- Đậu Hũ là gì? Thành phần, Lợi ích và Nguy cơ khi sử dụng bạn nên biết
- Cao huyết áp là gì? Những điều cần biết về căn bệnh này
- Đậu Hà Lan - Điểm danh 9 tác dụng của đậu Hà Lan không phải ai cũng biết
Khoai lang tím là món ăn xuất hiện nhiều ở chợ Việt Nam. Theo các chuyên gia Đông y, khoai lang tím là vị thuốc, món ăn bổ dưỡng cho nhiều đối tượng. Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng khoai lang tím. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức tổng quan nhất về giá trị dinh dưỡng cũng như lời khuyên bổ ích trong việc sử dụng khoai lang tím để tăng cường sức khỏe.
Khoai lang tím còn có tên gọi khác là khoai lang Pêru vì nó có nguồn gốc từ Nam Mỹ, tên khoa học là Solanum andigenum. Các trường hợp bị tiêu chảy, viêm dạ dày, đường huyết thấp nên hạn chế ăn khoai lang.
Về dinh dưỡng: Khoai lang tím là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, giúp chống oxy hóa, giàu vitamin A, B, choline, canxi, mangan…
1. Đặc điểm của khoai lang tím
Khoai lang tím có tên khoa học là Solanum andigenum, thuộc loài thân thảo dạng dây leo sống lâu năm có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Khoai lang tím có các củ hình thuôn dài, lớp vỏ có thể mang màu tím, vàng, đen hoặc trắng bởi chúng có đến hàng trăm loại khác nhau. Lá của khoai lang tím mọc so le và thường có dạng hình trái tim. Hoa của chúng có màu tím trắng rất đẹp.
Kích thước cũng như độ ngọt và mùi vị của khoai sẽ khác nhau phụ thuộc vào từng loại khoai. Khoai lang tím dần được nhiều người yêu thích bởi mùi vị thơm ngon, màu tím đặc trưng và những giá trị dinh dưỡng từ chúng.
Thành phần dinh dưỡng của khoai lang tím
Thành phần hóa học trong 100gr khoai lang tím củ tươi:
- Lượng calo: 120kcal
- Carbohydrate: 27gr
- Chất xơ: 4gr
- Canxi: 20mg
- Vitamin A: 100gr
- Vitamin C: 12gr
- Ngoài ra trong khoai lang tím còn chứa một lượng các chất khác như: sắt, natri, protein, anthocyanins,...
2. Công dụng của khoai lang tím đối với sức khỏe con người
2.1. Tác dụng giảm huyết áp
Theo nghiên cứu tại Mỹ do ông Joe Vinson đứng đầu cho thấy, khoai lang tím có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh cao huyết áp. Các nhà khoa học thuộc Đại học Scranton (Mỹ) cho biết, tác dụng của khoai lang tím đối với huyết áp tuy nhỏ nhưng lại đủ để giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Theo đó, thí nghiệm được thực hiện ở 18 người tình nguyện được mời tham gia cuộc thí nghiệm ăn 6 - 8 củ khoai lang tím nướng trong lò vi sóng, 2 lần/ngày trong thời gian 4 tuần liên tục.
Phần lớn những người tham gia đều mắc chứng tăng cân và cao huyết áp, cùng nhóm người khác không ăn khoai để đối chứng. Kết quả, nhóm ăn khoai lang tím có chỉ số huyết áp, kể cả cực đại lẫn cực tiểu đều giảm.
Qua nghiên cứu, nhóm đề tài phát hiện thấy, trong khoai lang tím có chứa các hợp chất giống như trong thuốc hạ huyết áp ACF inhebitor và các hợp chất hữu ích khác mà người ta chưa phát hiện được.
2.2. Khoai lang tím có tác dụng gì trong hỗ trợ giảm cân?
Không chỉ dừng lại ở đó,những người mắc bệnh dư thừa trọng lượng, cao huyết áp vừa uống thuốc lại kết hợp ăn khoai lang tím thì hiệu quả giảm huyết áp lại càng lớn, tuyệt nhiên không một ai trong nhóm này bị tăng cân. Chính vì vậy, khoai lang (đặc biệt là khoai lang tím) được sử dụng như một phương pháp giảm cân hữu ích.
Khoai lang nói chung và khoai lang tím riêng là nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất như vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, axít amin và rất nhiều các loại nguyên tố vi lượng như: canxi, sắt, magiê, kẽm... nên được xem là thực phẩm số 1 cho những người muốn giảm cân và chứa ít năng lượng, chóng no lại ngon miệng. Khoai lang chỉ bằng ⅓ giá trị dinh dưỡng so với cơm, gạo bình thường.
Chính vì vậy, ăn khoai lang tím điều độ sẽ giúp giảm cân, làm đẹp da và tăng cường chất xơ trong cơ thể.
2.3. Bảo vệ tim mạch, chống tai biến mạch máu não
Khoai lang tím giàu chất anthocyanin. Vỏ của khoai lang tím có chứa chất anthocyaninesnhiều hơn trong ruột cùng củ khoai lang. Hơn nữa, màu nạc bột khoai có màu sậm, chứa nhiều anthocyanine hơn.
Theo Đại học Harvard (Mỹ), chất anthocyanin có thể cắt được cơn đau tim, giảm thiểu các tổn thương não liên quan đột quỵ và ngăn cản sự tạo thành các cục máu đông trong lòng mạch máu (nguyên nhân dẫn đến tắc mạch. Ăn khoai lang tím như một biện pháp phòng chống tai biến mạch máu não, giúp bảo vệ tim mạch.
2.4. Cải thiện chức năng gan
Một nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ một thức uống biến chế từ khoai lang tím có hiệu quả cải thiện chức năng của gan ở người có nguy cơ bị viêm gan và giảm nồng độ men gan hay bệnh về gan.
Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy dung dịch trích từ khoai lang có hiệu quả bảo vệ gan. Khoai lang là loại thực phẩm giàu các chất mangan, canxi, vitamin A, B, choline... Củ khoai đã phơi khô có chứa những chất rất quý với cơ thể là vitamin chống nhiễm mỡ. Nếu thiếu vitamin này có thể dẫn đến hỗn loạn chuyển hóa gan, nhiễm mỡ gan, xơ gan.
2.5. Giảm đường - quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường
trong khoai lang tím có chất béo, đường mỡ thấp nên rất có lợi cho nhóm người mắc bệnh đái tháo đường. Chất anthocyanin còn có tác dụng tốt trong việc điều hòa lượng đường huyết của những bệnh nhân đái tháo đường. Đây là loại thực phẩm không nên dùng cho những người bị hạ đường huyết.
2.6. Phòng chống ung thư
Ăn khoai lang tím có thể phòng ngừa bệnh ung tím thư do giàu chất anthocyanin - một loại sắc tố tạo ra màu tím ở rau củ. Đây cũng là chất có khả năng giảm nguy cơ ung thư, nhưng khả năng chống ung thư của khoai lang tím vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng trước đây.
Khoai lang tím giàu chất tạo màu chống oxy hóa có tên là anthocyanin, các loại khoáng chất như: sắt, kali, vitamin C và axít folic nên có nhiều tác dụng khác như:
2.7. Chống lão hóa da, ngừa mụn nhọt
Ăn khoai lang 2 lần/tuần sẽ giúp da mềm mại và đẹp hơn vì khoai lang tím có chứa nhiều sinh tố có lợi, chất khoáng, chất xơ. Có thể ăn khoai luộc hoặc nghiền khoai lang nhuyễn, trộn với sữa tươi hoặc sữa chua đắp lên da.
Ngoài ra các dưỡng chất như beta carotene, vitamin B1, vitamin C, Ca, Mg và các chất dinh dưỡng khác có lợi trong việc chống lão hóa da, ngăn ngừa mỏi mắt., ngừa mụn nhọt.
2.8. Kháng viêm và làm mờ vết thâm
Khi da sưng đỏ hoặc đau rát chỉ cấn cắt lát khoai mỏng đắp lên đó trong khoảng 10 - 15 phút sẽ làm dịu đau.
2.9. Trị vàng da
Ăn thường xuyên cháo khoai lang tím với gạo nếp hoặc bột ngô sẽ có tác dụng giảm bệnh vàng da và làm cho da trở nên sáng láng.
Nên ăn khoai lang nướng hay khoai hấp tốt hơn?
Các nhà khoa học khuyến cáo để mang lại lợi ích cao nhất thì không nên nướng vì nướng sẽ làm giảm các thành phần chống oxy hóa của khoai, đây là những tố chất quan trọng trong bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do gây tổn thương, hủy hoại tế bào.
Khi ăn khoai lang tím, bạn cũng không nên ăn kèm với bơ thực vật, điều này sẽ làm giảm tác dụng bình ổn huyết áp của khoai.
3. Lưu ý gì khi ăn khoai lang tím?
Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, do đó, khi luộc bảo vệ phần vỏ không bị xây xát, không gọt vỏ nếu không cần thiết.
Không nên ăn khoai lang lúc đói vì sẽ gây tăng tiết dịch vụ, gây ợ chua, chướng bụng. Ăn khoai lang nên ăn lúc chín nhừ, nếu nướng phải nướng thật chín để tím bụng.
Khoai lang không tốt đối với những trường hợp bị tiêu chảy, viêm dạ dày, đường huyết thấp nên hạn chế ăn khoai lang do có chứa các hợp chất giống như trong thuốc hạ huyết áp ACF inhebitor.
4. Một vài câu hỏi xung quanh khoai lang tím cần giải đáp
4.1. Lá khoai lang tím có ăn được không?
Như đã biết, củ khoai lang tím đem lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, lá khoai lang tím có phải thực phẩm để ăn được hay không thì không phải ai cũng hiểu rõ.
Rau lang tím có ăn được không? Tương tự như củ khoai lang tím thì lá khoai lang tím cũng có thể ăn được. Rau lang thực sự đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Ăn lá rau lang tím có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch, đột quỵ. Vì trong lá rau lang có chứa chất lutein và zeaxanthin rất có ích. Các chất này đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh tim mạch vành và đột quỵ hiệu quả. Điều này xảy ra do lutein từ dinh dưỡng của rau lang có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu trong thành động mạch một cách rõ rệt.
- Lá rau lang còn có tác dụng phòng bệnh tiểu đường, vì lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết, ở phần đọt rau có chứa một chất gần giống insulin, lưu ý lá già không có chất này vì vậy người tiểu đường có thể sử dụng đọt rau lang để ăn đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ.
- Phòng ngừa bệnh táo bón hiệu quả do lá rau lang chứa nhiều chất xơ có tác dụng nhuận tràng.
- Không chỉ củ khoai lang tím mà lá khoai lang cũng giúp chống béo phì, điều này xảy ra do trong rau khoai lang có nhiều chất xơ và tạo cảm giác no lâu.
- Trị buồn nôn, ốm nghén đối với phụ nữ mang thai trong thời gian ốm nghén do rau khoai lang chứa vitamin B6,...
- Có tác dụng sáng da, khỏe mắt do rau lang có chứa lượng vitamin C lớn.
- Hiệu quả trong chữa cảm, sốt mùa nóng.
- Hỗ trợ điều trị viêm khớp, thấp khớp xảy ra.
- Trong dân gian, rau lang có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng thận âm hư, đau mỏi gối.
Vậy lá khoai lang tím có ăn được không? thì câu trả lời là Có, thậm chí ăn lá rau khoai lang còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Một vài lưu ý cần nhớ khi ăn lá rau khoai lang như sau:
- Rau khoai lang không nên ăn kèm với thịt động vật nhằm đem lại tác dụng cân bằng sinh dưỡng.
- Dù tốt cho sức khỏe nhưng không lạm dụng khi ăn rau khoai lang, không nên ăn quá nhiều vì ăn quá thường xuyên do rau khoai lang chứa nhiều canxi còn có thể gây sỏi thận.
- Không nên ăn rau lang lúc đói, đây là lúc khiến đường huyết có thể bị giảm thấp hơn.
- Ăn khoai lang đã được luộc chín, tuyệt đối không ăn rau lang còn sống vì có thể gây ra tình trạng táo bón.
Trong quá trình nấu rau khoai lang, muốn dùng nước luộc thì nên sử dụng nước thứ 2 vì nước luộc rau lang thứ nhất thường có vị chát và bị hăng.
4.2. Sữa khoai lang tím có tác dụng gì?
Sữa khoai lang tím là khoai lang tím được kết hợp sữa tươi có đường, đường, muối,...
Ngoài ra, sữa khoai lang tím còn có thể được thực hiện với khoai lang tím kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác như: óc chó, hạt sen, dừa yến mạch.
Cách chế biến sữa khoai lang tím đơn giản nhất được thực hiện như sau:
- Luộc khoai lang tím sau đó vớt lên và cho vào cối xay. Đối với phần nước luộc khoai, cần sử dụng rây lọc để loại bỏ cặn và khoai lang vụn.
- Tiếp đến, xay khoai lang nhuyễn sau đó cho thêm khoảng 100ml nước luộc khoai vừa lọc vào và trộn đều.
- Sau đó, nấu khoai lang tím, bắc nồi lên bếp cho lần lượt từ nước luộc khoai, khoai lang được xay nhuyễn đến muối, sữa tươi, sữa đặc, đường trắng (tuỳ thuộc vào nhu cầu có thể cho nhiều hoặc ít tùy thích, tuy nhiên không nên cho quá ngọt) và đun sôi đến khi nổi bọt.
- Tiếp đến đun từ 1 đến 2 phút thì cho vani vào, khuấy đều, vớt bọt và tắt bếp.
- Sau cùng, chỉ cần cho sữa khoai lang tím vào ly tủy tinh để nguội là có thể sử dụng.
Sữa khoai lang tím được hoàn thành không chỉ thơm ngon mà còn đem đến nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ. Sự kết hợp của khoai lang tím với các thành phần khác giúp cho sữa khoai lang tím cũng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn.
4.3. Bột khoai lang tím có tác dụng gì?
Hiện nay, khoai lang tím không chỉ là món ngon mà đây còn là một loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người.
Bột khoai lang tím tương tự củ khoai lang tím có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng từ: carbohydrate, protein, chất xơ và hầu như bột khoai lang tím không có chất béo.
Carbohydrate có trong khoai lang tím là tinh bột gồm các loại đường đơn giản: glucose, fructose, sucrose và maltose.
Protein có trong khoai lang tím, so với tinh bột mì thì protein có trong khoai lang tím lại khá thấp. Ngoài tinh bột đường thì bột khoai lang tím cũng chứa nhiều chất xơ, là nguồn cung cấp mangan, vitamin C, kali và 18 loại axit amin rất tốt cho hệ tiêu hóa trong cơ thể con người.
Bột khoai lang tím có tác dụng gì? Với nhiều thành phần dinh dưỡng như trên, bột khoai lang tím đem lại nhiều công dụng với sức khỏe như:
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch.
- Bảo vệ và phục hồi chức năng gan.
- Hỗ trợ người bệnh tiểu đường.
- Ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Trong làm đẹp, bột khoai lang tím đem lại hiệu quả giúp:
- Hỗ trợ giảm cân.
- Làm đẹp da.
Bột khoai lang tím được sử dụng trong nhiều món ăn, ẩm thực có thể kể đến như: xôi, chè, bánh,...
Với những thông tin về khoai lang tím ở trê,, hi vọng người sử dụng có thể hiểu rõ về công dụng của khoai lang tím và lựa chọn thực phẩm này bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của gia đình mình một cách phù hợp nhất.
Để lại bình luận
5