1. Tại sao nên đi khám sức khỏe định kỳ?

Nhiệm vụ của khám sức khỏe tổng quát là đưa ra bảng tổng kết khách quan, có bằng chứng về các cột mốc sức khỏe của một cá nhân. Từ đó giúp phát hiện sớm bệnh lý, dự đoán trước một số yếu tố nguy cơ bệnh lý gây hại cho sức khỏe.

Môi trường sống hiện nay tại Việt Nam ngày càng ô nhiễm, ẩn chứa nhiều nguy cơ bệnh tật cao, đặc biệt tình trạng mắc các bệnh nan y ngày càng gia tăng. Do đó, khám sức khỏe tổng quát định kỳ là thói quen tốt, giúp bảo vệ sức khỏe hàng ngày của bạn. 

Dựa trên kết quả thăm khám, xét nghiệm, bác sỹ sẽ đưa ra lời khuyên hợp lý, đồng thời chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm nếu có. Trong điều trị bệnh, phát hiện càng sớm, điều trị càng dễ dàng, ít biến chứng. Khám sức khỏe tổng quát là thước đo khoa học để bạn đánh giá, điều chỉnh lại lối sống hàng ngày, từ đó đảm bảo sức khỏe tốt hơn trong tương lai.

Khám sức khỏe định kỳ có vai trò quan trọng với mọi người, mọi độ tuổi, giới tính. Mỗi người nên thực hiện khám tổng quát sức khỏe mỗi 6 tháng - 1 năm/lần.

Tại sao nên đi khám sức khỏe định kỳ? Đi khám sức khỏe có nên ăn sáng không?
Đi khám sức khỏe có nên ăn sáng không?

2. Nên khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ đều đặn 1-2 lần/năm để tầm soát các vấn đề sức khỏe hoặc tầm soát ung thư đối với những người có nguy cơ cao. Tuy nhiên, việc khám sức khỏe định kỳ bao lâu 1 lần còn tùy thuộc vào độ tuổi, môi trường làm việc, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử sức khỏe bản thân và gia đình.

Tùy vào độ tuổi khi đến khám, ngoài các nội dung khám tổng quát và xét nghiệm sàng lọc, khám sức khỏe định kỳ còn thực hiện các dịch vụ khám và xét nghiệm chuyên biệt liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tương ứng với lứa tuổi, cụ thể như:

  • Ở độ tuổi 18-30, khám và xét nghiệm tập trung vào các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao như viêm gan B, viêm gan C, bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai; khám kiểm tra sức khỏe sinh sản, sức khỏe tiền hôn nhân.
  • Ở tuổi 30-40, tập trung tầm soát các bệnh lý có thể xuất hiện sớm ở độ tuổi này như bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, gout,... Ở phụ nữ, sẽ được tầm soát ung thư phụ khoa.
  • Ở tuổi trung niên, khám tầm soát các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, xương khớp,... và tầm soát các bệnh lý ung thư phổ biến như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới...

Những người có nguy cơ mắc bệnh cao như: người có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc các bệnh lý như ung thư, tim mạch, người hút thuốc lá, người thường xuyên uống rượu bia, lối sống ít vận động, ăn nhiều chất béo... nên khám sức khỏe thường xuyên hơn để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe.

Tại sao nên đi khám sức khỏe định kỳ? Đi khám sức khỏe có nên ăn sáng không?
Đi khám sức khỏe có nên ăn sáng không?

3. Khám sức khỏe có nên ăn sáng không?

Thông thường, khi đi khám sức khỏe sẽ cần làm một số xét nghiệm, siêu âm, nội soi,… và có bao gồm một số khâu cần phải nhịn đói khi khám. Những loại xét nghiệm cần nhịn ăn sáng khi đi khám gồm:

Xét nghiệm Cholesterol

  • Đây là một loại xét nghiệm mỡ máu, giúp kiểm tra, đánh giá nồng độ Cholesterol trong máu có cao hay không. Nếu lượng Cholesterol trong máu cao, sẽ tạo thành những mảng bám ở thành động mạch, dẫn tới các bệnh tim mạch nguy hiểm.
  • Xét nghiệm Cholesterol yêu cầu người thực hiện cần tuân thủ nguyên tắc, không ăn uống gì trong vòng 9 - 12 giờ trước khi thực hiện. Bệnh nhân chỉ được uống một ít nước lọc trong khoảng thời gian này. Hơn nữa, bệnh nhân cũng cần theo dõi, đưa ra danh sách các thức ăn đồ uống mình đã sử dụng trong tuần qua.

Xét nghiệm Glucose

  • Xét nghiệm Glucose giúp kiểm tra lượng đường trong máu, nồng độ cao cảnh báo nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Trước khi thực hiện, bạn cần nhịn ăn uống trong vòng 12 giờ, không nhai kẹo cao su, không uống cafe và nước uống chứa caffeine trong vòng 24 giờ.

Xét nghiệm Triglyceride

  • Xét nghiệm Triglyceride người bệnh cũng cần nhịn ăn khoảng 12 - 14 giờ đồng hồ, không dùng vitamin hoặc uống rượu trong 24 giờ. Khi cơ thể bạn vừa mới hấp thụ một lượng calo thì nồng độ Triglyceride cũng tăng cao, gây kết quả đo không chính xác.

Xét nghiệm nồng độ Vitamin

  • Xét nghiệm này giúp đánh giá bạn có đang bị thiếu các Vitamin quan trọng trong cơ thể không, như: Vitamin A, Vitamin D, Vitamin B12,… Trước khi thực hiện xét nghiệm này, người bệnh cần nhịn ăn uống hoàn toàn, chỉ uống nước lọc trong 8 - 12 giờ. Đồng thời cũng không sử dụng các loại Vitamin, khoáng chất trong 24 giờ trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
Tại sao nên đi khám sức khỏe định kỳ? Đi khám sức khỏe có nên ăn sáng không?
Đi khám sức khỏe có nên ăn sáng không?

Bên cạnh đó, có một vài kỹ thuật chẩn đoán như nội soi đại tràng, nội soi dạ dày, người bệnh cần nhịn ăn uống trước ít nhất 10 tiếng.

Như vậy, nếu đi khám sức khỏe có các bước khám như trên thì người bệnh nên nhịn ăn sáng, sau đó đi khám thì sẽ đảm bảo thời gian trống không ăn, uống như yêu cầu. Việc ngủ qua một đêm dài sẽ khiến bạn không mệt mỏi như khi phải nhịn ăn dài trong thời gian ban ngày.

Cũng có nhiều xét nghiệm thực hiện mà bệnh nhân không cần nhịn đói trước khi thực hiện như: tổng phân tích máu, men gan, chức năng thận, chức năng tuyến giáp,,… Nếu chỉ khám lâm sàng, kiểm tra điều kiện sức khỏe chung thì hầu hết đều không cần thiết phải nhịn ăn sáng. Trừ trường hợp bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm chuyên sâu liên quan.

4. Một số lưu ý khác khi đi khám sức khỏe

Bên cạnh vấn đề ăn uống, trước khi đi khám sức khỏe, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau.

Khi đi khám sức khỏe, bạn cần mang đầy đủ giấy tờ để làm thủ tục như: Chứng minh thư nhân dân, bảo hiểm y tế, các kết quả xét nghiệm, khám trước đó, đơn thuốc đang sử dụng.

Nếu kiểm tra mắt, thị lực, nếu mắt bạn đang gặp vấn đề về thị lực thì mang theo kính kiểm tra, không nên dùng kính áp tròng khi khám. Bệnh nhân đang điều trị bệnh mạn tính như các loại thuốc điều trị tim mạch, thuốc tăng huyết áp vẫn có thể sử dụng bình thường, trừ xét nghiệm chuyên khoa đặc biệt.

Khi cần kiểm tra Test gắng sức, nếu đang dùng một số loại thuốc như propranolol, atenolol thì cần ngưng 3 ngày trước khi thực hiện. Khi đi khám nên mặc trang phục thoải mái, dễ vận động, tháo cởi nếu cần thiết. Tránh mặc váy liền, quần quá chật để việc thăm khám nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Tại sao nên đi khám sức khỏe định kỳ? Đi khám sức khỏe có nên ăn sáng không?
Đi khám sức khỏe có nên ăn sáng không?

Nếu gói khám có siêu âm bụng tổng quát, cần uống nhiều nước, nhịn tiểu trước khi thực hiện. Ngược lại nếu siêu âm phụ khoa đầu dò, cần tiểu hết trước khi thực hiện. Nếu nội soi dạ dày, bệnh nhân cần nhịn ăn để bác sỹ quan sát bên trong dạ dày tốt hơn.

Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt không khám phụ khoa. Ngoài ra, phụ nữ cũng nên tránh quan hệ tình dục trước 3-5 ngày khám có khám phụ khoa. Xét nghiệm kiểm tra cổ tử cung, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo,… cần thực hiện sau kỳ kinh nguyệt ít nhất 3 ngày.

Không chụp X quang với phụ nữ mang thai hoặc nghi nghờ có thai. Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, các bộ phận tai, mũi, họng, vùng kín để bác sỹ có thể quan sát và đánh giá tình trạng tốt nhất. Trong khi khám, nếu kết quả khám khiến bác sỹ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh lý nào đó thì sẽ cần làm các xét nghiệm phân tích thêm.

Tùy theo lứa tuổi, sức khỏe, bạn có thể chọn khoảng thời gian đi khám sức khỏe định kỳ phù hợp, khoảng 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm/lần. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm/lần. Riêng với người sức khỏe không tốt, người cao tuổi thì nên thực hiện 6 tháng/lần.

Như vậy, khi khám sức khỏe, bạn không nên ăn sáng để thực hiện các xét nghiệm, khám và kiểm tra dễ dàng, kết quả chính xác hơn. Nếu bạn gặp khó khăn về thời gian nhịn ăn, uống trước khi khám, hãy chia sẻ với bác sỹ để tìm biện pháp tốt nhất.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp