- 6 lợi ích bạn không ngờ tới khi bạn đặt môt miếng chanh bên cạnh giường ngủ
- Bài viết dành cho ai muốn bắt đầu nhưng còn đợi điều kiện hoàn hảo.
- Sợ hãi là gì? Bạn nên làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân
- 6 thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền từ nước ngoài vào tài khoản ngân hàng
Kỹ năng đàm phán là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong công việc để giúp hai hay nhiều bên đạt được các thỏa thuận thống nhất. Đây cũng là kỹ năng mềm đặc biệt được chú trọng trong cuộc sống. Trong bài viết này, Review365 sẽ cùng các bạn tìm hiểu về đàm phán là gì và những điều bạn cần lưu ý trong đàm phán.
1. Đàm phán là gì?
Nói đến đàm phán người ta sẽ nghĩ ngay đến những cuộc thương thảo nảy lửa. Những lập luận, phản bán được các bên đưa ra nhằm đạt được mục đích. Đôi khi đó là cuộc họp của các công ty, lãnh đạo nhà nước… Nhưng rốt cuộc đàm phán là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây
1.1 Định nghĩa Đàm phán là gì?
Kỹ năng Đàm phán là quá trình tiến hành trao đổi, thảo luận giữa 2 hay nhiều bên để đạt được những thỏa thuận. Quá trình đàm phán diễn ra khi có những mâu thuẫn, hoặc những mối quan tâm chung cần giải quyết.
Đàm phán được thực hiện khi và chỉ khi cần sự thống nhất về quyền và lợi ích giữa các bên. Quá trình đàm phán có thể diễn ra trong thời gian ngắn (lương lượng), hoặc trong thời gian dài lên tới hàng năm trời.
1.2 Nguyên nhân dẫn đến đàm phán.
Như trong khái niệm đàm phán là gì tôi đã chia sẻ. Đàm phán nhằm mục đích giải quyết những xung đột về mặt lợi ích. Nó sảy ra khi và chỉ khi các bên tham gia vừa tìm kiếm những lợi ích chung, đồng thời có những mâu thuẫn, xung đột, hoặc lợi ích đối lập. T ất cả các bên tham gia đàm phán không chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, mà còn phải quan tâm đến lợi ích của đối phương.
2. Đặc điểm của đàm phán.
Có rất nhiều hình thức đàm phán khác nhau. Mỗi hình thức sẽ có những đặc điểm riêng nhất định. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của các loại hình đàm phán nhé.
2.1 Đàm phán trong cuộc sống là gì.
Đàm phán không phải là điều gì quá to tát. Tôi biết khi bạn đọc bài viết này bạn không phải là chuyên gia trong lĩnh vực đàm phán. Vì vậy tôi muốn chia sẻ với các bạn. Trong cuộc sống thường ngày chúng ta tiến hành thương lượng đàm phán rất nhiều.
Ví dụ. Bạn đi chợ bạn trả giá mặt hàng với bà bán hàng, đó chính là quá trình đàm phán. Đàm phán không phải chỉ sảy ra giữa giám đốc các công ty, hay nguyên thủ quốc gia. Sực khác biệt ở đây là mức độ và quy mô của cuộc đàm phán. Tôi muốn nói điều này để chỉ cho bạn thấy đàm phán thực sự không có gì quá to tát như bạn nghĩ.
2.2 Đặc điểm trong đàm phán là gì?
Có những đặc điểm cố hữu trong đàm phán mà bạn cần phải nhớ. Cho dù đó là trao đổi bình thường trong cuộc sống, hay trong công việc. Trong quá trình đàm phán bạn cần xác định rõ mục tiêu đàm phán. Đồng thời bạn phải điều nhu cầu, điều kiện để đạt được sự thống nhất. Và quan trọng nhất là đạt được mục tiêu đã đề ra trước đàm phán.
Đàm phán phải có thoả mãn, hay ít nhất là chấp nhận, và có giới hạn lợi ích của từng bên. Quá trình đàm phán sảy ra luôn chịu sự chi phối vế thế và lực, sức mạnh về tiềm lực giữa các bên đang nắm giữ
Trong đàm phán các bên tham gia đều có sự chuẩn bị kĩ càng, nghiên cứu đối thủ và mức giái hạn chấp nhận được. Trên tất cả bạn cần phải nhớ được định nghĩa về đàm phán. Tại sao bạn lại cần đàm phán, và mục đích của cuộc đàm phán là gì. Có như vậy bạn mới có một cuộc đàm phán thành công.
3. Bản chất của Đàm phán là gì?
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về đàm phán và đặc điểm của đàm phán. Nhưng rốt cuộc bản chất của đàm phán là gì? Về mặt bản chất, đàm phán là một hình thức giao tiếp giữa các bên, để tạo ra thoả thuận. Kết quả nhằm đạt được thỏa thuận về một vấn để nào đó mà các bên quan tâm.
Đàm phán chỉ sảy ra khi các bên có những vấn đề chung cần quan tâm. Tuy nhiên đang có những mâu thuẫn những lợi ích mà các bên đang quan tâm Đàm. Đàm phán sảy ra nhằm thỏa mãn mục đích thông qua việc trao đổi thoả thuận để đi đến thoả thuận thống nhất.
4 Kỹ năng đàm phán
4.1 Hiểu Quy Trình Đàm Phán
Những nhà đàm phán bán hàng thành công luôn nhận ra rằng đàm phán là một quy trình, không chỉ đơn thuần là việc thảo luận về các nội dung và điều kiện liên quan tới một giải pháp nào đó. Đàm phán bao gồm nhiều thứ hơn việc tranh cãi về giá cả. Nó đòi hỏi sự hiểu biết cùng yếu tố linh hoạt có tác động đến quy trình và ảnh hưởng tới hành vi con người.
Những nhà đàm phán vĩ đại sẽ không ngừng đầu tư thời gian học hỏi những chiến lược khác nhau và làm thế thế nào để mỗi kỹ thuật đàm phán riêng lẻ góp phần lớn nhất vào thành công chung.
4.2 Tập Trung Vào Yếu Tố Đôi Bên Cùng Có Lợi
Đôi bên cùng có lợi nghĩa là cả hai bên đều cảm thấy thoải mái với kết quả của quá trình đàm phán. Một vài cuốn sách miêu tả rằng giải pháp đôi bên cùng có lợi là điều không thể trong đàm phán kinh doanh.
Các tác giả viết rằng một ai đó thường muốn nhiều thứ hơn bình thường, và do đó kết quả sẽ trở thành tình huống kẻ thắng - người thua. Các nhà đàm phán vĩ đại không tin vào điều đó. Họ luôn giúp đỡ các khách hàng và cố gắng giải quyết vấn đề khó khăn, đồng thời tìm kiếm các cơ hội để có thể đem lại cho khách hàng nhiều điểm lợi nhất. Họ cũng biết được khi nào cần giới hạn sự nhượng bộ của mình, vì vậy họ có thể đảm bảo những thoả thuận công bằng nhất cho cả hai bên.
4.3 Kiên Nhẫn
Rất nhiều người nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhanh chóng để kết thúc giao dịch bán hàng với khách hàng sớm nhất có thể, để từ đó họ tiếp tục giao dịch với khách hàng kế tiếp.Những nhân viên bán hàng vĩ đại nhận ra rằng tính kiên nhẫn luôn là một ưu điểm lớn và việc thúc đẩy nhanh chóng quy trình thường dẫn tới những kết quả không mấy tốt đẹp.
Họ không vội vàng đi đến các thoả thuận cuối cùng với khách hàng. Thay vào đó, họ dành thời gian để thu thập các thông tin cần thiết. Họ suy nghĩ cẩn trọng về các giải pháp tiềm năng. Họ dành thời gian để phân tích và suy nghĩ trong suốt quy trình.Tính kiên nhẫn là vô cùng quan trọng bởi những những sai lầm sẽ rất dễ nảy sinh khi bạn cố gắng đạt được thoả thuận một cách mau chóng nhất.
Nếu vội vàng kết thúc quy trình bán hàng mà không đưa ra được cho khách hàng những chào mời hấp dẫn và khiến họ thoả mãn nhất, thì thường kết thúc với kết quả kẻ thắng - người thua, hay cả hai cùng thua. Đơn giản vì nếu quá vội vã sẽ đánh mất sự tỉnh táo.
4.4 Sáng Tạo
Hầu hết các nhà đàm phán bán hàng vĩ đại đều rất sáng tạo. Họ sử dụng những kỹ năng giải quyết vấn đề của mình để xác định giải pháp nào là tốt nhất và tìm kiếm các phương thức nhằm hoàn thành mục tiêu của mình.
Không ít nhân viên bán hàng đã từng dính líu tới các vụ kiện khó khăn với khách hàng nhưng rồi chỉ sau đó một vài tháng họ đã có được một giải pháp kết thúc vụ kiện tụng trong êm đẹp. Họ trả lời đầy đủ các câu hỏi, thắc mắc từ phía khách hàng và đưa ra những giải pháp tối ưu được khách hàng chấp thuận. Nói cách khác, họ là những người sáng tạo.
4.5 Sẵn Sàng Thử Nghiệm
Đàm phán bán hàng là một quy trình hết sức linh hoạt bởi vì không có khách hàng nào lại giống y như nhau cả. Những gì hiệu quả trong trường hợp này có thể lại là tai họa trong trường hợp khác.
Đó là lý do tại sao các nhà đàm phán vĩ đại luôn thực hành việc sử dụng các khái niệm và kỹ thuật khác nhau. Họ thử nghiệm với các chiến lược, giải pháp, chiến thuật khác nhau. Và những sai lầm nhỏ không ngăn cản được họ tiếp thục thử nghiệm những ý tưởng mới trong tương lai.
4.6 Tự Tin Và Lạc Quan
Các nhà đàm phán vĩ đại luôn thể hiện một sự tự tin và lạc quan khi bước vào cuộc đàm phán. Họ không kiêu căng, thô lỗ hay tự phụ.Họ tự xây dựng được cho mình một niềm tin lớn về khả năng có thể đạt được một thoả thuận đôi bên cùng có lợi.
Họ lạc quan rằng mình có thể giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong cuộc đàm phàn và sự tự tin này được hình thành từ kinh nghiệm bản thân. Những nhà đàm phán vĩ đại luôn tự đánh giá bản thân.
Họ học hỏi nhiều thứ từ các sai lầm mắc phải và từ thành công đạt được của mình. Họ đặt nhiều trọng tâm vào việc cải thiện các kỹ năng bán hàng. Họ thành công trong việc xây dựng một niềm tin không thể lay chuyển.
4.7 Biết Lắng Nghe
Mọi người chắc chắn sẽ nói với bạn mọi thứ bạn cần biết nếu bạn đưa ra được các câu hỏi thích hợp và lắng nghe câu trả lời của họ. Biết lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhất trong bán hàng và đàm phán.
Có nhân viên bán hàng khi nói chuyện với một khách hàng tiềm năng trên điện thoại và nhận ra rằng khách hàng có rất nhiều điều để nói. Anh ta kiên nhẫn chờ đợi và cẩn thẩn lắng nghe, cuối cùng vị khách hàng tiềm năng kia cũng đưa ra một vài thông tin giá trị giúp nhận viên bán hàng kết thúc giao dịch mua sắm.
Không may mắn thay, rất nhiều nhân viên bán hàng chỉ đơn thuần chờ đợi để đến lượt mình nói, hay thậm chí ngắt lời khách hàng. Không lắng nghe đồng nghĩa với việc bỏ qua các thông tin then chốt giúp đỡ họ rất nhiều trong cuộc đàm phán bán hàng.
Để lại bình luận
5