- Cách dùng điện thoại di động tiết lộ con người thật của bạn
- 6 thói quen dùng điện thoại giết chết mọi mối quan hệ
- 9 cách sử dụng điện thoại thông minh hiệu quả bạn nên biết
Ông bà ta có dạy: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Nếu chúng ta không chú ý đến sức khỏe, chúng ta nợ cơ thể, tinh thần và cuộc sống của mình ngàn lời xin lỗi, mặc dù chúng ta sẽ không phải trả giá ngay lập tức, nhưng sớm muộn gì ngày đó cũng sẽ đến. Khi đó, bạn chỉ có thể tiếc nuối, hối hận trong vô vọng và cảm thấy hạnh phúc thật xa vời.
Cách ngược đãi cơ thể kinh khủng nhất
Tôi nhớ trước đây, khi đang là giáo viên, tôi đã gặp một học sinh rất thích nghịch điện thoại tên là Phong. Cậu bé này vẫn luôn cầm điện thoại, ngồi cúi đầu, tóc mái trên trán buông thõng vô tình che đi đôi mắt đăm chiêu của cậu.
Dù là trong hay sau giờ học, cậu ấy đều nhìn chằm chằm vào chiếc di động trên tay, với ánh sáng mờ nhạt của màn hình điện thoại phản chiếu trên khuôn mặt, cậu ấy hoàn toàn đắm chìm vào nó, như thể mọi thứ xung quanh chẳng liên quan gì đến cậu ấy vậy.
Mỗi khi nhìn thấy Phong, tôi cảm thấy dường như cậu học sinh ấy cũng đã bị trúng ma lực của chiếc điện thoại di động và chìm vào ảo ảnh vô biên. Cậu ta có thể nghịch điện thoại ở bất cứ đâu, mặc kệ mọi người có chú ý cậu hay không. Cho dù cha mẹ, giáo viên và những người xung quanh khuyên nhủ, cậu vẫn không hề để tâm và vẫn chứng nào tật nấy.
Một ngày nọ, khi đang ngồi học, Phong bỗng ngã xuống đất. Các bạn trong lớp lúc đầu đều cười vì nghĩ Phong đang trêu các bạn, một số bạn khác cảm thấy cậu ấy ngã rất vui. Nhưng khi biết không phải chuyện đùa thì nét mặt các bạn bỗng tái xanh. Khuôn mặt Phong không còn chút máu, đôi mắt khép hờ, rồi lim dim, miệng sùi bọt mép, tay chân co giật.
Phong được đưa đến bệnh viện. Bác sĩ cho biết do ngồi trong tư thế cúi đầu xuống trong một khoảng thời gian dài nên cột sống cổ của anh bị biến dạng và căng, dẫn đến chèn ép dây thần kinh tọa.
Lần này cậu bị thoái hóa đốt sống cổ cấp tính, mặc dù đã tỉnh lại nhưng do tình trạng nghiêm trọng nên sau này phải đặc biệt chú ý, nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Kể từ đó, cuộc sống của Phong hoàn toàn thay đổi. Vào cuối tuần, trong khi bạn bè cùng trang lứa có thể vui vẻ đi mua sắm, hẹn hò, leo núi nhưng anh phải đến gặp bác sĩ điều trị để xoa bóp, châm cứu và vật lí trị liệu. Cậu trở nên sợ gió lạnh, mỗi khi gió thổi thì cổ của cậu lại đau buốt, cậu phải quấn chặt lấy khăn quàng cổ dù đó là mùa đông hay mùa hè.
Vì cột sống cổ quá mỏng manh nên các hoạt động của cậu bị hạn chế, cậu ấy không thể thực hiện các động tác gập người về phía trước. Khi bạn học gọi cậu ấy, cậu ấy không dám quay đầu lại đột ngột, vì sợ rằng khi quay đầu lại sẽ ngất đi.
Cậu thanh niên mới ngoài hai mươi tuổi, độ tuổi căng tràn nhựa sống nhưng trông yếu ớt và sợ hãi mọi thứ như thể cậu đang bước vào tuổi trung niên sớm.
Phong tiếc nuối nói với nhân viên y tế rằng trước đây cậu ấy luôn cảm thấy mình còn trẻ, làm như thế sẽ không có vấn đề gì. Có lúc, cậu ấy cảm thấy cổ mình rất đau và cơ bắp cứng lại nhưng cậu ấy không coi trọng và phớt lờ việc đó.
Cậu không ngờ rằng những thay đổi về lượng quanh năm cuối cùng sẽ dẫn đến những thay đổi về chất, bệnh tật đến chất như núi, tự mình làm khổ mình.
Hoàn cảnh của Phong không hề hiếm mà ngược lại rất phổ biến trong giới trẻ. Trong những năm gần đây, những tin tức về việc bệnh tật do chơi điện thoại di động liên tục đã xuất hiện trên báo chí.
Trên khắp các trang mạng không ai không biết cô Trương thích nghịch điện thoại. Việc đầu tiên mỗi ngày cô ấy thức dậy là lướt mạng xã hội và phát hiện tay cô ấy bị đau. Rồi một ngày, cô cảm thấy mắt mình không còn nhìn rõ, võng mạc bị bong ra, mắt thâm quầng, chỉ có thể nhập viện để phẫu thuật.
Chúng ta luôn nghĩ rằng nhìn vào điện thoại, thỉnh thoảng nhức mắt và mỏi cổ, đó là những điều tầm thường. Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe là không hề nhỏ. Bất kỳ vấn đề nhỏ như hạt cát nào nếu không phát hiện sớm thì lâu dần cũng có thể thành những tòa tháp lúc nào không hay. Đến khi bạn nhận ra, thì chỉ biết nuối tiếc vì trở tay không kịp.
Khi sức khỏe của bạn lên tiếng bì bị tổn thương nghiêm trọng, một số người sẽ bị sốc nhưng có thể phục hồi được, còn những người khác có thể sẽ không thể phục hồi.
Tôi đã xem một số cuộc phỏng vấn với các bác sĩ, họ nói rằng trong xã hội hiện đại, con người lạm dụng điện thoại quá mức khiến mắt nhiều người bị khô và nóng, cổ của nhiều người trở nên cứng và mỏi.
Lúc này, bạn cần chú ý và không thể chờ đợi nó bộc phát rồi mới điều trị. Một khi bệnh về võng mạc xảy ra, thị lực của một số người không thể phục hồi được nữa, một khi thoái hóa đốt sống nặng có thể đột tử hoặc liệt.
Điện thoại di động thực sự làm cho cuộc sống của chúng ta thú vị vô cùng. Tuy nhiên, chỉ có sức khỏe mới là điều kiện tiên quyết để tận hưởng niềm vui và là chìa khóa của một cuộc sống thư thái.
Chính vì vậy, dù thế giới trong điện thoại có thú vị và hấp dẫn đến đâu, hãy nhớ rằng sức khỏe của bạn chính là đứa con của bạn.
Emerson từng nói: "Sức khỏe là của cải đầu tiên của cuộc đời".
Cũng giống như những của cải khác trên thế giới, nếu bạn chăm sóc nó cẩn thận, nó có thể duy trì và tăng giá trị của nó, nếu bạn tùy tiện lãng phí, bạn sẽ phải đánh đổi bằng tiền và có khi sẽ không bao giờ đổi lại được.
Thứ bạn không thể bỏ xuống là điện thoại di động còn thứ không thể lấy lại là sức khỏe. Cho dù thế giới ảo có tuyệt vời đến đâu, bạn cũng đừng quá mê đắm nó. Đừng coi sức khỏe như một món đồ thế thân trong cuộc đánh cược và đừng tùy tiện mạo hiểm cơ thể của bạn vì một thú vui nhất thời.
Thời buổi hiện đại, con người quá chú trọng đến điện thoại di động, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Tờ "Daily Mail" của Anh từng đưa tin, con người hiện đại nghiện smartphone, căn bệnh này đã gây ra chứng bệnh tâm thần mang tên "nỗi sợ không có điện thoại". Cuộc khảo sát cho thấy 53% người dân cảm thấy trống rỗng và bồn chồn khi họ bị mất điện thoại di động, không có pin, nợ phí hoặc không thể truy cập Internet. Hơn 70% người dùng điện thoại di động cũng mắc "hội chứng ảo giác thính giác rung động" và luôn cảm thấy điện thoại di động của họ đang rung.
Điện thoại di động cũng có thể gây ra các vấn đề tâm lý khác. Phil Reid, một chuyên gia về chứng nghiện Internet, cho biết: Sự ám ảnh quá mức về điện thoại di động sẽ khiến bạn mất tập trung, đồng thời khiến bạn phớt lờ mọi người xung quanh, khơi dậy sự oán giận và phàn nàn từ người khác, cuối cùng có thể dẫn đến chứng trầm cảm. Báo cáo cũng cho biết, những người cực kỳ mê điện thoại di động không chỉ thích giao tiếp xã hội vào ban ngày mà thậm chí còn gửi tin nhắn trong giấc ngủ nhưng họ không hề hay biết.
Hành vi này thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi chìm vào giấc ngủ và bệnh nhân không chỉ gửi đi những tin nhắn khó giải thích mà những tin này còn gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân.
Hơn nữa, triệu chứng này cũng sẽ cản trở giấc ngủ sâu của bệnh nhân, khiến bệnh nhân mệt mỏi và rối loạn tư duy khi ngủ dậy.
Khi tôi còn nhỏ, tôi thích đọc sách khoa học viễn tưởng. Lúc đó, điều tôi sợ nhất là một ngày nào đó robot sẽ thống trị trái đất và nô dịch con người.
Tuy nhiên, khi lớn lên, tôi bước ra đường và thấy rằng mọi người đang ngồi, đi bộ hay thậm chí đang lái xe đều nhìn vào điện thoại của họ.
Đột nhiên, tôi cảm thấy có chút buồn bã: Hóa ra máy móc đã điều khiển thế giới và cuộc sống của chúng ta. Điện thoại di động là công cụ của chúng ta chứ không phải là ông chủ của chúng ta.
Đừng để điện thoại di động chiếm đoạt thời gian của chúng ta và ảnh hưởng đến cơ thể khỏe mạnh, mối quan hệ tốt đẹp của bạn và người khác, tính khí và ngoại hình đẹp của bạn. Chúng ta thường nói rằng trong khí chất của bạn ẩn chứa những cuốn sách bạn đã đọc, con đường bạn đã đi và những người bạn đã yêu thương. Bạn thử nghĩ xem, nếu trong tương lai, bạn chỉ có chiếc điện thoại di động ẩn chứa khí chất của mình thì sẽ như thế nào?
Vì vậy, hãy bình tĩnh và đọc sách thay vì chăm chăm vào điện thoại, xem những trò giải trí trên mạng xã hội và xem comments bàn tán của bạn bè.
Hãy ra ngoài và đi du lịch, bạn sẽ được ngắm cảnh đẹp, hít thở bầu không khí trong lành thay vì dán mắt vào điện thoại, mỏi cổ xem video clip và hình ảnh do người khác checkin. Hãy về nhà gặp cha mẹ, giúp họ rửa bát đũa, đấm lưng, xoa vai thay vì gọi điện về nhà và báo rằng "Con vẫn khỏe, con nhớ ba mẹ".
Hãy yêu những người xung quanh bạn một cách chân thành và ấm áp, đừng chỉ biết nói những câu ngôn tình qua màn hình rồi ôm điện thoại suốt mà bỏ bê người yêu.
Tạm gác thế giới ảo trong điện thoại di động sang một bên, quản lý cuộc sống thực hàng ngày xung quanh bạn, đối xử tốt với bản thân và những người xung quanh, bạn có thể đảm bảo một cơ thể thoải mái và một tinh thần khỏe mạnh.
Nhà khoa học quản lý Owen từng nói: "Hạnh phúc của con người chỉ có thể được tạo ra nếu thể chất khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái".
Cách thoát khỏi chứng nghiện điện thoại di động
Một người có thể tránh những rắc rối không cần thiết này chỉ khi anh ta học cách kỷ luật bản thân. Vậy, làm thế nào để trở nên kỷ luật bản thân và thoát khỏi chứng nghiện điện thoại di động? Chúng ta có thể thử các phương pháp sau:
Đừng nghĩ rằng vật bất ly thân là điện thoại di động
Với nhiều người, điện thoại di động như vật bất ly thân còn khó bỏ hơn người yêu. Vậy thì phải giảm bớt cơ hội cầm điện thoại, không nhìn thấy cũng không phải bối rối. Bạn nên để điện thoại di động trong túi xách, đứng thường xuyên lấy điện thoại ra. Sau khi về nhà, hãy để điện thoại di động xa tầm tay nhằm giảm tiếp xúc với điện thoại và không mang điện thoại vào phòng ngủ hoặc phòng tắm.
Hãy tự quy định về thời gian sử dụng điện thoại di động
Tôi đã từng rất mê điện thoại di động vì nhờ có nó, tôi có thể lướt mạng hóng hớt mỗi ngày. Những buổi chiều trôi qua trong hoài phí nhưng tôi vẫn chưa làm được gì nên tôi rất bực bội và cảm thấy tội lỗi. Sau đó, tôi đặt ra quy tắc cho bản thân là chỉ có hai khoảng thời gian cố định trong ngày và tôi có thể sử dụng điện thoại di động để lướt Internet, xử lý các tin nhắn và mạng xã hội. Vào những lúc khác, tôi tự tắt 3G và buộc mình làm xong việc rồi hãy xem.
Bằng cách này, bạn sẽ tập trung và hiệu quả hơn trong công việc và khi bạn đang chơi trên điện thoại di động, bạn sẽ thoải mái và bình tĩnh hơn và có trải nghiệm thú vị hơn vì bạn biết rằng nhiệm vụ hôm nay đã được hoàn thành.
Hợp lý hóa các ứng dụng trên điện thoại di động
Nhiều người không thể thiếu điện thoại di động bởi vì họ sử dụng chúng để quản lý mọi khía cạnh của cuộc sống: nhắc nhở lập lịch trình, bấm thẻ nhớ từ vựng, giữ tài khoản để tiêu tiền...
Trong thực tế, nếu có nhiều ứng dụng không cần thiết, tốt hơn là gỡ cài đặt hoặc xóa. Viết ra lịch trình của bạn từng cái một và bạn có cảm giác chắc chắn về việc hoàn thành. Những thứ viết tay cũng có kết cấu đặc biệt, khiến người ta cảm thấy thoải mái, không giống như hồ sơ điện tử, luôn có cảm giác không chắc chắn.
Hãy ghi lại việc sử dụng điện thoại di động
Bạn cũng có thể sử dụng sổ ghi chú để viết ra những việc bạn làm với điện thoại di động hàng ngày, sau đó thường xuyên xem xét, tóm tắt. Bạn sẽ tự nhiên biết điều gì không cần thiết, điều gì lãng phí thời gian và bạn có thể cải thiện điều đó sau.
Khi bạn lần đầu tiên thực hiện kế hoạch này, bạn có thể cảm thấy rất khó chịu. Tuy nhiên, sức mạnh của thói quen là vô cùng mạnh mẽ và theo thời gian, thói quen trở thành lẽ tự nhiên.
Bạn sẽ thấy rằng thời gian của mình sẽ không còn bị cắt thành nhiều khoảng rời rạc và bạn có nhiều thời gian hơn để giao lưu, tập thể dục và cảm nhận vẻ đẹp của thế giới này, thay vì ôm điện thoại di động và thu mình lại trong thế giới ảo và trong tưởng tượng.
Trong lúc thanh xuân vẫn còn tươi đẹp, đời còn dài, hãy đặt chiếc điện thoại di động sang một bên dù chỉ vài phút thôi, sống vui vẻ trong thế giới thực, quản lý cảm xúc và rèn luyện cơ thể khỏe mạnh. Như vậy là tốt lắm rồi!
Hi vọng bạn luôn mạnh khỏe, biết đặt tâm vào những việc quan trọng thay vì ngồi nghịch điện thoại qua ngày.
Để lại bình luận
5