- Top 3 cách chế biến món trứng gà vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng
- Sinh thiết là gì? tìm hiểu về phương pháp xét nghiệm sinh thiết
- Gợi ý cách giảm bụng bia hiệu quả, an toàn nhất cho cánh mày râu
- Lục phủ ngũ tạng tiếng Anh nói thế nào? gồm những bộ phận gì?
- Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì? Nguyên tắc ăn uống nào cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
1. Cây cỏ máu là cây gì?
Thực tế, cây cỏ máu tên gọi đúng là kê huyết đằng, ngoài ra trong dân gian còn được biết đến với tên gọi cây máu gà, cây cỏ máu, cây huyết rồng hay hồng đăng.
Lương y Nguyễn Đức Nghĩa còn cho biết thêm, kê huyết đằng là loại cây đa dạng, được phân bổ ở nhiều vùng khác nhau và từ bắc đến nam.
Hình dáng của cây cỏ máu, phần lớn là cây dây leo thân gỗ, có hình trụ tròn hoặc dẹt, có mặt cắt có từ 2 đến 3 vòng gỗ đồng tâm hoặc không đồng tâm và có nhựa màu đỏ.
Trong khi đó, có một loại huyết đằng núi, 1 loại cây gỗ nhỏ có chiều cao khoảng 3 mét và được gọi với tên khoa học là Millettia Dielsiana Harms.
Vị và liều lượng sử dụng của cây cỏ máu
Cỏ máu là cây có vị đắng, tính ấm với tác dụng bổ huyết, mạnh gân cốt và đem lại hiệu quả thông kinh hoạt lạc và trị đau lưng, mỏi gối, đồng thời còn hỗ trợ điều trị đau dạ dày hay tình trạng phụ nữ bị kinh nguyệt không đều.
Không những thế, rễ cây cỏ máu còn có tác dụng giãn gân, đem lại hiệu quả hoạt huyết và sát trùng rất tốt.
Đồng thời, cây cỏ máu còn có thể được sử dụng để sắc thuốc uống, đem về ngâm rượu hoặc sử dụng nấu cao. Đối với liều dùng của cây có thể sử dụng từ 6 đến 30 gram. Sử dụng với liều lượng bao nhiêu còn phụ thuộc vào hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và loại bệnh người bệnh mắc để phối hợp với các vị thuốc khác nên lượng sử dụng cây cỏ máu cũng khác nhau.
Cách bào chế dược liệu thành thuốc
Đối với cây cỏ máu, để có thể sử dụng cần được bào chế thành dược liệu. Có 3 cách bào chế được áp dụng như sau:
- Sử dụng cây tươi, sau khi đem cây cỏ máu về cần rửa sạch rồi cắt nhiều lát mỏng và có thể sử dụng ngay.
- Có thể phơi khô hoặc sấy để làm thuốc. Thông thường, đối với cách phơi khô cỏ máu để làm thuốc cần cắt cỏ máu với đường kính từ 3 đến 5 cm thành các đoạn dài 1.5m. Sau đó, cần đem đoạn cây cỏ máu vừa cắt được ngâm chung với nước trong thời gian khoảng 2 giờ đối với cây nhỏ và từ 2 đến 3 ngày đối với những cây cỏ máu to.
Sau khi ngâm với nước với thời gian đủ, cần vớt lên và rửa sạch lại lần nữa. Tiếp đến là cắt cây thành lát mỏng và đem đi phơi khô hoặc có thể sấy.
Đặc điểm cây cỏ máu
- Đối với cây cỏ máu tươi, hình trụ tròn và bề ngang hơi dẹt, trong khi đó có màu vàng hơi nhạt, mặt cắt có khoảng từ 2 đến 3 vòng tròn gỗ và có nhựa màu đỏ chảy ra.
- Trong khi đó cây cỏ máu khô sau khi được cắt thái thành hình dạng sẽ có hình bầu dục hoặc các phiến khô và cứng. Nếm thử vị cây cỏ máu sau khi phơi hoặc sấy khô có vị chát.
Lưu ý:
Cây cỏ máu khô là loại dễ bị ẩm ướt và nấm mốc, do đó cần bảo quan ở nơi khô ráo, thoáng mát. Mùa Đông là thời điểm có thể bảo quản cây cỏ máu khô tốt hơn.
2. Cây cỏ máu có tác dụng gì?
Tác dụng của cây cỏ máu dưới góc nhìn Đông Y
Cây cỏ máu được mọi người biết đến trong dân gian là vị thuốc quý và được sử dụng nhiều với mục đích hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Trong khi đó, có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã ghi chép lại trong Đông y về các tác dụng của vị thuốc này có thể kể đến như sau:
Dưới góc nhìn Đông y, tác dụng của cây cỏ máu giúp lợi huyết, lưu thông kinh lạc và hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, hành huyết, chỉ thống, táo vị, thư cân, gân cốt và xương chắc khoẻ.
Chủ yếu hỗ trợ điều trị các bệnh như: thiếu máu, khí huyết hư, khi cơ thể bị suy nhược, dùng để điều trị chứng mồ hôi trộm, dùng cho người thường mệt m ỏi, hoa mắt và kinh nguyệt không đều, không đúng kỳ hoặc bị đau dạ dày, người thường xuyên đau lưng, mỏi gối hay giúp thải độc, làm mát gan.
Cây cỏ máu có tác dụng gì trong Y học hiện đại?
Trong phân tích đối với các nghiên cứu khoa học cho kết quả rằng thân của cây cỏ máu có chứa nhiều thành phần hóa học có thể kể đến như: Nhựa của cây, Beta Sitosterol, Licochalcone, Milletol, Daucosterol, Protocatechuic acid, Epicatechin và 4-tetrahydroxy chalcone,…
Với những thành phần hóa học này, tác dụng của cây cỏ máu có thể kể đến như:
- Đem lại hiệu quả trong tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ tăng tuần hoàn máu bên trong cơ thể.
- Bồi bổ máu, có tác dụng giúp da dẻ hồng hào hơn.
- Không những thế, cây cỏ máu trong Y học hiện đại còn cho thấy có tác dụng tốt cho hệ tiêu hoá, giúp ăn ngon, ngủ sâu. Đồng thời, sử dụng cây cỏ máu có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn, ăn tốt đối với người bị suy nhược, cơ thể gầy yếu.
- Đặc biệt, cây cỏ máu là loại cây rất tốt cho phụ nữ với tác dụng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giúp kinh nguyệt phụ nữ ổn định. Đồng thời, còn có tác dụng bổ máu, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.
- Tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc tố gan và giải cồn khi sử dụng rượu hoặc bia.
- Đem lại hiệu quả tốt cho hệ tim mạch.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, đối với người thường xuyên bị đau lưng, viêm khớp hay bị nhức khối và xương cốt yếu.
- Ngoài ra, cây cỏ máu còn giúp làm mát gan, đem lại hiệu quả thanh lọc cơ thể, giải độc và hạ men gan hiệu quả.
3. Đối tượng nào nên sử dụng cây cỏ máu?
Cây cỏ máu đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, vậy đối tượng nào nên sử dụng loại cây này?
- Phụ nữ sau sinh.
- Người bị suy nhược, suy dinh dưỡng.
- Người cao tuổi.
- Người vừa khỏi ốm dậy.
- Những người thường xuyên phải lao động nặng.
- Phù hợp với người thường xuyên phải sử dụng rượu bia.
- Người bình thường có thể sử dụng cây cỏ máu với tác dụng mát gan và thanh lọc cơ thể hiệu quả.
4. Một số bài thuốc từ cây cỏ máu
Được biết cây cỏ máu đem lại nhiều hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh, một số bài thuốc bạn có thể áp dụng dưới đây:
Bài thuốc dành cho người bị thiếu máu, thiếu máu não
Đối với người thường xuyên bị thiếu máu hoặc hư lao do nhiều nguyên nhân, có thể thực hiện bài thuốc sau:
- Chuẩn bị từ 150 đến 300 gram cây cỏ máu dạng khô. Sau đó tán đều thuốc đến khi nhỏ hoặc hơi bột và cho vào bình thủy tinh, đậy nắp kín ngâm trong 10 ngày.
- Sau 10 ngày, có thể sử dụng để uống, mỗi ngày chỉ uống từ 30 đến 40 ml. Nên chia ra làm 2 lần để uống trong bữa ăn.
Bài thuốc cây cỏ máu giúp bổ máu
Tình trạng thiếu máu sẽ khiến bạn bị hoa mắt, chóng mặt hoặc mệt mỏi. Vậy điều trị bằng cách nào?
- Dùng cây cỏ máu và cây ích mẫu mỗi loại 15 gram, kèm theo đó là ngưu tất 10 gram, tinh bột nghệ 5 gram. Đem toàn bộ nguyên liệu chuẩn bị bỏ vào ấm sau đó sắc. Sắc nước xong thì cần lọc nước để uống mỗi ngày thay nước lọc.
- Có thể sử dụng liên tục từ 5 đến 10 ngày hiệu quả sẽ cải thiện.
Tác dụng của cây cỏ máu đối với phụ nữ
Phụ nữ sử dụng cây cỏ máu nhiều nhất với tác dụng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Đồng thời, người thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt hay choáng váng khi ngồi và đứng lên ngồi xuống còn có thể sử dụng cây cỏ máu đem lại hiệu quả cải thiện sức khoẻ.
- Điều hòa kinh nguyệt cho nữ giới bằng cách: chuẩn bị cây cỏ máu 17 gram, kèm theo đó là ngưu kinh 10 gram, khương hoàng hoặc được gọi với tên nghệ vàng 7 gram, ích mẫu 13 gram.
Sau đó đem toàn bộ nguyên liệu ở trên sơ chế sạch, phơi ráo và bỏ toàn bộ vào ấm để sắc chung với nước. Sau khi thuốc cạn, lấy nước và chia thành 2 đến 3 phần đều nhau và uống sáng, trưa, tối. Kiên trì sử dụng đem lại hiệu quả tốt.
- Cây cỏ máu tốt cho phụ nữ sau sinh, sau khi sinh cơ thể phụ nữ thường bị suy nhược do mất máu. Bài thuốc từ cây cỏ máu cho phụ nữ sau sinh như sau:
Đem cây cỏ máu 50 gram và 1 lít nước. Sử dụng cây cỏ máu chuẩn bị rửa sạch, phơi ráo và đun với 1.5 lít nước tới khi sôi khoảng 30 phút và lấy nước vừa đun để uống thay nước lọc hằng ngày.
Mỗi lần uống nước cây cỏ máu, phụ nữ sau sinh nên uống 100ml nước thuốc và uống trong nhiều ngày liên tục đem lại hiệu quả tăng cường và bồi bổ sức khoẻ, giúp phụ nữ sau sinh ăn ngon miệng và lợi huyết.
Bài thuốc từ cây cỏ máu với bệnh xương khớp
Cây cỏ máu có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp hiệu quả và được nghiên cứu y học công nhận.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm thấp khớp
Chuẩn bị: cây bổ máu, cây cứt lợn, rễ vòi voi, thổ phục linh mỗi loại 16 gram, địa hoàng, ngưu tất, mỗi loại 12 gram, cà gai leo, hồng trúc, rễ cúc áo và cây đơn châu chấu mỗi loại 10 gram.
Sau đó đem toàn bộ nguyên liệu sơ chế sạch bụi bẩn và cho vào ấm để sắc chung với nước, sử dụng trong ngày. Bài thuốc này đem lại hiệu quả ngăn viêm, giảm triệu chứng đau nhức, làm ấm các khớp và giúp người bệnh dễ dàng vận động.
Sử dụng cây cỏ máu có tác dụng chữa đau lưng, nhức mỏi gối ở người già bằng cách
Chuẩn bị: sâm nam, cây cỏ máu mỗi loại 16 gram, hương thảo, dây đau xương, cẩu tích mỗi loại 12 gram. Sau đó rửa sạch và đem vào ấm sắc với khoảng 700 ml nước, đun sôi vừa lửa hoặc lửa nhỏ đến khi thuốc đã khô cạn còn 1 nửa. Nên uống khi thuốc còn hơi ấm, uống 2 đến 3 lần trong ngày.
Dùng khoảng 6 thang thuốc ở trên có tác dụng giúp giảm đau xương khớp, đi lại ở người cao tuổi dễ dàng hơn.
Hỗ trợ chữa bệnh đau lưng
- Bài thuốc số 1, chuẩn bị cây cỏ máu, củ kim cang, cườm thảo, rễ trinh nữ mỗi loại 16 gram, ngưu tất nam 12 gram, quế chi, bao kim 8 gram, trần bì 6 gram. Đem nguyên liệu sắc với nước uống.
- Bài thuốc số 2, chuẩn bị cây cỏ máu, tỳ ngải, rễ trinh nữ, ý dĩ mỗi loại 16 gram, cây cỏ xước 12 gram, cây lá lốt, thiên niên kiện 8 gram, trần bì 6gram Cũng đem các nguyên liệu chuẩn bị sắc với 1.5 lít nước, nấu cạn đến khi còn 1/3 lượng nước thì đem chắt ra đến khi nước còn ấm để uống.
Cây cỏ máu hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
Uống nước cỏ máu
Nước của cây cỏ máu màu đỏ tươi có nét đặc trưng, nước thuốc sắc từ được hãm từ loại thảo dược như cỏ máu đem lại lợi ích cho người bị bệnh dạ dày.
Uống nước cỏ máu còn có tác dụng giảm các triệu chứng đầy hơi, đau bụng, ợ nóng, buồn nôn,... xảy ra khi bị đau dạ dày.
Chuẩn bị 20 gram cỏ máu khô sau đó đun với nước uống hằng ngày, liên tục cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Cỏ máu chữa đau dạ dày với biện pháp sắc thuốc như sau
Chuẩn bị liêu sâm 16 gram, cỏ máu, cây chính hoài, lôi công thảo khô, cườm thảo, hà thủ ô, cam thảo dây, hắc đại đậu mỗi loại 12 gram.
Đem toàn bộ nguyên liệu chuẩn bị rửa sạch, sắc với nước và đun lửa vừa đến khi thành thuốc.
Thang thuốc có thể chia làm 3 lần uống trong ngày, sau khi sử dụng vài thang sẽ đem lại hiệu quả và cải thiện tình trạng bệnh.
5. Lưu ý gì khi sử dụng cây cỏ máu trong chữa bệnh?
Thực tế dù được biết cây cỏ máu đem lại nhiều hiệu quả trong việc điều trị bệnh, tuy nhiên cây cỏ máu để sử dụng cần chú ý:
- Phụ nữ có thai không nên sử dụng trong điều trị bệnh vì có thể gây động thai.
- Trẻ nhỏ hoặc đối tượng bị dị ứng, nhạy cảm với các thành phần của thuốc không nên sử dụng cây cỏ máu.
- Vì cỏ máu có tính ấm, do đó những người có thân nhiệt cần thận trọng trong quá trình sử dụng.
- Tuyệt đối không lạm dụng. Không nên sử dụng quá 30 đến 50 gram cây cỏ máu/ngày.
Đối với cây cỏ máu được sấy khô, cần kiểm tra kỹ và lựa chọn thảo dược không lẫn thêm bất kỳ vị thuốc hoặc lá cây cỏ nào khác.
Chú ý không dùng dược liệu bị mốc, đổi màu vì có thể gây ra tác dụng phụ.
Cây cỏ máu có tác dụng gì, dù đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, mọi thông tin trong bài viết trên chỉ mang tinh chất tham khảo. Trước khi dùng cây cỏ máu với mục đích hỗ trợ điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để ckhông gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Để lại bình luận
5