- Phụ nữ thông minh nhất định phải biết thêm 8 mẹo cực hay với điện thoại này
- Có phải mình đã bị lừa sau khi lấy chồng - Bất cứ phụ nữ nào đọc xong cũng thấy mình trong đó
- Hôn nhân không phải là giấc mơ, không phải ác mộng, mà là trường tu dưỡng bản thân
- 6 kỹ năng quan trọng mà bố mẹ cần dậy trẻ thành thạo trước khi vào lớp 1
Câu chuyện về người cha không dùng internet
Cậu con trai kể lại rằng bản thân khá mất kiên nhẫn khi đợi cha mất cả tiếng đồng hồ ở ngân hàng để giúp ông chuyển một số tiền. Anh hỏi
- Tại sao mình không dùng internet hả ba?
- Tại sao ρhải dùng internet chứ?
- Vì như vậy mình sẽ không phải tới đây và tốn hàng giờ vô bổ ở ngân hàng. Mà không chỉ ở ngân hàng đâu, mọi thứ đều trở nên dễ dàng khi cha có thể ngồi ở nhà mua sắm bất cứ thứ gì qua mạng.
- Nếu vậy thì ba sẽ không cần ra khỏi nhà đúng không?
- Đúng vậy, bất cứ món gì ba muốn, Amazon có thể mang đến tận cửa cho mình.
Thế nhưng câu trả lời của ba mới thực sự làm anh ta như bừng tỉnh lại:
- Con thấy không, ba đã có dịp gặp gỡ 4 người bạn cũ từ khi bước vào đây. Khi chuyển tiền, trao đổi với nhân viên ngân hàng, họ cũng bắt đầu biết ba là ai. Con à, ba đang ở một mình, ba sẽ cần tự đến những nơi như thế thay vì ngồi ở nhà mà làm mọi thứ. Ba muốn được gặp mặt từng người họ để quen biết nhau và quan trọng là ba cũng đủ thời gian cho những việc này.
Con nhớ không, hai năm trước ba bị bệnh nặng, ông chủ tạp hóa đầu đường đã đến tận nơi thăm hỏi ba? Có lần mẹ bị té ngã khi đang đi bộ trên đường, một người bán hàng gần đó đã dùng xe của anh ta để chở mẹ về nhà.
Con nghĩ mà xem, ba sẽ chẳng có được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình như thế khi chỉ mua tất cả qua mạng. Đó là lý do tại sao ba muốn giao dịch với người ta, giữa những con người với nhau chứ không chỉ qua cái máy tính hay điện thoại. Ba thực sự muốn biết “con nguời” thật để trao đổi trong đời sống, không chỉ là với một người bán hàng. Mỗi người ở họ cũng có câu chuyện riêng cơ mà!
Amazon đâu thể cung cấp cả những thứ đó mà ba đang cần phải không con? Khoa học và kỹ thuật không thể thay thế đời sống con ạ.
Chúng ta cần có thời gian nhiều hơn giữa con người với nhau, chứ không phải thêm thời gian giữa con người và những cỗ máy vô tri.
Đừng tự biến mình thành nô lệ internet
Tác dụng của công nghệ đã được tung hô quá nhiều và ai cũng biết tác dụng to lớn của nó đến mức nào, nhờ đó mà chúng đã làm giàu cho các tỷ phú trên thế giới như nhà sáng lập Amazon - Jeff Bezos có giá trị tài sản ròng 177 tỉ USD; Elon Musk - ông chủ Tesla sở hữu 151 tỉ USD hay tài sản của ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg năm 2020 đã lên đến 97 tỉ USD...
Nhưng cũng đừng vì thế mà thần thánh tác dụng của công nghệ quá vì chính chúng cũng là con dao hai lưỡi, chúng có thể đem lại nhiều thỏa mãn về tinh thần nhưng cũng biến ta thành nô lệ.
Có thể bạn phản đối khi nghe thấy điều này, thế nhưng hãy thử xem lại một ngày của chúng ta sẽ thấy ta đã có thói quen phụ thuộc vào công nghệ đến mức nào. Mỗi ngày ta làm việc với máy tính, không ngừng gõ bàn phím, rồi lâu lâu vào lướt facebook ấn like, xem video cả tiếng đồng hồ, sau đó chuyển qua Youtube hay có lúc ôm điện thoại chơi game khi rảnh rỗi...
Chuỗi phụ thuộc này từ lâu đã trở nên quá quen tới mức ta không nhận ra mình là nô lệ, bị nó dẫn dắn tới mức nào, chúng khiến chúng ta trở thành cỗ máy vô hồn. Thậm chí, tranh cãi bằng miệng bây giờ chuyển thành “cãi nhau qua tin nhắn” hay khi có thông tin nào đó ồn ào trên mạng như vụ livestream của bà Phương Hằng là không ít người "bám sát" sự kiện như thể sợ mình thành "người tối cổ" vì không cập nhật kịp thông tin.
Chính chúng ta đang bị những chiếc điện thoại, máy tính bảng "mê hoặc" đến mức thiếu vắng nó một chút là bứt rứt không yên. Và ta thường chọn dành hầu hết thời gian ở bên nó nhiều hơn cả bên cạnh những người thân yêu.
Trong khi việc gặp gỡ những người bạn thực quả là hiếm hoi, cùng với đó là những câu chuyện lâm ly về tình yêu online, ta vô tình biến những thứ ảo thành mất mát thật. Trước hết là mất tiền của từ những vụ việc lợi dụng tình cảm quen qua mạng cho tới khi những cuộc trả thù đời thực chỉ vì vài câu chê bôi nhau trên mạng xã hội.
Bị cuốn theo vào xoáy của internet, ta đã đánh mất bản thân mình lúc nào không hay!
Hãy tập trung cho cuộc sống thực
Thực tế là internet đã làm suy giảm các mối quan hệ của chúng ta, bao gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cả người yêu. Không ít ông bố bà mẹ bận xem điện thoại mà không quan tâm đến con cái đang làm gì thì sao có thể làm gương để dạy con biết cách tự lập?
Hay những buổi gặp gỡ bạn bè là lúc mà ai cũng dán mắt vào smartphone, là lớp học nơi giảng viên chỉ cho học sinh xem bài giảng sẵn trên video và slide, là những cuộc hẹn hò khi cả hai lúng túng vì thiếu kĩ năng giao tiếp nên đành nhìn điện thoại cho đỡ ngại.
Nhiều bạn trẻ hiện này thậm chí còn nghĩ rằng họ đã trò chuyện quá nhiều trên mạng ảo nên không cần khoảng thời gian nói chuyện trực tiếp. Đến khi mặt đối mặt họ chẳng biết nói gì, mắt mình nhìn về đâu, tay chân phải để chỗ nào,...
Đã đến lúc bạn cần biết rằng mình phải đặt điện thoại sang một bên cho cuộc sống thực.
Mặc dù công nghệ đã biến mối quan hệ của con người trở thành một bức tranh ảm đạm và tồi tệ nhưng không có nghĩa chúng ta không có thể kiểm soát nó. Trước tiên, ta phải thừa nhận rằng mình đang phụ thuộc nó và tìm cách hạn chế bớt thời gian trong ngày dành cho điện thoại, máy tính bảng, laptop,... của mình là được.
Ví dụ như các bậc phụ huynh khi ở về nhà thì dành trọn thời gian để tương tác, chơi đùa cùng con. Thay vì suốt ngày chat với nhau qua mạng hãy gặp nhau trực tiếp để trò chuyện, cảm nhận và thấu hiểu. Các cặp đôi hãy thực sự tương tác ngoài đời trước khi nói tới chuyện yêu đương.
Và đừng cho rằng chỉ cần đọc báo trên mạng, sách trên mạng hay qua kindle là đủ, chỉ đến khi bạn cầm từng trang giấy, lật giở từng tờ bạn mới cảm thấy sự xúc động thế nào khi được nghe mùi giấy và cảm giác mọi thứ rất thật.
Nếu không thức tỉnh sớm thì đó là sự thất bại của giới trẻ trong việc tiếp cận công nghệ và bị công nghệ cô lập đến độ không thoát ra được. Vì sự kết nối không còn bền chặt, cảm giác mông lung về mối quan hệ sẽ xuất hiện khiến bạn dễ cảm thấy cô đơn ngay cả khi ở giữa chốn đông người.
Đó thực sự nguy hại cho thế hệ tương lai khi chúng không thể bộc lộ đúng cảm xúc của mình và thiếu đi sự thấu hiểu, cảm thông người khác vì chúng dường như không còn khả năng tìm kiếm một người ngoài đời thật để chia sẻ khi cô đơn và hàng trăm các loại bệnh từ đó mà xuất hiện và bào mòn sức trẻ của chúng.
Để lại bình luận
5