Kết hôn trước tuổi 30 tốt hay sau tuổi 30 đảm bảo hơn là vấn đề gây rất nhiều tranh cãi hiện nay. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, ở độ tuổi khác biệt sẽ kèm theo những điều không giống nhau cả về trạng thái tâm lý lẫn điều kiện kinh tế.

Một số người cho rằng con gái nên lấy chồng sớm một chút, tốt nhất là ở độ tuổi 25 – 27 tuổi sẽ là đẹp nhất, khi người phụ nữ đủ trẻ để sinh ra những đứa con khỏe mạnh và tình yêu vẫn còn đong đầy, hay sẽ được chồng phụ chồng nuôi, chẳng phải bươn chải vất vả.

Kết hôn trước và sau tuổi 30: Độ tuổi khác biệt, ĐƯỢC – MẤT cũng khác nhau

Nhưng cũng có người cho rằng xã hội ngày càng hiện đại, con gái càng có lý để kéo dài cái độ tuổi kết hôn được cho là thích hợp đó ra. Bởi phụ nữ thời nay tụ chủ, tự lập, có kinh tế ổn định, sự nghiệp vững vàng thì kết hôn muộn một chút cũng chẳng sao.

Thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hôn nhân, không phải chỉ nằm ở độ tuổi. Và dù kết hôn sớm hay muộn thì cũng chưa chắc đã có thể hoàn toàn tránh được những nguy cơ có thể xảy ra trong cuộc hôn nhân đó.

Tất nhiên mọi thứ đều cần đánh đổi, kết hôn trước tuổi 30 đem lại cho bạn nhiều điều tốt nhưng cuộc hôn nhân ngoài tuổi 30 cũng có vô vàn mặt tích cực.

Hãy cùng xem điều khác biệt giữ kết hôn trước tuổi 30 với sau tuổi 30 là gì nhé.

1. Khác biệt về kiến thức

Kết hôn trước và sau tuổi 30: Độ tuổi khác biệt, ĐƯỢC – MẤT cũng khác nhau
Kết hôn trước và sau tuổi 30 khác nhau như thế nào

Không thể phủ nhận, tuổi tác đôi khi là một tiêu chuẩn để đánh giá sự trưởng thành của một người. Con gái nếu đúng quy trình học hành, tốt nghiệp thì khoảng 22 tuổi sẽ ra trường, đi làm thêm 1 - 2 năm là công việc mới bắt đầu đi vào nề nếp.

Cuộc đời tưởng như vậy là ổn định, nhưng thực ra con gái lúc này vẫn còn khá hoang mang vô định với cuộc đời của chính mình, chưa chắc chắn về kế hoạch tương lai, về hôn nhân, thậm chí công việc của họ lúc đó cũng mới chỉ trong giai đoạn khởi động mà thôi.

Khi kiến thức và tầm nhìn đều chưa thật sự trưởng thành, nếu họ chọn lúc này để kết hôn, đồng nghĩa với việc họ sẽ cùng nửa kia của mình trưởng thành và xây dựng tương lai.

Trong khi đó, phụ nữ ngoài 30 tuổi sẽ có những khác biệt hoàn toàn. Nếu lúc này chưa kết hôn, lý do thường là hai điều: một là một kỳ vọng vào hôn nhân, hai là không quan tâm đến hôn nhân.

Không phải tất cả, nhưng đa số phụ nữ ngoài 30 tuổi đều có sự chín chắn và một tầm nhìn rộng hơn các cô gái ở tuổi đôi mươi nhờ những va vấp và trải nghiệm mà họ đã có trước đó. Khi đã hình thành quan niệm cơ bản về cuộc sống, tương lai của họ sẽ không có quá nhiều biến động.

2. Khác biệt về quan niệm tình yêu và hôn nhân

Kết hôn trước và sau tuổi 30: Độ tuổi khác biệt, ĐƯỢC – MẤT cũng khác nhau
Kết hôn trước và sau tuổi 30 khác nhau như thế nào

Những năm tuổi đầu 2X, rất nhiều cô gái vẫn còn mong chờ vào một tình yêu như trong phim, ngóng trông về tương lai tươi sáng màu hồng. Lúc đó, họ thường không sợ điều gì, yêu là bất chấp, luôn tiến thẳng về phía trước.

Nhưng đến những năm tuổi 3X, điều bạn cần là một sự ổn định, cả trong công việc, cuộc sống lẫn chuyện tình cảm. Bạn cảm thấy lo lắng và bất an hơn, từ đó cũng hành động cẩn trọng hơn.

Năm đôi mươi ấy, có lẽ bạn sẽ khóc vì tình yêu, giận hờn vu vơ vì vài câu vô tâm từ người ấy; nhưng ngoài tuổi 30, bạn sẽ không còn mang những cảm xúc mong manh đó nữa.

Hôn nhân trong những năm đầu của tuổi 20s có thể đi kèm với sự thiếu chín chắn. Nhiều người trẻ coi tình yêu là điều kiện đủ cho hôn nhân nhưng khi đã đi qua năm tháng sôi nổi thì sự thấu hiểu, cả về cuộc sống và con người, mới là nền tảng để một số quyết định đi tới gắn kết với nhau trọn đời.

Trưởng thành, đồng nghĩa với việc ta học được cách mạnh mẽ hơn, thay vì ngồi một chỗ cam chịu, rước lấy khổ đau.

Vậy nhưng, kết hôn trước tuổi 30 sẽ đảm bảo cho người phụ nữ một thể trạng tốt nhất trong vấn đề sinh nở để có thể sinh con khỏe mạnh nhất và chăm sóc cho con khi sức khỏe ổn định nhất – điều mà những phụ nữ kết hôn sau tuổi 30 sẽ phải lo lắng nhiều hơn.

Vốn dĩ việc phụ nữ sinh con không phải chuyện dễ dàng, tuổi tác càng tăng thì nguy hiểm càng lớn, khả năng hồi phục sau khi sinh con cũng chậm hơn.  Những vấn đề này đối với những cô nàng tuổi 2X có lẽ không quá đáng sợ nhưng với phụ nữ ngoài 30 tuổi thì vô cùng cần cân nhắc.

3. Khác biệt về năng lực kinh tế

Kết hôn trước và sau tuổi 30: Độ tuổi khác biệt, ĐƯỢC – MẤT cũng khác nhau
Kết hôn trước và sau tuổi 30 khác nhau như thế nào

Trừ phi bạn thật sự giỏi, năng lực xuất chúng, còn đâu rất ít người có thể vừa ra trường đã mua được nhà, mua được xe, phần lớn vẫn phải nhờ đến sự hỗ trợ của bố mẹ.

Sau 1-2 năm ra trường, tiền kiếm được có lẽ sẽ chỉ vừa đủ để bạn trang trải cho các nhu cầu cuộc sống của chính mình như tiền nhà, tiền sinh hoạt, tiền đi lại… số tiền dư ra chẳng được mấy đồng. Nếu lựa chọn độ tuổi này để kết hôn, cuộc sống của hai bạn trong những năm đầu sẽ tương đối khó khăn.

Tuy nhiên, những cặp vợ chồng trẻ tuy không đạt được tất cả các mục tiêu về tài chính nhưng có thể cùng nhau xây dựng và phấn đấu vì những mục tiêu chung. Bạn có khả năng được hỗ trợ bởi người bạn đời trong những sự kiện hoặc dấu mốc quan trọng trong cuộc sống.

Còn với những người đã qua 30 tuổi, đây được coi là giai đoạn hoàng kim của sự nghiệp.

Sau nhiều năm phấn đấu nỗ lực, thu nhập cũng như vị trí trong xã hội của bạn đã được cải thiện đáng kể và cũng có chút tích góp, nếu bạn chọn thời điểm này để kết hôn, mặt kinh tế của cả hai có lẽ sẽ thoải mái hơn một chút.

Không ai có thể phủ nhận, những cuộc hôn nhân ở độ tuổi ngoài 30 đem đến cho phần lớn chúng ta sự ổn định hơn về tài chính. Việc kết hôn ở tuổi 25- 27, tuy không phải là quá sớm, nhưng quả thực nó sẽ khiến bạn không thể tập trung và phát triển sự nghiệp một cách hết sức.

Bởi khi đó, bạn có nhiều vấn đề phải quan tâm và lo lắng, hơn là “cày cuốc” để đạt được cuộc sống giàu có như mong ước.

Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, rất nhiều người coi trọng sự ổn định vật chất trước rồi mới tiến tới ổn định hôn nhân.

4. Khác biệt về giá trị của bản thân

Kết hôn trước và sau tuổi 30: Độ tuổi khác biệt, ĐƯỢC – MẤT cũng khác nhau
Kết hôn trước và sau tuổi 30 khác nhau như thế nào

Hôn nhân ở tuổi trẻ đôi khi giống như việc lần mò trong bóng tối, không chỉ trong bóng tối của hai người mà cả với chính bản thân mình. Chúng ta không biết mình đang ở đâu, đang có gì trong tay và phía trước có điều gì đang chờ đợi chúng ta.

Hay nói cách khác, chúng ta còn quá mù mờ về giá trị của bản thân của trong mọi khía cạnh.

Phải mất vài năm để bước qua những thay đổi lớn của cuộc sống, từ môi trường học tập tới môi trường công việc, xã hội, nhiều người mới biết mình là ai trong một bức tranh nhiều mảnh ghép của cuộc sống muôn màu này.

Tuổi 2X được coi là những năm tháng để phát triển của sự nghiệp, chúng ta học được nhiều kỹ năng cần thiết cho hôn nhân: Giao tiếp tích cực, giải quyết xung đột, khả năng nhẫn nhịn, sự tôn trọng khác biệt.

Vài năm đi làm khiến người ta trở nên dạn dĩ hơn, biết cách giải quyết các vấn đề con người. Môi trường làm việc dạy cho người ta biết chấp nhận, kiên trì, biết cái gì nên bỏ qua và điều gì cần nỗ lực.

Tình yêu cần cảm xúc, hôn nhân cần nhiều lý trí và kỹ năng. Chúng ta có thể “vừa làm vừa học”, nhưng điều đó không đảm bảo sự bền vững và hạnh phúc trong những giai đoạn khó khăn ban đầu.

Theo các chuyên gia, ở độ tuổi 30, chúng ta có một cái nhìn toàn cảnh về chính mình, nắm rõ nhu cầu tình dục và biết rõ điều gì họ thực sự mong đợi với mối quan hệ hôn nhân.

Khí đó, không chỉ cần một người yêu và ở bên, điều chúng ta cần hơn cả là một người sẵn sàng với trách nhiệm gia đình và xây dựng một cuộc hôn nhân dựa trên nhiều giá trị với chúng ta.

5. Khác biệt về khả năng lựa chọn

Kết hôn trước và sau tuổi 30: Độ tuổi khác biệt, ĐƯỢC – MẤT cũng khác nhau
Kết hôn trước và sau tuổi 30 khác nhau như thế nào

Một vấn đề không thể không nhắc đến về sự khác biệt giữa kết hôn trước và sau tuổi 30 đó là khả năng lựa chọn.

Những cô gái ở độ tuổi thích hợp lập gia đình, có thể thoải mái lựa chọn người bạn đời hơn kém tuổi mình đều không phải vấn đề. Phạm vi lựa chọn của họ rất rộng, rất thoải mái, sự lựa chọn cũng nhiều hơn. Ít nhất họ không bị hai chữ “tuổi tác” gò bó và cũng bớt bị soi mói hơn.

Còn những cô gái ngoài 30 tuổi mà chưa kết hôn thì mọi chuyện sẽ ở một “level khó” hơn nhiều. Ở tuổi đó, họ không có quá nhiều lựa chọn nữa, cơ hội dần thu hẹp lại, sẽ bị soi mói nhiều hơn, thường xuyên bị “lôi” vấn đề tuổi tác ra để thúc giục cưới xin.

Thậm chí, các cô gái ở độ tuổi 3X có muốn lấy người đã qua "một lần đò" cũng cần suy nghĩ, vì đàn ông qua 35 tuổi chưa kết hôn thực tế cũng không nhiều.

Vậy đấy, khả năng lựa chọn bạn đời ở hai giai đoạn tuổi tác này rõ ràng đã có sự khác biệt rõ rệt.

6. Khác biệt về áp lực ngoại cảnh

Kết hôn trước và sau tuổi 30: Độ tuổi khác biệt, ĐƯỢC – MẤT cũng khác nhau
Kết hôn trước và sau tuổi 30 khác nhau như thế nào

Áp lực ngoại cảnh chắc chắn là điều không thể thiếu khi so sánh khác biệt khi kết hôn trước tuổi 30 và sau tuổi 30.

Kết hôn trước tuổi 30, bạn có thể thoải mái yêu đương, lựa chọn bạn đời. Khi đó, hôn nhân là việc của bạn, do bạn quyết định.

Nhưng, việc kết hôn sau tuổi 30 sẽ chẳng còn là chuyện của một mình bạn nữa. Gia đình, người thân, đôi khi là cả bạn bè xung quanh nếu đều đã yên bề gia thất sẽ trở nên sốt ruột hơn cả người trong cuộc là bạn.

Bạn cảm thấy độc thân ở tuổi 3X vẫn rất thoải mái, nhưng người xung quanh lại nhìn bạn với ánh mắt lạ lùng và lo lắng thay. Khi ấy, hôn nhân của bạn sẽ không phải là việc của riêng bạn, mà sẽ trở thành chuyện của cả gia đình, thậm chí là cả họ hàng hay… nhân vật “bà hàng xóm”.

Điều này nếu ai đã từng trải qua cảnh bị giục cưới ắt hẳn sẽ thấu hiểu rõ nhất, khi tuổi của bạn càng lớn thì lo nghĩ của phụ huynh càng nhiều.

Trong quan niệm của nhiều bậc cha mẹ, chỉ khi con cái “thành gia lập thất” yên ổn thì bố mẹ coi như mới xong nhiệm vụ.

Ở độ tuổi trước 30, bạn thuận lợi kết hôn, sinh con cho bố mẹ có cháu bồng là đúng quy trình, quan hệ với bố mẹ cũng coi như là hòa thuận.

Còn khi bạn ngoài 30 tuổi mới tính chuyện kết hôn có nghĩa là bố mẹ đã phải thúc giục bạn mấy năm trời. Khoảng thời gian đó chắc chắn chẳng dễ chịu gì cho cam. Bố mẹ của bạn sốt ruột, bản thân bạn cũng mệt mỏi, áp lực.

Cho nên rất nhiều người vì muốn không bị trở thành “gái ế” đã lựa chọn kết hôn sớm một chút chính là giải pháp tốt nhất. Tất nhiên, kể cả khi kết hôn sớm, bạn cũng phải chọn lựa cho kỹ càng, đừng để bản thân hối hận.

Kết hôn trước và sau tuổi 30: Độ tuổi khác biệt, ĐƯỢC – MẤT cũng khác nhau
Kết hôn trước và sau tuổi 30 khác nhau như thế nào

Lời Kết

Có thể thấy, cuộc tranh luận nên kết hôn trước tuổi 30 hay sau tuổi 30 chắc chắn sẽ kéo dài không có hồi kết. Dù là ở độ tuổi nào, mỗi người cũng có những thứ được và mất khác nhau, chẳng có một quy định tiêu chuẩn nào áp dụng được cho tất cả mọi người.

Quá nhiều người trong chúng ta giữ con số 30 trong đầu như một hạn chót cho rất nhiều sự kiện cuộc đời. Nên kết hôn trước hay sau tuổi 30, quyết định chắc chắn là nằm ở mỗi người, miễn sao bạn thấy hạnh phúc và ổn với cuộc sống hôn nhân sau này.

Vì vậy, đừng lo lắng về tuổi tác. Khi bạn cảm thấy sẵn sàng, đó chính là độ tuổi thích hợp để kết hôn.