh. Kiểm soát cân nặng kết hợp với luyện tập thể dục mới giúp bạn giảm cân, giảm huyết áp, duy trì nồng độ cholesterol ổn định cũng như nguy cơ bệnh tim mạch.

Ngủ đủ giấc

Giới trẻ hiện nay thường thức rất khuya, đồng hồ sinh học không khoa học và ổn định, khiến cho sức khỏe tim mạch cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thói quen ngủ muộn, ngủ không đủ giấc là một trong những nguyên nhân khiến bệnh tim mạch đang tăng lên ở giới trẻ.

Thời gian ngủ tốt nhất là 7 - 8 tiếng mỗi ngày, nên ngủ trước 11 giờ và đảm bảo giấc ngủ đêm liền. Hãy tập cho mình thói quen sinh học này để cơ thể nói chung cũng như bệnh tim mạch, huyết áp,… nói riêng được cải thiện.

Biết cách gìn giữ sức khỏe tim mạch sẽ giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh, một sức khỏe dẻo dai, đảm bảo một cuộc sống thư thái, thoải mái.

Đột quỵ ở người trẻ - 5 yếu tố nguy cơ điển hình nhất

Sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe

Theo PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y Tế, và hiện là Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam: Khẩu phần ăn hằng ngày cần có hai phần chính là đại chất và vi chất. Đại chất chứa nhiều protein, cacbohydrate, lipid giữ chức năng như nguồn năng lượng và nguyên liệu cơ bản cho cơ thể mà ta vẫn ăn hằng ngày như thịt, cá, cơm, rau. Tuy nhiên, những hợp chất này chưa đủ để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh vì lượng chất tồn dư trong cơ thể khá lớn và khó đào thải. Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ (tính bằng milligam) nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình sinh học, xây dựng các mô và tế bào, tham gia vào các hoạt động hô hấp, chuyển hóa, bài tiết của tế bào và xây dựng hệ miễn dịch cơ thể. Những thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng còn được gọi chung là thực phẩm chức năng (TPCN). Người Nhật đã sử dụng TPCN như một phương pháp hữu hiệu để tăng cường và bảo vệ sức khỏe từ năm 1980, đến năm 1991 Chính phủ Nhật đã ban hành luật về TPCN. Cũng theo đó, Mỹ ban hành luật  từ năm 1994 và nhiều nước châu Á khác cũng đã có luật TPCN nhằm bảo vệ sức khỏe người dân.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp