Theo nghiên cứu mới nhất của viện nghiên cứu dinh dưỡng Việt Nam, chôm chôm có rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể con người như, calo, chất béo, đạm, carbohydrate, chất xơ, canxi, kali, vitamin C và vitamin B9,... Hãy cùng tìm hiểu về chôm chôm ngay dưới bài viết này của Review365 bạn nhé!

1. Thành phần dinh dưỡng của chôm chôm

Chôm chôm có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, đây là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc đối với người Việt. Không chỉ có vị chua ngọt thơm ngon, mà chôm chôm còn được xem là trái cây giàu chất xơ, vitamin C và những hợp chất thực vật có lợi khác cho sức khỏe.

Trong đó, phần thịt chôm chôm cung cấp khoảng 1.3 - 2gr tổng hàm lượng chất xơ mà trái cây này mang lại cho cơ thể, tương tự như hàm lượng được tìm thấy trong quả cam, lê hoặc quả táo.

Ăn chôm chôm nóng hay mát? Chôm chôm có tác dụng gì đối vối sức khỏe
Ăn chôm chôm nóng hay mát? Chôm chôm có tác dụng gì đối vối sức khỏe

Trung bình cứ 100g chôm chôm gồm các chất dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng: 82kcal
  • Nước: 78.04g
  • Carbohydrate: 20.87g
  • Chất đạm: 0.65g
  • Chất béo: 0.21g
  • Chất xơ: 0.9g
  • Vitamin C: 4.9mg
  • Nhiều loại vitamin B như 0.013mg vitamin B1, 0.022mg vitamin B2, 1.352mg vitamin B3,…
  • Nhiều chất khoáng như: 22mg canxi, 0.35mg sắt, 9mg phốt pho, 42mg kali,0.066mg đồng,…

Ngoài ra, vỏ và hạt chôm chôm cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và hợp chất chống oxy hóa nhưng không được khuyến khích để ăn vì hai bộ phận này đều chứa một số hợp chất gây hại cho sức khỏe con người.

Tuy nhiên, ở một số quốc gia, người ta còn rang hạt chôm chôm nhằm làm giảm bớt độc tính và sử dụng.

2. Ăn chôm chôm có tác dụng gì?

Quả chôm chôm có vị ngọt thanh, lớp thịt dễ tách hạt. Vì thế có rất nhiều đã lựa chọn loại quả này làm món tráng miệng sau mỗi bữa ăn.

Dưới đây là một số tác dụng tốt cho sức khỏe của quả chôm chôm bạn nên biết để bổ sung loại trái cây này vào thực đơn tráng miệng cho cả gia đình:

2.1 Khả năng phòng chống bệnh tiểu đường

Theo nhiều kết quả nghiên cứu trong các thời điểm khác nhau, cho thấy rằng: hoạt tính chống oxy hóa từ chiết xuất hạt chôm chôm có khả năng làm giảm đường huyết và có thể được sử dụng làm thuốc hạ đường huyết tiềm năng trong tương lai.

Ngoài ra, chiết xuất từ vỏ chôm chôm cũng có thể làm tăng độ nhạy insulin và góp phần làm giảm lượng đường trong máu lúc đói.

Ăn chôm chôm nóng hay mát? Chôm chôm có tác dụng gì đối vối sức khỏe
Ăn chôm chôm có tác dụng gì?

2.2 Ăn chôm chôm giúp hỗ trợ giảm cân

Chôm chôm chứa hàm lượng chất xơ và nước đáng kể nhưng lại chứa ít calo, chôm chôm trở thành thực phẩm thân thiện trong chế độ ăn uống giảm cân khi có thể giúp bạn tránh được cảm giác thèm ăn và gây no lâu hơn.

Chất xơ hòa tan có thể tan một phần trong nước và tạo thành hợp chất có đặc tính giống như gel xuất hiện trong ruột, do đó quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra chậm hơn, khiến bạn có cảm giác no lâu hơn.

Lượng nước từ chôm chôm hỗ trợ giữ nước trong cơ thể, thúc đẩy việc no lâu và ngăn chặn tình trạng ăn nhiều cũng như hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

2.3 Ngăn chặn nguy cơ bị xơ vữa động mạch

Chôm chôm có chứa hàm lượng vitamin B3 rất lớn. Loại vitamin này có thể chuyển hóa carbohydrate, chất béo cùng protein thành nguồn năng lượng tích cực để duy trì các hoạt động của cơ thể.

Việc bổ sung chôm chôm vào chế độ ăn dinh dưỡng hàng ngày giúp bạn tăng cường chuyển hóa chất béo. Đồng thời đẩy lùi tình trạng tích tụ mỡ thừa trong cơ thể và từ đó làm giảm nguy cơ hình thành bệnh tim mạch vành.

2.4 Chôm chôm giúp xương chắc khỏe

Một trong những tác dụng của chôm chôm nữa chính là duy trì khối lượng xương và củng cố sức khỏe của xương khớp nhờ hàm lượng photpho, canxi cao.

Vì thế, quả chôm chôm còn có khả năng hỗ trợ quá trình hình thành và nuôi dưỡng xương. Hơn nữa hàm lượng vitamin C có trong phần thịt quả còn góp phần giúp xương chắc khỏe hơn.

Ăn chôm chôm nóng hay mát? Chôm chôm có tác dụng gì đối vối sức khỏe
Ăn chôm chôm nóng hay mát?

2.5 Quả chôm chôm có khả năng phòng ngừa ung thư

Vitamin C có trong quả chôm chôm có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do gây hại cho cơ thể. Từ đó tăng cường khả năng miễn dịch, phòng tránh tổn thương tế bào, giúp phòng ngừa nhiều loại bệnh ung thư.

Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, vỏ của quả chôm chôm có tác dụng cản trở và làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư.

Vì thế, phần vỏ của loại trái cây này còn được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh ung thư gan. Một nghiên cứu khác cho thấy, ăn 5 quả chôm chôm mỗi ngày có thể hạn chế nguy cơ phát triển của bệnh ung thư.

2.6 Có khả năng chống lại nhiễm trùng

Nhiều hợp chất chứa trong chôm chôm được chứng minh là có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể, từ đó có khả năng giúp bạn chống lại bệnh nhiễm trùng. Chẳng hạn, hàm lượng vitamin C đáng kể thúc đẩy việc sản xuất các tế bào bạch cầu mà cơ thể cần để chống lại sự nhiễm trùng.

Điều này còn có nghĩa, nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin C thì dễ làm cho hệ miễn dịch suy yếu, khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng nhiều hơn.

Dù vỏ chôm chôm không được khuyến khích sử dụng, nhưng vẫn chứa hợp chất có tác dụng chống lại sự nhiễm trùng.

Đây là kết quả nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy vỏ chôm chôm có thể bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi rút và vi khuẩn gây nên nhiễm trùng.

2.7 Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa

Nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào, chôm chôm có thể ngăn ngừa tình trạng táo bón và cải thiện một số triệu chứng liên quan đến rối loạn đường ruột.

Phần lớn là chất xơ không hòa tan (chứa trong phần thịt của quả) góp phần làm cho trọng lượng phân lớn hơn, nhờ đó làm tăng tốc độ vận chuyển của ruột và dễ dàng đi ra ngoài hơn cũng như cải thiện được tình trạng táo bón.

Bên cạnh đó, chất xơ hòa tan còn trở thành nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi sống trong đường ruột. Trong quá trình tiêu thụ chất xơ, vi khuẩn sẽ tạo ra các axit béo chuỗi ngắn (như propionate, axetat và butyrate) hỗ trợ nuôi các tế bào trong ruột.

Đồng thời, các axit béo này còn có tác dụng làm giảm viêm và cải thiện chứng rối loạn đường ruột như bệnh viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh Crohn.

Ăn chôm chôm nóng hay mát? Chôm chôm có tác dụng gì đối vối sức khỏe
Ăn chôm chôm giúp hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa

2.8 Hỗ trợ trị gàu và bệnh da đầu

Chôm chôm có đặc tính sát khuẩn nên có tác dụng tốt trong việc điều trị gàu và một số bệnh da đầu khác. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C có chứa trong loại quả này còn giúp nuôi dưỡng sức khỏe của mái tóc và da đầu từ bên trong giúp tóc óng ả hơn.

Hàm lượng khoáng chất đồng có trong chôm chôm còn có khả năng điều trị chứng rụng tóc, đồng thời tăng cường màu sắc cho mái tóc giúp tóc đen, mượt, ngăn ngừa tình trạng bạc tóc do lão hóa sớm.

Protein có trong quả chôm chôm còn giúp nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe, suôn mượt. Tuy nhiên, để phòng tránh tình trạng kích ứng da, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu khi muốn sử dụng nước ép chôm chôm để massage lên tóc.

2.9 Ăn chôm chôm giúp da khỏe

Không chỉ quả chôm chôm đem lại lợi ích tăng cường sức khỏe và giúp da tươi trẻ mà hạt chôm chôm cũng có tác dụng này. Phần hạt có thể được sử dụng nghiền nát thành hỗn hợp sệt sau đó thoa lên da đem lại hiệu quả cải thiện màu da không đều.

Quả chôm chôm có tác dụng cấp ẩm cho da, dưỡng chất mangan và vitamin C có tác dụng giúp hỗ trợ sản sinh collagen và đồng thời hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ làn da khỏi các tổn thương do các gốc tự do gây ra.

3. Ăn chôm chôm nóng hay mát, Mẹ bầu có nên ăn chôm chôm không?

3.1 Mẹ bầu có nên ăn chôm chôm

Với những mẹ bầu khi ăn chôm chôm sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Điển hình như:

  • Nhờ vị ngọt tự nhiên sẽ giúp cải thiện tình trạng choáng váng, buồn nôn. Đồng thời, làm giảm những triệu chứng gây khó chịu mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng gặp.
  • Chôm chôm còn đóng vai trò là nguồn cung cấp chất sắt cao. Giúp mẹ bầu chống lại sự mệt mỏi, chóng mặt khi mang thai. Tăng cường hấp thụ chất sắt còn giúp cải thiện mức huyết sắc tố hemoglobin có trong cơ thể của người mẹ.
  • Chôm chôm còn chứa hàm lượng vitamin E có tác dụng làm dịu tình trạng ngứa ngáy, gây khó chịu mà mẹ bầu gặp phải trong thời kỳ mang thai.

Vậy nên mẹ bầu nên ăn lượng chôm chôm vừa đủ để nhận được nhiều lợi ích.

Dù chôm chôm đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe bà bầu nhưng không phải vì thế mà mẹ bầu ăn nhiều chôm chôm bởi đây là một loại trái cây nóng. Đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn quả chôm chôm quá chín bởi nồng độ cồn cao trong loại quả này không an toàn cho mẹ và bé.

Ăn chôm chôm nóng hay mát? Chôm chôm có tác dụng gì đối vối sức khỏe
Mẹ Bầu có nên ăn chôm chôm không?

xem thêm: Rau bina( Cải bó xôi) là rau gì? Giá trị dinh dưỡng và bà bầu có nên ăn không?

3.2 Ăn chôm chôm nóng hay mát?

Mùa hè là mùa chôm chôm, mọi người thường lựa chọn loại trái cây này vì đây là loại quả ngọt. Tuy nhiên, vì lượng đường trong chôm chôm nhiều nên ăn nhiều sẽ gây nóng trong người.

Vậy ăn chôm chôm nóng hay mát thì câu trả lời là nóng. Do đó, nên ăn chôm chôm ở lượng vừa phải. Đặc biệt với những đối tượng dễ bị bốc hỏa như phụ nữ tiền mãn kinh khiến phụ nữ càng khó chịu hơn nếu ăn loại quả này.

Tuy nhiên nếu bạn băn khoăn là ăn chôm chôm nóng hay mát thì bạn cần quan tâm thêm tới lượng chôm chôm ăn vào. Ở ngưỡng chịu đựng của cơ thể thì ăn chôm chôm mới gây nóng trong. Khi dùng các hoa quả chín vào mùa nóng, sẽ giúp cơ thể con người thích nghi với mùa nóng. Do đó việc ăn một vài quả mỗi ngày không quá gây nóng, mà bạn vẫn nên ăn để cơ thể có sự thích nghi chịu đựng.

Nếu ăn chôm chôm quá nhiều, gây nóng trong như nổi mụn, nổi nhiệt thì bạn nên giảm lượng ăn lại.

3.3 Ai không nên ăn chôm chôm?

Tuy chôm chôm ăn ngon, ngọt và có nhiều chất dinh dưỡng nhưng những đối tượng sau không nên ăn:

  • Người đầy bụng khó tiêu không nên ăn chôm chôm vì sẽ gây ra ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến tình trạng đầy bụng, khó tiêu trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người nóng trong hay bốc hỏa không nên ăn chôm chôm vì loại quả này gây nóng sẽ khiến người bệnh càng thêm bức bối và khó chịu.
  • Người bị bệnh tiểu đường không ăn loại quả này vì chôm chôm là trái cây có hàm lượng đường cao, nếu ăn nhiều sẽ trở thành nguyên nhân làm tăng đường huyết khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
  • Người bị nhiệt miệng, mụn nhọt, rôm sảy không nên ăn chôm chôm vì loại quả này chứa nhiều đường gây nhiệt cho cơ thể. Đồng thời, lượng đường cao cũng làm kích thích nổi mụn nhọt và rôm sảy xảy ra.
  • Những người đang muốn giảm cân. Dù chôm chôm được biết hỗ trợ giảm cân vì chứa nhiều chất xơ giúp bạn no lâu. Tuy nhiên, đây là loại quả chứa nhiều đường, có độ ngọt cao. Nếu ăn nhiều chôm chôm sẽ khiến quá trình giảm cân của bạn không đạt hiệu quả như mong muốn.

4. Những lưu ý khi chọn mua chôm chôm, bảo quản và khi ăn

4.1 Cách chọn mua chôm chôm tróc vỏ, nhiều thịt

Dưới đây là một số mẹo bạn có thể áp dụng để chọn ra được những trái chôm chôm tróc vỏ và chứa nhiều thịt:

Ăn chôm chôm nóng hay mát? Chôm chôm có tác dụng gì đối vối sức khỏe
Cách chọn chôm chôm ngon

Quan sát lớp vỏ và phần gai:

  • Những trái chôm chôm tươi thường có lớp vỏ giòn, kiểm chứng bằng cách bạn nhấn móng tay vào thử phần vỏ sẽ thấy nó tách ra nhanh chóng, mà không có dấu hiệu mềm dẹp hay bị chảy nước. Đồng thời, quan sát phần gai bên ngoài tua tủa và có độ giòn cứng, phía đầu gai hơi xanh hoặc đỏ tươi đều được.
  • Bạn tránh chọn những quả có màu đỏ nhưng hình dạng quả không tròn, có xu hướng thon lại thường là những quả bị lép, không có ruột.

Quan sát lá ở chùm:

  • Bạn nên chọn chôm chôm vẫn còn cành lá. Vì thế, hãy chọn chùm quả có lá tươi xanh, gắn chặt với cành thì càng tốt, chứng tỏ quả mới được hái trên cây chưa lâu.

Quan sát phần thịt:

  • Khi tách vỏ, bạn thấy phần thịt chôm chôm có màu trắng đục, nhìn mọng nước và có hương thơm đặc trưng.

Quan sát màu sắc toàn diện của chôm chôm:

  • Những quả tươi nhìn bên ngoài có màu xanh đỏ đẹp mắt, không hề có dấu hiệu bị khô héo.

Cân nhắc chọn loại chôm chôm tùy theo sở thích: Mỗi loại quả sẽ có đặc tính và màu sắc trái khác nhau.

Chẳng hạn:

  • Với chôm chôm nhãn thường có lớp vỏ màu vàng ngả sang 2/3 màu đỏ; phần gai cứng, đều; lớp vỏ còn tươi, có độ giòn nhất định và không bị chảy nước khi tách vỏ. Chôm chôm nhãn thường có thịt giòn và dày nên rất được ưa chuộng.

  • Với chôm chôm Thái thường có lớp vỏ chín màu đỏ và điểm vàng; phần gai cứng còn xanh hoặc màu hồng vàng ở phía trên đầu gai; lớp vỏ có độ giòn và khi tách xuất hiện ít mật.

  • Với chôm chôm tróc có lớp vỏ trái màu đỏ, còn tươi; phần gai tua tủa và giòn và khi tách không có bất kì dấu hiện rỉ mật nào.

4.2 Cách bảo quản chôm chôm tươi lâu

Cách bảo quản chôm chôm tươi cũng khá đơn giản: 

  • Bạn không nhất thiết phải rửa sạch, thay vào đó hãy làm sạch bụi bẩn còn bám trên mỗi quả bằng khăn ướt hoặc khăn khô đều được.
  • Bạn có thể vặt chôm chôm ra khỏi cành để tiện cho vào túi niylon. Tiếp đó, bạn cho chôm chôm vào túi nylon và đặt trong ngăn rau củ của tủ lạnh để giữ được độ tươi ngon hơn.
  • Ngoài ra, bạn có thể tách từng quả ra khỏi vỏ và ngâm vào hủ thủy tinh (đã được khử trùng bằng nước sôi) gồm có hỗn hợp dung dịch nước đường và axit citric (còn gọi là bột chua). Cuối cùng, đặt hủ chôm chôm vào ngăn mát tủ lạnh, hoặc để ở nơi thoáng mát, khô ráo thì có thời gian sử dụng lên đến 12 tháng.

Tuy nhiên, bạn nên sử dụng càng sớm càng tốt nhé!

Ăn chôm chôm nóng hay mát? Chôm chôm có tác dụng gì đối vối sức khỏe
Cách bảo quản chôm chôm đúng nhất

4.3 Lưu ý khi ăn chôm chôm

Mặc dù có rất nhiều chất dinh dưỡng có trong quả chôm chôm, nhưng bạn cũng nên cân nhắc kỹ trước khi ăn. Một người bình thường khỏe mạnh, chỉ nên ăn khoảng 400 đến 500g. Nên ăn sau bữa ăn khoảng 30 phút và tránh ăn vào ngày nắng nóng.

Thông qua những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã biết được ăn chôm chôm có tác dụng gì? Ăn chôm chôm nóng hay mát? Cách sử dụng thế nào là đúng cách để có thể lựa chọn loại trái cây này bổ sung vào món tráng miệng cho cả gia đình một cách hợp lý, khoa học nhất. Hy vọng qua bài viết của Review365 bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn và gia đình có những lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe

7, Theo Reviview 365 tổng hợp