1. Hiểu thế nào về tình trạng men gan cao?

Men, hay còn gọi với tên khoa học là enzyme xúc tác có vai trò hỗ trợ, đẩy nhanh các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

Men gan gồm 4 loại chính là:

  • Phosphatase kiềm, kí hiệu là ALP, bình thường ở mức 30 - 115 U/L với cả nam và nữ.
  • Aspartate transaminase, kí hiệu là AST, bình thường ở mức thấp hơn 40 U/L.
  • Gamma - glutamyl transpeptidase, kí hiệu là GGT, bình thường ở mức dưới 60 U/L với nam và 7 - 32 U/L với nữ.
  • Alanine transaminase, kí hiệu là ALT, bình thường thấp hơn 37 U/L với nữ và 40 U/L với nam.

Điểm danh ngay những nguyên nhân gây men gan cao thường gặp

4 men gan này đều có vai trò quan trọng trong hoạt động của tế bào gan cũng như sức khỏe của cơ thể. Khi tế bào gan bị tổn thương, nồng độ các enzyme này thường tăng cao. Khi nồng độ men gan vượt quá bình thường, nó cũng tác dụng ngược lại làm tổn thương tế bào gan.

Do đó, men gan cao là dấu hiệu cho thấy gan đang gặp phải tổn thương, đây có thể chỉ là tổn thương cấp tính nhưng nếu không can thiệp, nó sẽ tiến triển thành những bệnh gan nguy hiểm như: viêm gan, xơ gan, ung thư gan,…

Men gan cao thường không có dấu hiệu rõ ràng, nó còn phụ thuộc vào mức độ cao của men gan cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số bệnh nhân có thể xuất hiện dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ngứa da,… nhưng không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì thế khi có kết quả men gan cao, cần chẩn đoán thêm để tìm nguyên nhân.

2. Nguyên nhân gây men gan cao phổ biến nhất

Các bệnh lý và tổn thương gan nói chung có đặc điểm là tiến triển âm thầm, triệu chứng nghèo nàn nên chỉ nhận biết khi bệnh đã tiến đến giai đoạn nặng. Men gan cao vừa là dấu hiệu vừa là nguyên nhân dẫn đến tổn thương gan.

Dưới đây là những nguyên nhân gây men gan cao phổ biến nhất:

Gan nhiễm mỡ

Nguyên nhân phổ biến nhất là do rượu. Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ có thể xuất hiện ở những người không hoặc ít khi uống đồ uống có cồn như người thuộc nhóm mắc bệnh tiểu đường type 2, béo phì,…

Ngoài ra, có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc như Aspirin, Steroids, Tamoxifen hay Tetracycline.

Điểm danh ngay những nguyên nhân gây men gan cao thường gặp

Tác dụng phụ của thuốc

Men gan cao khá thường gặp ở những bệnh nhân phải điều trị bằng thuốc tân dược liên tục trong nhiều ngày. Đặc biệt là nhóm thuốc tân dược có tác dụng giảm triệu chứng nhanh như: thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, giảm viêm,… Sử dụng thuốc càng nhiều thì lượng độc tố tích tụ trong gan càng tăng, gây tổn thương và khiến men gan cao hơn.

Do đó, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ liệu trình và liều lượng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi xảy ra tình trạng men gan cao, hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để có biện pháp thay thế thuốc hoặc kiểm soát men gan tốt hơn, tránh gây tổn thương cho cơ quan này.

Viêm gan virus

Dựa vào virus gây bệnh, viêm gan siêu vi được chia thành 3 loại là viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C. Những bệnh viêm gan này đều khiến cho men gan tăng cao. Virus khi xâm nhập vào tế bào gan sẽ nhân lên và hủy hoại tế bào gan. Số lượng tế bào bị hủy hoại càng nhiều thì lượng men gan giải phóng ra càng cao.

Điều trị viêm gan virus hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, khó tiêu diệt hoàn toàn tác nhân gây bệnh nên gần như chỉ điều trị triệu chứng.

Bệnh nhân viêm gan virus cũng cần thường xuyên theo dõi chỉ số men gan để đánh giá tình trạng bệnh cũng như phòng ngừa biến chứng nặng xảy ra.

Bệnh lý gan do sử dụng bia rượu

Điểm danh ngay những nguyên nhân gây men gan cao thường gặp

Uống nhiều rượu bia và thức uống có cồn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về gan như: gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan,… Lạm dụng rượu bia trong thời gian dài gây tổn thương và suy giảm chức năng gan càng nghiêm trọng, chỉ số men gan cũng cao dần.

Do đó, việc điều trị tổn thương kết hợp với kiểm soát thức uống có cồn là rất quan trọng với bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.

Bệnh gan tự miễn

Viêm gan tự miễn xuất phát từ bất thường trong hoạt động của hệ miễn dịch khi xác nhận tế bào gan là yếu tố lạ để tấn công. Viêm gan tự miễn có thể xảy ra độc lập hoặc đi kèm với các rối loạn tự miễn khác như: bệnh celiac, viêm khớp dạng thấp,…

Điều trị viêm gan tự miễn cần kiên trì, kết hợp với điều trị triệu chứng để giảm tổn thương gan, tăng tốc độ phục hồi và duy trì chỉ số men gan ổn định.

Nhiễm trùng Cytomegalo

Cytomegalo là một loại virus nguy hiểm, chúng thường tấn công mạnh vào nhiều cơ quan trong đó có gan ở những người có hệ miễn dịch yếu. Điều đáng lo là virus gây bệnh âm thầm, triệu chứng khó nhận biết cho đến khi tổn thương nghiêm trọng.

Không kiểm soát tốt số lượng và độc lực của virus Cytomegalo là nguyên nhân dẫn tới chỉ số men gan cao.

Rối loạn sắt

Những bệnh nhân thiếu máu hoặc phụ nữ mang thai bổ sung chất sắt từ thực phẩm chức năng trong thời gian dài có thể gặp phải hội chứng rối loạn Hemochromatosis. Người bệnh cũng gặp tình trạng men gan cao bất thường, đặc biệt là 2 chỉ số men gan ALT và AST.

Điểm danh ngay những nguyên nhân gây men gan cao thường gặp

Bệnh Wilson

Wilson là bệnh do rối loạn chuyển hóa chất đồng, rối loạn này không thường gặp nhưng đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh Wilson có thể dẫn tới hàng loạt biến chứng khác ngoài men gan cao như: xơ gan, ung thư gan, suy gan,…

Bệnh về đường mật

Mắc các bệnh lý về đường mật như sỏi mật, nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật,... cũng có thể dẫn tới tình trạng men gan tăng cao.

Có nhiều nguyên nhân gây men gan cao nhưng phổ biến nhất vẫn là bệnh lý về gan và tác dụng phụ của thuốc điều trị. Nếu gặp phải tình trạng này, nên sớm tới bệnh viện kiểm tra để xác định nguyên nhân, các biện pháp điều trị sẽ giúp kiểm soát chỉ số men gan, hạn chế tổn thương ngược lại cho tế bào gan.

Phòng ngừa và đẩy lùi bệnh men gan cao như thế nào hiệu quả nhất?

Khi bị men gan cao cần phải kiêng 1 số thứ sau đây: Kiêng rượu, bia và các đồ uống có cồn, nhất là người đang mắc bệnh về gan (viêm gan cấp, mạn hoặc người lành mang virut viêm gan), mật (sỏi mật, giun chui ống mật, viêm đường dẫn mật) hoặc đã từng mắc bệnh sốt rét, không hút thuốc lá, thuốc lào và các chất kích thích.

Không ăn da, mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào. Khi xét nghiệm máu thấy men gan tăng trong khi đang dùng một loại thuốc nào đó cũng nên cho bác sĩ khám bệnh và theo dõi sức khoẻ cho mình biết để bác sĩ có phương án giải quyết. Ngoài ra cũng nên vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng là 1 cách giúp giải độc gan hiệu quả trừ khi đang bị viêm gan cấp tính.

Rất nhiều người mắc bệnh hiện nay tìm tới sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp hạ men gan cao, giải độc gan an toàn hiệu quả.

Điểm danh ngay những nguyên nhân gây men gan cao thường gặp
Tìm Hiểu Về Cây Hovenia Dulcis (Khúc Khiếng) – Dược Liệu Vàng Giải Độc Gan

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị nóng trong chiết xuất cây khúng khiếng. Glutathione có trong cây khúng khiếng giúp giải độc cơ thể thông qua gan nhờ gắn kết với các độc chất trong gan, chuyển hóa chúng và đào thải ra ngoài. Hoạt chất Ampelopsis làm tăng cường glutathione nội sinh, từ đó giúp chuyển hóa các chất độc trong gan rất mạnh, đồng thời khiến gan khỏe.

Những loại thực phẩm chức năng thành phần có chứa hạt kế sữa sẽ rất tốt trong việc điều trị các bệnh nóng trong, mẩn ngứa, mề đay. Chiết xuất cây kế sữa là một hoạt chất an toàn chứng tỏ tiềm năng hoạt động như một liệu pháp bổ sung cho các tình trạng khác nhau. Được sử dụng rộng rãi như một phương thuốc dân gian điều trị các vấn đề về gan. Vì vậy bạn nên quan tâm tìm hiểu và lựa chọn sử dụng những loại thực phẩm chức năng có chứa chiết xuất cây kế sữa.

Trong mùa hè nóng bức, việc lựa chọn hoa quả là rất quan trọng vì nó sẽ giúp cơ thể của bạn được làm mát. Hãy lưu ý những loại quả trên sử dụng gây nóng cho cơ thể bé bạn cần tránh xa.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp