- 5 loại nước uống giúp giảm cân kể cả khi bạn đang ngủ
- Giảm cân bằng cách ăn chuối vào buổi sáng như người Nhật
- Gạo tím- Giá trị dinh dưỡng, lợi ích của gạo tím
- 8 loại ngũ cốc không chứa gluten siêu tốt cho sức khỏe
- Vitamin nào tan trong nước và tan trong chất béo?
Quan điểm ở trên không sai nhưng chưa đúng. Hầu hết chúng ta đều không biết điều gì sẽ xảy ra với lượng mỡ trong cơ thể khi chúng ta gầy hơn. Vậy thực tế thì lượng mỡ này đi đâu?
1. Mỡ là gì? Và những điều về mỡ bạn nên biết
1.1 Mỡ là gì?
Mỡ là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ thể con người, chúng là lớp đệm dưới da để bảo vệ và cách nhiệt cho cơ thể. Tế bào mỡ có nguồn gốc từ tế bào mầm trung mô. Đây là các nguyên bào trong tủy xương, các tế bào nguyên bào trong tủy xương có thể tạo ra các tế bào mỡ, tế bào cơ và tế bào sinh xương.
Trong điều kiện kích thích thích hợp, nguyên bào sợi trong tủy xương sẽ biệt hóa thành tế bào mỡ. Về mỡ, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rằng hiện có 2 loại tế bào mỡ cơ bản, gồm: mỡ nâu và mỡ trắng. Trong đó, mỡ nâu chiếm 3% đến 7% cơ thể người, còn lại là mỡ trắng chiếm 93 – 97%.
1.2. Cơ chế hình thành mỡ
Sự hình thành mỡ là do axit béo và glycerol trong hệ thống bạch huyết dưới dạng các hạt chất béo nhỏ, được vận chuyển trong cơ thể và các tế bào trong mô mỡ dự trữ. Các axit béo và glycerol này được chuyển hóa từ lipid, là chất béo trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày.
Việc tích lũy năng lượng trong cơ thể chủ yếu ở dạng chất đạm, đường và mỡ. Tuy nhiên, khi năng lượng dư thừa được tích trữ dưới dạng mỡ trắng sẽ dẫn đến tăng cân, thừa cân béo phì. Ngoài ra, sau khi cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể con người, phần thức ăn dư thừa không được tiêu hao sẽ được chuyển hóa thành mỡ và tích trữ ở một số bộ phận trên cơ thể con người như: mỡ bụng, mỡ cánh tay, mỡ chân, mỡ đùi,…
Nói chung, nếu cơ thể chúng ta tiêu hao hết năng lượng của các mô mỡ này trong các hoạt động hàng ngày để nuôi dưỡng và vận động cơ bắp thì bạn sẽ không lo hình thành mỡ thừa. Tuy nhiên, nếu các mô mỡ không được sử dụng hết và tích tụ quá nhiều, lượng mỡ sẽ tăng lên và tạo thành một lớp mỡ trên cơ thể bạn. và cần loại bỏ chúng để có vóc dáng thon gọn.
1.3. Những vị trí thường tích tụ nhiều mỡ thừa
Những nơi dễ hình thành mỡ thừa nhất trên cơ thể là eo, bụng và đùi. Đây đều là những vị trí dễ thấy nhất trên cơ thể khi tăng cân. Sự phân bố mỡ trên cơ thể một phần còn do ảnh hưởng của yếu tố di truyền, giới tính, tuổi tác và sự tăng cân. Cụ thể, đối với nam và nữ sẽ có xu hướng tích tụ mỡ thừa tại các vùng cơ thể khác nhau như:
- Nam giới: Xu hướng tích tụ mỡ chủ yếu ở các vùng trên hoặc giữa cơ thể (như ngực và bụng).
- Phụ nữ: Mỡ thừa thường tích tụ ở các bộ phận dưới cơ thể như eo, bụng, mông, đùi,…
2. Mỡ sẽ đi đâu khi ta giảm cân
2.1 Không phải tất cả chất béo đều được đào thải qua việc đi vệ sinh
Nhiều người cho rằng, tất cả chất béo trong cơ thể chúng ta được đào thải qua việc đi vệ sinh. Nhưng đây là quan niệm sai lầm.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong 22 pound chất béo, chỉ số 3,5 pound chất béo thực sự chuyển thành nước và có thể chuyển hóa thành nước tiểu, phân hoặc các chất lỏng khác của cơ thể.
2.2 Nó không chuyển hóa thành năng lượng
Một số người vẫn nghĩ chất béo trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành năng lượng, và quan niệm này hoàn toàn sai. Trên thực tế, năng lượng của chúng ta là không đổi theo thời gian và không thể thêm hay bớt, theo Định luật Bảo toàn Năng lượng.
2.3 Chúng ta loại bỏ chất béo trong cơ thể bằng cách thở
Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, chúng ta thực sự loại bỏ chất béo qua phổi. Điều này là sự thật. Có đến 84% những thứ mà chúng ta ăn được thở ra dưới dạng carbon dioxide.
Nhưng rất tiếc, điều này không có nghĩa là thở đơn giản sẽ giúp chúng ta giảm cân.
2.4 Bí quyết là ăn ít hơn và di chuyển nhiều hơn
Nếu bạn cố gắng thở nhiều hơn chỉ để giảm cân, nó không những không giúp ích được gì cho bạn mà còn khiến bạn bị tăng thông khí và chóng mặt. Bí quyết giảm cân đã được các chuyên gia chứng minh là không ăn quá nhiều và chọn một môn tập thể dục để tăng tỷ lệ trao đổi chất, như chạy bộ hoặc đạp xe.
Những thông tin ở trên chắc hẳn đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cơ chế của mỡ và mỡ sẽ đi đâu khi chúng ta giảm cân để có thể có cái nhìn đúng hơn về giảm cân. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn về sức khỏe và mỡ để có cơ chế việc giảm cân hiệu quả hơn cho bản thân mình.
Chúc các bạn thành công!
Để lại bình luận
5