- Những loại trái cây giúp chống nắng tự nhiên, bảo vệ làn da mùa hè
- Mẹo làm đẹp cho vùng da cổ thêm quyến rũ: Hãy thử để đẹp hơn nhé
- Thuật ngữ Clean Beauty và làm sáng tỏ 5 hiểu lầm phổ biến nhất về Mỹ phẩm sạch!
Nhiều bạn nghĩ rằng làm nghề spa là cơ thể việc làm tốt bởi được làm việc trong môi trường sạch sẽ, sang trọng. Được đón tiếp và phục vụ những khách hàng cao cấp cùng với lương hàng triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên lại ít ai biết được những bí mật về mặt trái của nghề spa đằng sau lớp áo hào nhoáng.
1. Nghề spa là gì? Học spa là học những gì?
1.1 Kiến thức về nghề spa
Trước hết, bạn sẽ được học về quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, cách sử dụng thiết bị máy móc và đặc biệt là kiến thức về da và nguyên lý làm đẹp. Cụ thể là cách nhận biết, phân loại và phương pháp dưỡng da cho từng loại da (da dầu, da khô, da nhạy cảm, da hỗn hợp); phân tích tình trạng da dựa trên các tiêu chí như kích thước lỗ chân lông, sắc tố da…; bệnh lý thẩm mỹ về da; nguyên lý massage; cách đọc thành phần có trong mỹ phẩm…
1.2 Kỹ năng về nghề spa
Khi học nghề spa, bên cạnh kiến thức nền tảng, bạn còn được học về các kỹ năng, thao tác để phục vụ khách hàng theo từng gói dịch vụ. Những nghiệp vụ này cũng là đáp án cho câu hỏi “Nghề spa là làm gì?“.
Các kỹ thuật điển hình trong nghề spa gồm:
- Massage, tẩy tế bào mặt và body
- Tẩy trang, làm sạch, đắp mặt nạ cho vùng mặt
- Bấm huyệt chuyên sâu, massage Thụy Điển, massage Thái, massage đá nóng…
- Tắm trắng, triệt lông
- Chăm sóc cho phụ nữ mang thai
- Điều trị mụn/sẹo/thâm/nám
- Trẻ hóa da, xử lý vết chân chim, nâng cơ mặt…
Một số nơi sẽ đòi hỏi thêm một vài kỹ thuật khác. Theo kinh nghiệm học nghề spa, bạn nên chọn các cơ sở có đào tạo về kiến thức quản lý (quản trị nhân sự, thiết lập giá bán sản phẩm…) và kỹ năng mềm trong bán hàng, giao tiếp để trang bị nền tảng tốt nhất khi đi làm.
2. Những điều cần biết khi học nghề spa
2.1 Học nghề spa có khó không?
Khi đã hiểu học spa là học những gì, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp những khó khăn trong nghề spa là gì. Bất kỳ ngành nghề nào cũng tồn tại khó khăn và trở ngại riêng. Và ngành spa cũng thế. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng nhau vén bức màn hé lộ những “bí mật” trong nghề spa mà chỉ người trong cuộc mới biết.
- Trước tiên, vì spa là nghề trực tiếp tác động lên cơ thể và diện mạo con người, có ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của khách hàng nên đòi hỏi kỹ thuật viên phải có kiến thức nền tảng vững vàng.
- Ví dụ, ngay từ đầu, bạn phải nắm chắc kiến thức về phân loại da, cách thức chăm sóc từng loại da, cách đọc nhãn mỹ phẩm, định nghĩa vitamin… Việc nắm vững lý thuyết về mỹ phẩm, thẩm mỹ nội khoa sẽ giúp bạn tránh những sai sót không đáng có, cũng như dễ dàng trả lời khi khách cần tư vấn.
- Tiếp theo, bạn cần gạt bỏ suy nghĩ “spa là nghề an nhàn”. Dù spa là lĩnh vực chủ yếu dành cho nữ giới, nhưng không đồng nghĩa đó là công việc không hề có áp lực. Muốn học nghề spa, bạn cần có sức khỏe tốt để thực hiện các động tác tưởng chừng như nhẹ nhàng nhưng vẫn dùng nhiều đến sức lực, ví dụ như thao tác xoa vuốt, day miết, đấm chặt… trong massage body. Vì thế, giữ sức khỏe tốt và ổn định sẽ là bài toán khó với bạn.
- Học spa yêu cầu bạn phải thực hành liên tục để ứng dụng kiến thức vào thực tế và rút tỉa kinh nghiệm cho bản thân, không chỉ tại lớp mà còn phải thường xuyên luyện tập tại nhà. Tài sản quý giá nhất của kỹ thuật viên spa chính là đôi tay. Bạn không thể chăm sóc, massage da cho khách bằng hai bàn tay thô cứng được. Vì vậy, tôn chỉ nghề spa là phải luyện cho đôi tay thuần thục, mềm mại và dẻo dai. Ban đầu có thể bị mỏi khớp do chưa quen, nhưng hãy học cách làm chủ đôi tay và cần mẫn luyện tập cả khi đã ra nghề.
- Khó khăn đáng kể khác bạn sẽ đối mặt khi học nghề spa đó là phải luôn giữ trong mình nguồn năng lượng tích cực. Bạn thấy đấy, spa là nghề dịch vụ. Khách tìm đến bạn để giải phóng sự uể oải, mệt mỏi tích tụ trong cơ thể và tinh thần. Do đó, nhân viên spa phải học cách duy trì tinh thần vui vẻ, phấn chấn để truyền tải năng lượng tích cực đến khách hàng và nhất định không được để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến công việc.
- Bên cạnh đó, học spa còn phải chú trọng khả năng giao tiếp, cách nói chuyện sao cho cuốn hút và tạo thiện cảm để thuyết phục khách hàng. Bởi trong quá trình trải nghiệm dịch vụ, khách có thể sẽ đặt câu hỏi và bạn là người tư vấn, giải đáp nên không thể thiếu đi sự duyên dáng và hoạt ngôn để làm hài lòng khách hàng.
- Không chỉ thế, học nghề spa đòi hỏi bạn chấp nhận việc người khác (có thể là giảng viên, bạn đồng môn) thực hành trên khuôn mặt hoặc cơ thể mình. Do đó, bạn phải học cách vượt qua cảm xúc ngại ngùng, dè dặt ban đầu để tiếp thu kiến thức hiệu quả và làm chủ công việc về sau.
- Điều cuối cùng cần biết về đặc thù ngành spa đó là thị trường nhanh thay đổi và liên tục cập nhật xu thế mới trong các phương pháp, liệu trình làm đẹp trên thế giới. Vì vậy, khi học spa, bạn phải luôn trong tâm thế cầu thị, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới nếu không muốn bị tụt hậu và thua kém so với đối thủ hoặc với chính đồng nghiệp của mình.
Như vậy, có thể thấy nghề spa luôn tồn tại những thử thách riêng nhưng bạn hoàn toàn có thể “hóa giải” những khó khăn đó bằng lòng đam mê, tinh thần ham học hỏi, nỗ lực luyện tập (cả thao tác và kỹ năng mềm trong giao tiếp) và luôn sẵn sàng đón nhận kiến thức mới.
2.2 Học spa bạn cần những gì?
Từ những đặc thù trên về nghề spa, bạn có thể tự mình trả lời câu hỏi “Học nghề spa cần những gì?”.
- Muốn theo đuổi công việc này, trước hết bạn phải có tố chất. Tố chất đó gắn liền với niềm đam mê lĩnh vực thẩm mỹ, yêu thích chăm sóc sắc đẹp cho người khác, sức khỏe tốt, sự mềm dẻo từ đôi tay (thực tế nhiều bạn phải rất vất vả để “uốn nắn” đôi tay cho mềm mại hơn) và ngoại hình sáng (không cần xinh đẹp ngời ngời nhưng cần tác phong chỉn chu, vẻ ngoài tươi tắn để tạo thiện cảm ban đầu với khách hàng).
- Kinh nghiệm học nghề spa từ các bậc tiền bối trong ngành cho thấy bạn phải luôn chủ động, chăm chỉ luyện tập thao tác sao cho mượt, để sau đó phát triển lên các kỹ năng cao hơn. Thành công trong nghề spa sẽ không có chỗ cho sự lơ là hoặc thiếu kiên trì.
- Cuối cùng, bạn phải tìm đúng trường đào tạo để “chọn mặt gửi vàng”. Vậy thế nào là trường đào tạo ngành spa chất lượng?
- Trước tiên, bạn cần quan tâm đến chất lượng đội ngũ giảng viên, bởi kiến thức và kinh nghiệm bạn có là được truyền thụ từ giảng viên. Vì vậy, hãy nghiêm túc tìm hiểu kỹ đội ngũ giảng viên trường spa đó có phải bác sĩ chuyên khoa da liễu tại các beauty clinic, chuyên viên đào tạo ngành spa hoặc quản lý tại các thẩm mỹ viện chuyên nghiệp hay không khi chọn học nghề spa.
- Tiếp theo, cơ sở vật chất trường đào tạo spa cần được đầu tư hiện đại, đầy đủ từ thiết bị cơ bản đến điều trị chuyên sâu. Đơn cử là máy phân tích da, máy thải chì, máy trẻ hóa da ứng dụng công nghệ RF, máy Laser Yag Q – Switched…
- Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm đến thời lượng thực hành, bởi thời lượng thực hành tại lớp càng nhiều thì bạn càng phát hiện ra mình còn sai và yếu ở điểm nào để được giảng viên trực tiếp chỉnh sửa và đưa ra lời khuyên kinh nghiệm, giúp bạn nhớ nhanh và lâu hơn.
Cuối cùng là giá trị của chứng chỉ. Bằng tốt nghiệp khóa học nên được cấp bởi cơ quan thẩm định uy tín và có giá trị sử dụng toàn quốc để bạn dễ dàng ứng tuyển vào bất kỳ spa hoặc thẩm mỹ viện nào mình mong muốn.
3. Những mặt trái của nghề spa bí mật chưa tiết lộ
Cùng với nhu cầu của xã hội ngày càng tăng cao, mong muốn làm đẹp của nhiều chị em cũng được quan tâm không kém. Vì điều này nên ngành spa trong thời gian gần đây trở thành một trong những ngành nghề “hot hit”.
Nhìn bên ngoài có vẻ hào nhoáng, nhưng khi dấn thân vào mới phát hiện những mặt trái của nghề spa đáng ngỡ ngàng.
3.1 Spa là nghề việc nhẹ nhưng lương cao
Mặt trái của nghề spa đầu tiên phải kể đến chính là nhiều người nghĩ rằng spa là nghề: "Việc nhẹ nhưng lương cao". Không chỉ vậy, làm việc tại spa là cơ hội làm việc tại không gian thoải mái, thư giãn nên nhiều người cho rằng làm spa cũng có nghĩa là làm việc an nhàn.
Trong khi đó mức chi phí thông thường cho mỗi một liệu trình chăm sóc da tại spa hầu như không phải con số nhỏ. Vì điều này nên càng nhiều ý kiến cho rằng spa là nghề việc nhẹ nhàng nhưng lương cao.
Tuy nhiên trên thực tế chẳng có việc nào được gọi là việc nhẹ lương nhưng cao cả và spa cũng không phải là ngành nghề ngoại lệ. Năng lực của bạn như thế nào sẽ được đánh giá và trả lương theo đúng với năng lực mà bạn có. Chưa kể đến việc lương cơ bản của kỹ thuật viên thông thường có thể bị “ép” xuống thấp.
Hơn nữa, nghề spa thuộc nhóm ngành nghề dịch vụ nên luôn bận rộn, vất vả chứ không nhẹ nhàng như nhiều người lầm tưởng. Nếu như việc văn phòng chỉ cần làm 8 tiếng mỗi ngày thì spa phải phục vụ khách hàng đến 8 hoặc 9h tối.
3.2 Sức lao động bị bóc lột bằng hình thức vừa học vừa làm
Mặt trái của nghề spa thứ hai cần đề cập trong bài viết này mà ít người nhận ra là sức lao động bị bóc lột bởi hình thức vừa học – vừa làm.
Chi phí cho một khoá học spa thường rất cao nên nhiều người luôn chọn biện pháp học nghề miễn phí theo hình thức vừa học – vừa làm. Nhiều người cho rằng học nghề miễn phí này có rất nhiều lợi ích.
Tuy nhiên không mất tiền học phí nhưng cũng có nghĩa là bạn sẽ phải bán sức lao động của mình với giá “rẻ mạt”.
Lương thấp hay thậm chí là không lương là những trường hợp rất phổ biến khi vừa học vừa làm, mặc dù bạn được cất nhắc lên nhân viên chính thức nhưng một số cơ sở spa sẽ lấy cớ là mất công đào tạo để trả mức lương vô cùng ít ỏi.
Chưa kể đến tình trạng các spa đào tạo không chuyên nghiệp khiến tay nghề học viên không được đảm bảo, không được cấp chứng chỉ. Vì thế đây cũng là một trong những mặt trái của nghề spa khiến nhiều bạn trẻ trong nghề phải đau đầu.
Tuy nhiên, thay vì chăm xem những khó khăn trong nghề, chúng tôi tin rằng sự quyết tâm, chăm chỉ và đam mê thực sự sẽ giúp bạn gặt hái được thành công. Bạn cần biết rằng bất kỳ ngành nghề nào cũng có những thử thách và khó khăn riêng. Vì thế, đừng để khó khăn làm vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyết định của bạn nhé.
Để lại bình luận
5