Làm thế nào để nhận biết được một anh chàng là mama boy? Mời các bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài giải thích cụ thể ngay dưới đây của Review365 để biết thêm thông tin chi tiết về Mama boy nhé!

1. Mamaboy là gì?

Mama boy là cách viết tắt ngắn gọn và thuần Việt của từ tiếng Anh mama’s boy, mother’s boy hoặc mummy’s boy; dịch nghĩa là “con trai cưng của mẹ”. Đây là từ thường được các bạn trẻ dùng để nói đến những người con trai vẫn gắn bó phụ thuộc quá mức vào người mẹ của mình mặc dù đã và đang  ở độ tuổi trưởng thành, về lý thì nên có cuộc sống độc lập từ lâu.

Những người đàn ông được gọi với từ mama boy luôn luôn nghe lời mẹ hết mức, mẹ mình dù có làm gì cũng đúng, để cho mẹ quyết định mọi việc trong đời sống của mình và lấy mẹ mình làm trung tâm của mọi vấn đề. Có gì khó khăn chỉ cần tìm đến mẹ là được.

Một từ khác cũng được chúng ta sử dụng phổ biến hiện nay để nói đến những mamaboy đó chính là cụm “bám váy mẹ”. Tuy nhiên, từ này chỉ được dùng vào một số trường hợp đặc thù.

Xét từ góc độ của người mẹ thì người đàn ông đó dù đã trưởng thành lắm rồi nhưng với người phụ nữ vĩ đại ấy họ vẫn luôn là con trai bảo bối, bé bỏng trong lòng mẹ, được mẹ chiều chuộng và chăm lo đủ bề như 1 đứa trẻ chưa biết đi.

Mamaboy là gì? Phải làm thế nào khi kết hôn với một mama boy?
Mamaboy là gì? Phải làm thế nào khi kết hôn với một mama boy?

2. Cách nhận biết mama boy chính hiệu

Để nhận biết được những mama boy chúng ta có thể dựa vào một số đặc điểm dưới đây.

2.1 Một mama boy chính hiệu sẽ luôn đem mẹ mình vào trong mọi cuộc trò chuyện.

Đây là một trong những đặc điểm dễ nhận thấy nhất của các mama boy chính hiệu. Họ sẽ luôn nhắc đến mẹ mình trong mọi cuộc trò chuyện lớn, nhỏ. Dù là trò chuyện cùng ai, bạn bè thân thiết hay mới quen biết và dù là trong các cuộc nói chuyện với người yêu hay vợ của mình họ đều sẽ đưa mẹ vào trong các cuộc trò chuyện.

Họ luôn nghe và ghi nhớ những gì mẹ dặn và một trong những câu nói treo cửa miệng của các chàng trai này chính “mẹ anh/tôi/tớ bảo…”. Khi mới quen, việc lấy lời mẹ nói để làm ví dụ hay giới thiệu mẹ thì sẽ là một việc vô cùng bình thường thế nhưng nếu việc này xuất hiện với tần suất dày đặc thì nó lại là một vấn đề vô cùng lớn. Việc này có thể khiến cho người đối diện với họ cảm thấy không thoải mái, khó chịu, mất thiện cảm.

Những người này không chỉ lấy lời nói của mẹ để làm dẫn chứng mà họ còn nghe lời mẹ đến từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống. Ví dụ như khi đi mua quần áo họ sẽ nói về gu thời trang của mẹ anh ta. Khi đi ăn anh ta sẽ khoe khoang về khả năng nấu nướng của mẹ mình. Khi làm việc họ sẽ nói về những gì mẹ đã dặn dò trước khi đi làm.

Một lần, hai lần việc này sẽ khiến cho những người xung quanh cảm thấy mất tự nhiên cùng khó chịu. Họ sẽ nhận định rằng các chàng trai này không có chủ kiến, điều gì cũng cần có mẹ mới làm được. Một chàng trai hoàn toàn dựa dẫm vào mẹ của mình.

2.2 Chàng trai không thể kiểm soát được cảm xúc của mình thường xuyên bộc lộ cảm xúc một cách thái quá.

Một mama boy chính hiệu thường không thể kiểm soát được cảm xúc của chính mình trước mặt người khác. Khi đối diện với những người này bạn sẽ thường được nhìn thấy những biểu cảm vô cùng phong phú trên mặt của những chàng trai này. Dù vui hay buồn, hờn hay giận, khó chịu hay thoải mái họ đều sẽ thể hiện một cách vô cùng lộ liễu thậm chí là thái quá.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc này là do họ thường dựa dẫm vào mẹ từ nhỏ nên hình thành nên thói quen ỷ lại. Trước mặt của một người mẹ các con của mình sẽ có thể thoải mái mà bộc lộ cảm xúc, tình cảm, không cần che dấu. Theo thời gian dài, khi lớn lên các chàng trai mama boy này cũng giữ nguyên thói quen từ khi còn bé mà không biết cách kiềm chế chính bản thân mình.

Mamaboy là gì? Phải làm thế nào khi kết hôn với một mama boy?
Mamaboy là gì? Phải làm thế nào khi kết hôn với một mama boy?

2.3 Mọi hành động từ lớn đến bé đều cần có sự cho phép của mẹ mới dám làm.

Một trong những biểu hiện dễ thấy tiếp theo của một mama boy chính hiệu đó là họ luôn cần có sự cho phép của mẹ. Dù là việc lớn hay việc bé, việc nhỏ hay việc to họ đều cần có mẹ cho phép. Họ không có khả năng tự đưa ra quyết định cũng như nói lên chính kiến của bản thân mình.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc này cũng là do thói quen của những chàng trai này từ khi còn nhỏ cho đến lớn. Lúc còn bé, họ nghe lời của mẹ mình là điều hiển nhiên nhưng khi còn lớn lại vẫn luôn nghe theo lời của mẹ không có chính kiến của mình thì lại không còn là chuyện tầm thường nữa.

Họ có thể nghe lời của mẹ đến mức khi ra ngoài cũng phải hỏi ý kiến của mẹ. Quen người yêu cũng cần mẹ đồng ý hay không đồng ý. Đi hẹn hò cũng phải hỏi đến ý kiến của mẹ mới có thể quyết định đi đâu, làm gì, ở đâu. Một đặc điểm rõ ràng hơn nữa đó chính là họ sẽ luôn nó “để anh hỏi mẹ đã” khi cần quyết định một vấn đề gì đó.

Mỗi khi họ quyết định một vấn đề mà không có sự cho phép của mẹ họ sẽ cảm thấy bản thân mình có lỗi. Họ sẽ như một đứa trẻ phạm lỗi luôn lấm lét khó chịu, không dám đối mặt với mọi việc.

2.4 Không có quyết đoán trong cuộc sống.

Mama boy thường là một chàng trai thiếu sự trưởng thành so với các bạn bè đồng lứa của mình. Họ phụ thuộc quá nhiều vào quyết định của cha mẹ đến mức khó có thể đưa ra bất cứ quyết định nào trong cuộc sống của chính mình.

Cũng chính bởi vì sống trong vòng tay mẹ quá lâu nên họ chưa từng rời khỏi vùng an toàn của chính mình. Họ không có kinh nghiệm đối mặt với những sóng gió trong cuộc sống càng không dám bước khỏi vùng an toàn mà cha mẹ đã vạch ra. Trong mọi trường hợp họ đều cần có sự cho phép của mẹ mới có thể đưa ra quyết định của mình.

Mamaboy là gì? Phải làm thế nào khi kết hôn với một mama boy?
Mamaboy là gì? Phải làm thế nào khi kết hôn với một mama boy?

2.5 Không giỏi việc nhà không thể tự lo cho cuộc sống của chính mình.

Đây là đặc điểm chung của hầu hết các mama boy. Họ thường là con cưng của mẹ được mẹ nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa. Họ thường được yêu thương, bao bọc và chiều chuộng, được mẹ lo cho từ a – z.

Những đứa con trai cưng của mẹ này thường không cần phải nhúng tay vào bất cứ việc gì trong gia đình từ việc đơn giản đến phức tạp. họ chẳng bao giờ cần nấu cơm, rửa bát hay lau nhà,… Nên chính họ cũng chẳng biết phải lo cho cuộc sống của chính mình như thế nào. Họ không có khả năng lo cho cuộc sống của mình từ bữa ăn, cái mặc hay những vấn đề lớn hơn như công việc, gia đình hay yêu đương.

2.6 Bám theo mẹ kể cả khi đã kết hôn.

Những chàng trai này không hề có tính tự lập và họ cũng không muốn phải xa mẹ dù là đã có vợ con rồi. Họ không bao giờ muốn chia nhà ở riêng mà chỉ muốn ở trong vòng tay của mẹ mãi mãi. Những người này cũng không có tính tự lập. Họ dù đã ở tuổi trưởng thành nhưng lại bé bỏng như những đứa trẻ, nhỏ bé như một đứa con bé bỏng.

Những mama boy này sẽ cảm thấy khó chịu, không thể thoải mái khi không có sự giám sát của người mẹ. Họ cũng không có khả năng tự lo liệu cho cuộc sống của chính mình từ công việc đến tài chính hay cuộc sống hằng ngày.

2.7 Không có kỹ năng xử lý tình huống và khả năng làm việc nhóm.

Những mama boy này thường không có khả năng làm việc nhóm. Những chàng trai này sẽ khá “yếu đuối” trong công việc và các kỹ năng mềm trong công việc hằng ngày.

Vì được bao bọc từ bé, được xem là con cưng của trời nên họ khó có thể hoà đồng trong công việc tập thể. Những chàng trai này không thể hoà nhập với mọi người bởi luôn mang trong mình suy nghĩ bản thân là nhất, phải được chiều chuộng và quan tâm nhất. Cũng bởi tâm lý này mà họ cũng có những nhìn nhận sai về năng lực của chính mình so với tập thể cùng các đồng nghiệp khác.

Không những thế, sự bao bọc quá mức đến từ cha mẹ sẽ khiến các chàng trai này thiếu sự trải đời. Họ thiếu sự va vấp đối với xã hội, thiếu trải nghiệm thực tế. Cũng bởi lý do này mà những mama boy thường không có kinh nghiệm, lúng túng khi xử lý tình huống trong các mối quan hệ thông thương. Họ cũng không biết cách đối nhân xử thế hằng ngày.

Không những vậy sự bao bọc quá mức khiến chàng không có sự va vấp với xã hội, kéo theo đó là sự thiếu tiếp xúc với hàng loạt những tình huống phức tạp trong cuộc sống.

2.8 Luôn lấy mẹ ra làm chuẩn mực cho cuộc sống của chính mình và người khác.

Đối với các mama boy thì mẹ chính là nguồn sống là tượng đài không thể phai mờ trong lòng của họ. Mẹ là người có sức ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc sống của họ là người để học dựa vào và xác định hình mẫu trong cuộc sống.

Hình mẫu này không chỉ được họ tôn thờ trong cuộc sống mà họ còn muốn tất cả mọi người đều giống như mình coi mẹ mình làm hình mẫu trong cuộc sống. Thậm chí, họ còn muốn tìm một người vợ tương lai giống như mẹ mình để phù hợp với gu thẩm mỹ cùng làm hài lòng mẹ. Những chàng trai không lớn này sẽ luôn đem người yêu ra so sánh với mẹ của mình. Họ sẽ luôn yêu cầu người yêu của mình phải dịu dàng như mẹ, lắng nghe mình như mẹ, lo cho mình như mẹ,…

Trên đây là định nghĩa từ mama boy là gì cũng những đặc điểm nhận biết cơ bản của các mama boy. Mama boy không phải là xấu nhưng cách sống của các mama boy này lại khiến rất nhiều người chê trách, khó chịu đồng thời làm những người bên cạnh đặc biệt là người yêu, vợ cảm thấy thiếu an toàn trong cuộc sống hằng ngày. Yêu mẹ, quan tâm mẹ, nghe mẹ không phải là điều xấu những hãy nghe có chọn lọc, yêu có mức độ và trưởng thành lên nhé các chàng trai.

Mamaboy là gì? Phải làm thế nào khi kết hôn với một mama boy?
Mamaboy là gì? Phải làm thế nào khi kết hôn với một mama boy?

3. Những dấu hiệu của 1 mamaboy tốt và xấu

3.1 Những dấu hiệu của mama boy tốt mà bạn cần biết

Nếu bạn chưa biết làm thế nào để nhận dạng được 1 mama boy đích thực thì hay tham khảo những thông tin dưới đây nhé!

  • Mama boy thường có tình cảm vô cùng dạt dào
  • Mama boy thường là người khá tinh tế
  • Anh chàng thường khá tinh ý trong mọi tình huống
  • Mama boy thường sống rất chân thật

3.2 Những dấu hiệu của mama boy xấu mà bạn cần biết

  • Khi ở bên cạnh mẹ thì cư xử như một đứa trẻ mới lớn, luôn thích quanh quẩn ở bên mẹ, tinh thần thì yếu ớt không thể chịu được bất kỳ đả kích nào dù là nhỏ nhất đi nữa.
  • Trong cuộc sống thường ngày hay thậm chí trong hôn nhân của bản thân cũng không có ý kiến ​​riêng mà nhất nhất chỉ nghe theo lời của mẹ. Mỗi khi có chuyện gì khó, đều nhờ tới sự giúp đỡ của mẹ và mang mẹ ra làm lá chắn cho lỗi sai của mình.
  • Luôn nghe theo lời của mẹ bất bất kể đúng hay sai. Khi có mâu thuẫn xảy ra và có liên quan đến mẹ thì sẽ không nghe giải thích từ cả 2 phía mà mẹ luôn đúng, luôn đứng về phía mẹ trước tiên.
  • Hoàn toàn không có khả năng sống tự lập, sống xa rời vòng tay mẹ sẽ là “bão tố”. Tâm lý phụ thuộc tất cả vào mẹ, không có kỹ năng tự chăm sóc bản thân và tự quyết định.
  • Một người “con trai cưng của mẹ” sẽ rất dễ bị choáng ngợp trước những áp lực cuộc sống, đặc biệt là với phụ nữ. Đây cũng chính là lý do khiến họ thường xuyên gặp phải thất bại trước những người phụ nữ khác. Do ảnh hưởng từ mẹ, họ không có được tính năng nổ, hùng hổ cần có của một người đàn ông mà thay vào đó sẽ là những động thái như “làm thân” với phụ nữ.
Mamaboy là gì? Phải làm thế nào khi kết hôn với một mama boy?
Mamaboy là gì? Phải làm thế nào khi kết hôn với một mama boy?

4. Phải làm thế nào khi kết hôn với một mama boy?

Một ví dụ có thật trong cuộc sống: “Tôi có một người bạn thân, cô ấy đi xem mắt thì thấy đối phương cũng đẹp trai, lịch sự, gia đình lại môn đăng hộ đối nên đã đồng ý kết hôn. Thế nhưng lúc lấy về rồi mới phát hiện mặc dù đã 28 tuổi nhưng vẫn là một đứa trẻ, chả biết làm gì cả. Cô ấy đã rất bình tĩnh chỉ chồng các phương pháp làm mọi việc trong nhà nhưng chồng vẫn chống đối thì cô ấy cũng chẳng tỏ thái độ gì, chỉ đơn giản là không làm hộ cho chồng nữa. Từ đó, chồng cô đã phải tự lập làm mọi thứ.”

Thế nên, tất cả chị em nếu “lỡ” lấy phải một người chồng có tính “em bé” thì xin hãy mạnh mẽ và thật kiên quyết, nhất định phải thay đổi được chồng bằng bất cứ giá nào. Nếu cứ cam chịu như vậy thì chỉ khiến cho các bạn chìm sâu vào trong một cuộc hôn nhân đau khổ và không có lối thoát mà thôi.

4.1. Đặt ra những giới hạn cần thiết trong mối quan hệ

Chàng trai bạn yêu có thể đã quá quen với việc được mẹ mình quan tâm và chăm lo đến từ mong muốn và nhu cầu trong cuộc sống, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cũng sẽ như vậy. Bạn nên đặt ra những điều bạn không muốn gặp phải, nên đề xuất với anh ta rằng bên cạnh mẹ anh ấy có thể làm bất cứ điều gì, nhưng khi ở bên bạn anh ấy nên hành động như một người đàn ông độc lập và trưởng thành. Anh ấy nên tự biết cách chăm sóc bản thân mình.

Bạn vẫn nên cẩn thận vì anh ấy có thể sẽ cố gắng thao túng cảm xúc của bạn rằng “bạn không yêu anh ấy” hoặc “bạn không muốn anh ấy được cảm thấy vui vẻ”. Nghiên cứu tâm lý từ Bologna, Ý (2018) cho thấy việc đặt ra những giới hạn cần thiết trong một cặp đôi có cùng thu nhập là một điều cần thiết để tạo nên sự hài lòng trong mối quan hệ.

4.2. Luôn giữ cho bản thân một không gian độc lập

Một Mama’s boy sẽ luôn muốn được ở gần mẹ mình. Nếu bạn nghe lời anh ấy và thực sự chuyển về sống cùng với mẹ anh ta, đây không phải là một việc nên làm. Vì bạn có thể sẽ luôn bị xếp sau trong độ ưu tiên giữa mẹ anh ấy trong mọi việc như mình đã nói ở trên.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về kinh tế và chuyển vào nhà bố mẹ anh ấy là một việc cần thiết, hãy cố gắng rằng bạn sẽ có một thời hạn cho việc ở tại đó. Việc sống xa gia đình chồng có thể không hoàn toàn giải quyết vấn đề , nhưng sẽ giảm bớt áp lực và căng thẳng cho bạn. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học vẫn đề xuất rằng nhiều người vẫn cảm thấy áp lực dù họ không sống cùng bố mẹ chồng.

4.3. Không nên trực tiếp tranh cãi với mẹ của anh ấy

Nếu như cả hai bạn xảy ra vấn đề, thì người bạn nên gặp để nói chuyện là anh ta chứ không phải là người mẹ. Nếu bạn cảm thấy anh ấy và mẹ quá thân thiết hoặc bất công với bạn, hãy nói với anh ta rằng bạn cảm thấy hơi đố kị với việc bị cho ra rìa. Và bạn muốn có nhiều thời gian riêng tư với anh ấy hơn.

Đừng quên nói ngọt với anh ấy rằng bạn cũng rất thích mẹ anh, và vẫn sẽ luôn đến thăm gia đình anh thường xuyên. Vì vậy, việc mẹ anh ấy luôn có mặt ở tất cả các hoạt động của hai bạn, kể cả hẹn hò, là không nên. Nói với anh ấy rằng bạn không hề có ý muốn đẩy mẹ anh ấy ra khỏi cuộc sống của 2 người, nhưng bạn thực sự cần thời gian và khoảng trống để cả 2 có thể gắn kết riêng tư hơn.

Mamaboy là gì? Phải làm thế nào khi kết hôn với một mama boy?
Nhãn

4.4. Có ý kiến riêng của cả hai

Mama’s boy thường để mẹ chọn cho mình tất cả mọi thứ trong cuộc sống: từ quần áo, thức ăn, hay thậm chí là cả sự nghiệp. Nếu như người yêu bạn thực sự không thể đưa ra quyết định cho các việc trên nếu thiếu mẹ, đây là một việc cần phải lưu ý.

Mẹ của người ấy không nên tham gia trực tiếp vào các vấn đề riêng của hai bạn khi đã là vợ chồng như kinh tế, hôn nhân, con cái hay thậm chí là nên đi du lịch, ăn uống ở đâu.

Bạn không nên để mọi việc trong cuộc sống đều do mẹ của người ấy quyết định giúp.

Lời nhắn cuối: Nếu bạn trai hay người yêu bạn thực sự là một Mama’s boy, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mối quan hệ của 2 người về lâu dài. Bạn nên để ý các dấu hiệu từ sớm ngay lúc hẹn hò để có thể tránh nếu tình hình quá mức giải quyết.

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu được định nghĩa của mamaboy là gì cùng những dấu hiệu để nhận biết được 1 mama boy chuẩn xác nhất nhé! Chúc các bạn sáng suốt để có quyết định đứng đắn nhất.

7, Theo Reviview 365 tổng hợp