- Vì sao ngày càng nhiều người trẻ bị suy giảm trí nhớ?
- Nhiệt độ phòng bao nhiêu là lý tưởng cho giấc ngủ của bạn
- Tư thế ngủ nào là tốt nhất - Loại gối phù hợp nhất khi ngủ?
- Giá trị dinh dưỡng của cá khiến bạn không thể bỏ qua
Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngủ nướng chính là nguyên nhân khiến cơ thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Hãy cùng Review365 tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé các bạn.
1. Ngủ nướng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta cũng đã từng ngủ nướng, thậm chí còn lặp đi lặp lại hàng ngày, vậy bạn hiểu thế nào là ngủ nướng?
Hiện nay vẫn cho những khái niệm, định nghĩa cụ thể nào để nói về ngủ nướng.
Thế nhưng bạn cũng có thể hiểu ngủ nướng chính là việc bạn ngủ dậy muộn, và đang cố gắng ngủ thêm một chút, hoặc nhiều hơn gấp nhiều lần so với thời gian quy định hàng ngày đối với con người. Ngủ nướng thường xuất hiện vào buổi sáng những ngày trong tuần, ngày nghỉ hay ngày tết.
Ví dụ: Trung bình một ngày bạn ngủ 8 tiếng là đúng theo giờ sinh học bình thường của một con người, và đến buổi sáng hôm sau bạn phải dậy từ 6h để chuẩn bị cho những công việc của mình. Thế nhưng bạn lại ngủ đến 7h30 mới dậy thì đó chính là ngủ nướng.
1.1. Ngủ nướng Tiếng Anh là gì?
Ngủ nướng trong tiếng Anh là sleep in, phiên âm là /sliːp ɪn/. Ngủ nướng là một giấc ngủ kéo dài và muộn hơn bình thường vì người ngủ cứ liên tục chập chờn tỉnh lại rồi lại ngủ tiếp.
Một số cụm từ và sử dụng từ Sleep
- Sleep in: ngủ nướng
- Sleep like a log: ngủ rất say
- Sleep around the clock : ngủ rất lâu
- Sleep it off: ngủ cho hết say rượu/nhức đầu
- Sleep tight!/ Sleep well: Ngủ ngon nhé
- Have a cat nap: chợp mắt
- Get one's beauty sleep: ngủ để giữa sức khỏe và sắc đẹp
- Not sleep a wink: mất ngủ
- Let's hit the day!: hãy ngủ thôi
- Sleep over: ngủ tạm nhà ai đó
Đối với mỗi chúng ta việc ngủ nướng có thể sẽ chẳng còn quá xa lạ nữa vì mỗi người đều gặp nó vào mỗi buổi sáng dù ít hay nhiều. Thế nhưng theo bạn thì việc ngủ nướng có lợi hay hại cho sức khỏe con người.
2. Ngủ nướng vào cuối tuần có hại như thế nào?
Mọi người thường dành thời gian nghỉ cuối tuần để ngủ nướng. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Đối với đa số chúng ta, cuối tuần là thời gian để thả lỏng. Khi bạn không phải đi làm hoặc đi học vào cuối tuần, không có lý do gì để không thức khuya đi chơi với bạn bè hay xem phim muộn. Và sau đó, bạn có thể cho phép mình ngủ bao lâu tùy thích vào ngày hôm sau để cơ thể nghỉ ngơi, bù cho những ngày làm việc vất vả.
Tuy nhiên, thói quen này lại có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
2.1 Rủi ro tiềm ẩn
Có lịch trình ngủ không đều đặn, bị gián đoạn có thể ảnh hưởng nhiều khía cạnh của sức khỏe, bao gồm cả sự trao đổi chất và tâm trạng của bạn.
Lệch múi giờ do tác động xã hội (social jetlag)
- Theo Sleep Magazine, social jetlag là hiện tượng xuất hiện khi có sự chênh lệch giữa đồng hồ sinh học của cơ thể và nhịp điệu sinh học hàng ngày do bất thường xuất hiện trong cuộc sống sinh hoạt. Điều đó có nghĩa là hiện tượng này sẽ xuất hiện khi bạn thức dậy muộn hơn vào cuối tuần so với các ngày trong tuần, khi phải đi làm hay đi học.
- Sự khác biệt giữa lịch trình ngủ tự nhiên của cơ thể và lịch trình xã hội được đo bằng thời điểm giữa giấc ngủ. Ví dụ, nếu bạn ngủ từ 23h đêm hôm trước đến 7h sáng hôm sau vào các buổi tối trong tuần, thời điểm giữa giấc là 3h sáng. Nếu bạn ngủ từ 1h đến 9h sáng vào cuối tuần, điểm giữa sẽ dịch chuyển hai giờ, nghĩa là 5h sáng. Điều này khiến cơ thể sẽ khó thích ứng.
2.2 Gây lười vận động
Theo Webmd, ngủ nướng khiến các cơ bắp không được thư giãn, lưu thông máu nên đôi khi, bạn có thể bị tê mỏi chân tay, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Điều này khiến bạn càng uể oải, lười vận động hơn. Nếu không vận động, xương sẽ bị yếu hoặc mất dần đi, về lâu dài có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
2.3 Béo phì
Ngủ nướng, 9 - 10 giờ mỗi đêm, làm tăng nguy cơ béo phì lên tới 21%, dù bạn có ăn kiêng và tập thể dục đều đặn.
Nguyên nhân có thể là lượng thức ăn và chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể tích tụ thành mỡ thừa trong thời gian ngủ, gây ra tình trạng thừa cân.
2.4 Đau đầu
Một số người dễ bị đau đầu sau khi ngủ nướng vào cuối tuần hoặc các kỳ nghỉ. Điều này là do sự tác động của việc ngủ quên lên dây dẫn truyền thần kinh nhất định trong não bộ, bao gồm serotonin, hợp chất có khả năng giữ cho đầu óc cân bằng và thư giãn.
Những người ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ bị phá vỡ nhịp sinh học, gây rối loạn giấc ngủ ban đêm. Điều này cũng dẫn đến đau đầu vào buổi sáng.
2.5 Trầm cảm
Dù trầm cảm liên quan nhiều hơn tới triệu chứng mất ngủ, khoảng 15% những người bị vấn đề này là do ngủ quá nhiều. Ngủ nướng cũng có thể làm trầm trọng thêm căn bệnh trầm cảm.
2.6 Giảm trí nhớ, giảm thính lực
Ngủ dậy muộn làm ảnh hưởng đầu óc, tinh thần, khiến bạn cảm thấy nặng đầu, khó tập trung.
Nguyên nhân là giấc ngủ quá dài khiến bạn tiêu hao nhiều oxy, khiến não bị thiếu dinh dưỡng tạm thời. Tình trạng này kéo dài sẽ làm suy giảm trí nhớ và thính lực.
2.7 Bệnh tiểu đường
Theo Live Strong, các chuyên gia về sức khỏe cho rằng ngủ ít hay ngủ nhiều đều tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn ngủ nhiều hơn 8 tiếng/ngày, căn bệnh này sẽ dễ dàng tấn công cơ thể.
2.8 Bệnh tim
Khi bạn ngủ, nhịp tim, sự co bóp của các cơ tim và tuần hoàn máu giảm xuống. Nếu bạn ngủ quá nhiều, hoạt động của tim bị ảnh hưởng, gây ra các vấn đề về tim mạch như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, tim mạch vành...
Phụ nữ ngủ 9-11 giờ mỗi đêm tăng 38% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành so với những người ngủ 8 tiếng.
2.9 Tăng nguy cơ đột quỵ
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ trên 9.000 người trong độ tuổi 50 - 79 cho thấy những người ngủ trên 9 tiếng mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 70% so với người ngủ 7 tiếng.
3. Cách tránh ngủ nướng vào cuối tuần
Thông thường, mọi người ngủ nướng vào cuối tuần để bù cho thời gian ngủ không đủ trong tuần. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy sảng khoái, thoải mái. Nhưng đồng thời, nó cũng khiến việc trở lại lịch trình thức dậy để đi làm vào hôm sau thậm chí còn khó khăn hơn.
Vì vậy, để tránh ngủ nướng, các chuyên gia khuyên bạn nên ngủ nhiều hơn vào những ngày trong tuần với các quy tắc dưới đây:
- Tuân theo lịch trình ngủ đều đặn. Tránh thay đổi thời gian đi ngủ và thức dậy của bạn, cố gắng hết sức để giữ lịch trình ngủ tương tự vào các ngày trong tuần và cuối tuần.
- Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn trong tuần. Tuy nhiên, tránh tập luyện quá gần giờ đi ngủ, đặc biệt nếu bạn phải làm bất cứ việc gì với cường độ cao.
- Giữ phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ. Sử dụng rèm cản sáng để tạo bóng tối. Để nhiệt độ phòng khoảng 15,5-20 độ C.
- Tránh những thứ có thể gây phiền nhiễu tâm trí như tivi, điện thoại... Tắt tất cả thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi ngủ (nếu có thể).
- Chọn lựa thực phẩm ăn tối cẩn thận. Ăn nhiều và uống rượu có thể làm rối loạn dạ dày và giấc ngủ. Bạn nên tránh uống cà phê ít nhất 6 giờ trước khi ngủ vì caffeine có thể gây mất ngủ.
Để lại bình luận
5