- 10 công dụng của lá ổi với sức khỏe đường ruột tuyệt vời hơn bạn tưởng
- Mối quan hệ giữa tim và huyết áp là gì???
- Ngủ nướng Tiếng Anh là gì? Cuối tuần bạn có nên ngủ nướng?
Tác động tích cực lên đôi chân có thể giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân và ngược lại. Theo đông y, bàn chân có nhiều đường kinh ba âm ba dương, có các mạch xung và mạch kiểu chịu trách nhiệm điều hòa âm dương cho toàn cơ thể. Chân ở dưới cùng hệ tuần hoàn, nằm xa tim, máu chảy ngược lên khiến dinh dưỡng cho chân có phần khó khăn hơn so với các bộ phận khác. Trong điều kiện nóng lạnh thất thường của miền Bắc, chân càng dễ bị thương tổn hơn. Mùa đông đến mang theo sự lạnh giá, điều này khiến bạn cảm thấy khó chịu. Khi nhiệt độ giảm, chân tay sẽ trở nên lạnh buốt và khó làm việc. Hãy cùng Review365 giữ ấm đôi bàn chân của bạn qua một số cách dưới đây nhé!
1. Hiện tượng bị lạnh chân vào mùa đông là gì?
1.1 Hiện tượng bị lạnh chân vào mùa đông
Chân tay lạnh là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi thời tiết trở lạnh. Khi đó, các mạch máu ở tay và chân co lại làm giảm lượng máu lưu thông. Từ đó, nhiệt lượng cũng giảm đi khiến bạn bị lạnh tay hoặc lạnh chân vào mùa đông. Nếu được ủ ấm, tay chân bạn sẽ ấm áp trở lại.
Tuy nhiên nếu tình trạng tay chân lạnh vẫn kéo dài mặc dù đã được ủ ấm kỹ thì bạn nên lưu tâm. Đặc biệt, nếu chân bị lạnh kèm với triệu chứng da tái xanh thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lạnh tay chân và cần chữa trị kịp thời.
1.2 Nguyên nhân bị lạnh chân vào mùa đông
Thời tiết lạnh là nguyên nhân lớn nhất khiến hầu hết mọi người bị lạnh chân mùa đông. Trong vài trường hợp, chân bị lạnh vào mùa đông còn do những yếu tố liên quan đến sức khỏe, bao gồm:
Hiện tượng Raynaud
Hiện tương Raynaud xuất hiện ở một số người do khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc có tâm lý căng thẳng cao. Lúc đó, mạch máu sẽ bị hạn chế lưu thông, khiến cho các ngón tay chân bị lạnh cóng hoặc bị tê không còn cảm giác gì nữa.
Tâm lý lo lắng và căng thẳng quá độ
Căng thẳng hay lo lắng cao độ cũng là nguyên nhân khiến chân tay lạnh. Cơ thể của người thường xuyên lo lắng có một phản ứng khá tự nhiên là sản xuất ra hormon adrenaline, làm giảm lưu lượng máu đến các vùng ngoài cùng của cơ thể. Từ đó, dẫn đến hiện tượng bị tắc nghẽn mạch, không đủ nuôi dưỡng tế bào trên cơ thể, đặc biệt là ở phần tay và chân.
Vấn đề tuần hoàn máu
Những người gặp vấn đề tuần hoàn máu kém sẽ gặp khó khăn trong việc làm ấm cơ thể cũng như bàn tay, bàn chân. Điều này dễ xảy ra với người ít vận động và có thói quen hút thuốc lá.
Thiếu máu
Người bị thiếu máu cũng rất dễ bị lạnh chân vào mùa đông. Khi bị thiếu máu, cơ thể có quá ít tế bào hồng cầu. Lúc này, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống và tìm gặp bác sĩ để được tư vấn dinh dưỡng.
Đái tháo đường
Người bị đái tháo đường (tiểu đường) có lượng đường trong máu cao. Điều này khiến mạch mạch bị thu hẹp, giảm lượng máu cung cấp đến các tế bào. Không chỉ bị lạnh chân, người bệnh còn có các triệu chứng khác như: bị ngứa ran hoặc có cảm giác như bị kim châm, tê hoặc đau rát ở bàn chân và các ngón chân.
Suy giáp
Suy giáp xuất hiện do sự hoạt động kém ở tuyến giáp. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến nhịp tim, thân nhiệt và quá trình tuần hoàn máu. Dấu hiệu dễ thấy nhất là chân tay lạnh. Nghiêm trọng hơn, bệnh khiến cơ thể mệt mỏi và gặp một số vấn đề về trí nhớ.
2. Cách làm ấm chân vào mùa đông
2.1 Bảo vệ đôi bàn chân bằng cách đeo tất chân
Điều đơn giản nhất để giữ cho đôi chân ấm áp là đeo tất chân. Bạn nên đeo tất ấm khi ra ngoài lạnh hoặc khi đi ngủ, dù nằm trong chăn ấm nhưng bạn vẫn nên bảo vệ đôi bàn chân mình. Hãy sắm cho mình vài đôi tất và thay tất thường xuyên nhé. Những ngày đông lạnh giá, để chân lạnh thường xuyên khiến bạn khó vận động vào mỗi sáng, tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về khớp. Việc đi tất khi ngủ giúp đôi chân bạn được giữ ấm. Một đôi tất giúp đảm bảo quá trình lưu thông máu trong cơ thể khi bạn ngủ.
Nhiều người có gót chân bị khô nứt. Nguyên nhân chủ yếu là do bạn không chăm sóc chân đúng cách, thiếu dưỡng chất, điều kiện làm việc có hại cho chân… Không chú ý điều trị có thể khiến các biểu hiện trở nên nghiêm trọng hơn. Điều đó khiến bạn ngày càng khó khăn trong việc đi lại, ngại đi chân đất trước mặt mọi người.
Đi tất giữ ấm chân là một cách hiệu quả giúp ngăn ngừa nứt chân. Một đôi tất phù hợp giúp cải thiện lưu thông máu đến chân, từ đó giúp chân bạn mềm mại, giảm tình trạng nứt nẻ. Ngoài ra, nếu chân bạn xuất hiện tình trạng khô hoặc nứt nẻ, bạn có thể dùng kem giữ ẩm trước khi đi tất để đảm bảo độ ẩm.
2.2 Xoa hai bàn chân vào nhau
Ở đôi bàn chân có nhiều dây thần kinh và mạch máu kết nối đến tim, não, gan, thận, dạ dày… Nếu không giữ ấm đôi chân, để chân bị nhiễm lạnh thì hơi lạnh đó sẽ đi đến các cơ quan trong cơ thể, từ đó gây nên những tác hại không mong muốn. Rõ rệt nhất là, nếu đêm đi ngủ để chân lạnh, sáng dậy sẽ bị đau bụng, tiêu chảy. Đặc biệt, khi thời tiết lạnh nếu không giữ ấm đôi chân, cũng đồng nghĩa các cơ quan nội tạng trong cơ thể cũng không được bảo vệ. Việc giữ ấm đôi chân sẽ giúp khí huyết lưu thông, giúp ăn ngủ, tiêu hóa tốt, khỏe mạnh, sống lâu hơn.
Tại các đầu ngón chân có huyệt gọi là huyệt tĩnh, là nơi khí huyết ra vào, phong hàn tà khí có thể xâm nhập. Nếu không được bảo vệ sẽ gây ra tình trạng khí huyết bế tắc, không lưu thông được và đau nhức. Nếu công việc của bạn phải ngồi một chỗ và điều này khiến bạn cảm thấy chân mình giá buốt, hãy thử xoa hai chân vào nhau để giúp cải thiện tuần hoàn của mạch máu. Bạn hãy xoa lòng bàn chân bằng lòng bàn tay thật nhanh, chà đến khi ấm nóng để giúp lưu thông máu huyết, làm ấm nóng không chỉ bàn chân mà còn cả bàn tay của bạn nữa đấy.
2.3 Vận động nhanh
Cách thứ hai để giúp chân mình ấm hơn mà review365 muốn giới thiệu đến các bạn là vận động nhanh. Không nên ngồi ì một chỗ vì thời tiết lạnh mà nên thường xuyên vận động. Buổi sáng và buổi tối bạn có thể tập thể dục, đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Đi bộ cũng là cách tốt nhất để cải thiện lưu thông máu cho bàn chân.
Việc đặt áp lực lên đôi chân khi bạn đi bộ đã là một động tác để dồn lưu lượng máu trong các tĩnh mạch của bạn lên đôi chân. Trong khi ngồi làm việc hoặc xem ti vi bạn có thể gập các ngón chân lại và lại duỗi các ngón chân ra. Cứ lặp đi lặp lại động tác này khi có thể hoặc làm ít nhất 10 phút mỗi ngày sẽ giúp chân khỏe mạnh và giảm đau.
Nếu cảm thấy chân mình quá lạnh, hãy thử đứng dậy và chạy tại chỗ hoặc leo cầu thang. điều này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên và tất nhiên, chân của bạn cũng được làm ấm đấy. Nếu có thể, bạn nên tập thể dục từ 3 đến 5 lần một tuần, mỗi lần 30 phút, giúp cải thiện sức khỏe, giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông này nhé!
2.4 Dùng túi sưởi
Chườm nóng cũng là một cách đơn giản giúp đôi bàn chân không bị lạnh. Nếu áp dụng phương pháp này, bạn nên sử dụng túi chườm nóng hoặc túi chườm nóng lạnh đa năng vì chúng khá tiện lợi, an toàn và nhất là có thể giữ nhiệt lâu. Lưu ý: Không nên để nhiệt độ quá nóng, không chườm quá lâu để tránh bị bỏng da (thời gian chườm chỉ nên từ 15 - 20 phút).
Hiện nay, có rất nhiều dụng cụ hỗ trợ làm ấm chân tay và túi sưởi cũng đã trở thành vật dụng khá quen thuộc. Nếu chân quá lạnh, bạn hãy dùng túi sưởi để giữ ấm đôi bàn chân của mình nhé. Giá của mỗi chiếc túi sưới giao động từ 80.000 đồng đến 150.000 đồng, rất dễ để sắm một chiếc cho đôi chân đấy.
2.5 Ngâm chân bằng dược liệu
Một biện pháp khá hiệu quả để giúp chân ấm hơn là ngâm chân. Ngâm chân nước nóng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giữ ấm cho bàn chân, khửi mùi hôi chân, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da như nấm da chân, nấm móng chân, cải thiện chứng mất ngủ, giúp tinh thần thoải mái, giảm lo âu…
Cách ngâm nước nóng giữ ấm cho chân rất đơn giản. Bạn có thể ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ với nước nóng khoảng 40 độ, cho thêm chút muối và gừng, để nước ngập mắt cá chân, ngâm trong khoảng 20 phút. Sau đó bạn hãy lau khô chân của mình và đừng để bị ướt nhé. Điều này sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và làm chân ấm hơn đấy.
2.6 Không thức trắng đêm
Tác hại của việc thức đêm chắc hẳn ai cũng đều hiểu, nhưng có lẽ bạn không ngờ rằng đây cũng là một trong những hành động làm đôi chân mình lạnh hơn. Thức đêm mang lại rất nhiều tác hại, đây cũng là một trong những hành động khiến đôi chân dễ bị lạnh.
Hiện nay, càng ngày càng nhiều người thức đến 3 hoặc 4 giờ sáng vì nhiều lý do khác nhau. Tuy vậy, rất ít người biết rằng điều này sẽ làm cho bàn chân, bàn tay lạnh, não bộ mất kiểm soát, hệ thống miễn dịch bị yếu và làm cơ thể dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy, cần đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, ngủ nghỉ hợp lí, ngủ sớm nếu có thể để có một cơ thể khỏe mạnh nhé!
2.7 Dinh dưỡng
Mùa đông, thời tiết lạnh khiến các mạch máu dưới da co lại, máu lưu thông chậm... Một trong những bộ phận trên cơ thể nhạy cảm với lạnh chính là bàn chân, vì chân ở dưới cùng hệ tuần hoàn, nằm xa tim, máu chảy ngược lên khiến dinh dưỡng cho chân khó khăn hơn so với các bộ phận khác. Vì thế ngoài việc giữ ấm cơ thể cần phải đặc biệt chú ý chăm sóc và giữ ấm đôi bàn chân. Giữ cho đôi chân khoẻ mạnh chính là cách để bảo vệ sức khoẻ trong mùa đông.
Ngoài những biện pháp tác động từ bên ngoài, dinh dưỡng cũng rất quan trọng góp phần giúp chúng ta làm ấm cơ thể và các chi của mình. Nếu bạn bị lạnh chân, hãy chú ý bổ sung nhiều vitamin B1, B12, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin E và chất sắt như canh xương bò, gan bò, các loại đậu, sữa bò vv... Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại trà có tác dụng trừ lạnh, làm ấm cơ thể, tăng lưu thông khí huyết, khi tỳ vị hư nhược, chân tay.
2.8 Thử ăn cay
Vào những ngày lạnh buốt, bạn nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm có tính nóng hoặc một số loại gia vị như gừng, sả, tỏi, tiêu... để cho thêm vào món ăn với một lượng vừa phải để giúp làm ấm cơ thể. Những loại thực phẩm này làm cơ thể ấm từ bên trong, giúp bạn cải thiện tình trạng lạnh tay chân trong mùa lạnh.
Khi bạn ăn các loại thực phẩm có nhiều gia vị cay, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên. Tim bạn cũng sẽ làm việc mạnh mẽ hơn và bơm máu tốt hơn, trong khi các mạch máu nở ra giúp làn da trở nên hồng hào, ấm áp. Bên cạnh đó, đạt được sự tuần hoàn tốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm một trái tim và hệ thống động mạch khỏe mạnh. Ớt có nhiều vitamin A và C, giúp tăng cường sức mạnh cho động mạch và các mạch máu khác, có thể ngăn ngừa chứng tê lạnh tay chân vì tuần hoàn kém.
2.9 Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, các chất tẩy rửa
Cần hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, các chất tẩy rửa. Không nên dùng chân trần dẫm xuống chậu nước lạnh để giặt quần áo hay chăn màn. Nếu phải làm ruộng, bạn nên đi ủng bảo vệ đôi chân. Đặc biệt khi rửa chân, bạn chỉ nên rửa với nước ấm và xà phòng không chứa hương thơm, không rửa bằng nước nóng. Sau khi rửa, bạn lau khô chân nhẹ nhàng với khăn vải mềm hoặc khăn giấy, lau cả ở đường kẽ giữa các ngón chân, không chà sát mạnh để tránh gây tổn thương da chân.
Để hạn chế được tình trạng kích ứng gây ảnh hưởng đến da chân và giữ ấm chân trong mùa đông thì mọi người nên dùng ủng khi phải làm những việc như rửa chén, giặt đồ, vệ sinh nhà cửa,.. Vì những công việc đó cũng có thể khiến da chân thêm khô, nứt nẻ hay sần sùi do lượng hóa chất trong những dung dịch tẩy rửa khi bạn đổ nước của nó ra sàn và chân vạn dẫm vào.
2.10 Uống đồ uống nóng hổi
Bạn có thể làm đôi chân bạn ấm lên khi cơ thể bạn ấm lên. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không chuẩn bị cho mình một loại đồ uống nóng hổi để giúp đôi chân ấm hơn? Bạn có thể uống đường phèn và gừng. Đường phèn không những làm tăng cảm giác ngon miệng, mà còn tác dụng làm ấm cơ thể. Còn trong gừng còn chứa khương lạt tố có tác dụng kích thích đối với tim và huyết quản, có thể tăng tốc độ tuần hoàn máu, làm tăng cảm giác ấm áp cho cơ thể. Chất caffeine trong bông trà có tác dụng lợi tiểu, sắc tố màu đỏ trong đó có tác dụng làm ấm cơ thể. Nghiền một miếng gừng nhỏ thành bột, cho vào cốc trà khuấy đều. Tùy vào khẩu vị từng người để tăng hay giảm lượng gừng cũng như lượng đường phèn cho phù hợp.
Bạn có thể nhâm nhi những loại đồ uống ấm nóng như trà, cà phê vì nó có thể giúp làm ấm cơ thể và phân bổ nhiệt đều hơn đến vùng bàn tay, bàn chân. Đơn giản chỉ cần cầm một chiếc cốc ấm có thể giúp các ngón tay không bị lạnh, đặc biệt là khi bạn đang ở ngoài trời.
Bạn nên nhớ tuyệt đối không uống rượu bia nhé. Thường mọi người hay nghĩ một ly rượu mạnh, nóng có thể giúp bạn giữ ấm trong thời tiết buốt giá, nhưng thực tế không phải vậy. Đúng là các thức uống ấm thực sự làm tăng thân nhiệt và giúp bạn chống đỡ cái lạnh, song rượu không nằm trong số này. Rượu hoàn toàn không có tác dụng gì tốt nếu bạn uống lúc lạnh. Nó sẽ làm giảm thân nhiệt.
Mùa lạnh nhiệt độ xuống thấp và tiết trời hanh khô khiến các thành mạch máu co lại, dồn ứ khí huyết, làm chậm quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Do đó, máu khó lưu thông đến những vùng xa tim như tay và chân khiến chứng bộ phận này cảm thấy lạnh cóng.Trên đây là một số cách giữ đôi chân ấm áp hơn, hãy thử áp dụng để có sức khỏe tốt nhất vào những ngày đông lạnh giá này nhé!
Để lại bình luận
5