Mặc dù, có khá nhiều người biết tuân thủ những nguyên tắc chung đã được bác sĩ căn dặn như: hạn chế mỡ động vật, ăn nhạt và kiêng các chất kích thích, rượu bia… Người bệnh vẫn đang tỏ ra khá lúng túng khi lựa chọn những loại đồ ăn và thức ăn và thức uống hàng ngày để có lợi dành cho sức khỏe. Dưới đây là những hướng dẫn vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn món ăn cho người bệnh cũng như trả lời cho các câu hỏi: người bị cao huyết áp nên ăn gì?

Người bị cao huyết áp nên ăn gì?

Lưu ý cơ bản trong chế độ ăn uống của người bị cao huyết áp

  • Người bị cao huyết áp thông thường không nên ăn vặt, nên ăn 3 bữa mỗi ngày.
  • Không nên những thức ăn có nhiều dầu mỡ, những thức ăn đã qua chiên xào, đặc biệt là những loại mỡ động vật. Tốt hơn cả là nên sử dụng các món ăn hấp và luộc.
  • Bổ sung nhiều loại rau củ quả xanh để giúp cơ thể cung cấp chất xơ, dùng dầu thực vật thay vì dùng mỡ thông thường cùng một số loại ngũ cốc, thực phẩm từ sữa và trái cây…
  • Nên ưu tiên thịt gia cầm trước rồi mới đến thịt bò, thịt heo và thịt cừu.
  • Hạn chế sử dụng các loại nước chấm mặn, những loại thực phẩm giàu natri như: muối, tôm khô, trứng vịt muối, thịt chà bông …
  • Ăn chậm nhai kĩ, nên ăn nhiều vào buổi sáng thay vì ăn nhiều vào buổi tối.

NGƯỜI BỊ CAO HUYẾT ÁP NÊN ĂN GÌ?

Những loại thực phẩm tốt cho người bệnh cao huyết áp

Cùng với thuốc, dinh dưỡng hợp lý cũng có vai trò trong kiểm soát tốt huyết áp. Vì vậy, trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tăng huyết áp nên giảm các loại thực phẩm chứa chất béo, muối, và hạn chế uống các đồ uống có cồn như rượu, bia.

Cụ thể trong thực đơn hàng ngày cần lưu ý đảm bảo:

  • Chất đạm: Từ 0,8 g đến 1 g protein cho một kg cân nặng.
  • Chất béo từ 25 đến 30 g. Nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, mè, ô liu, hướng dương.
  • Chất bột đường từ 300 đến 320 g.
  • Muối ăn (kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm) không quá 6g.
  • Chất xơ có nhiều ở rau, củ, quả khoảng 30 đến 40 g (tương đương từ 300 đến 500 g rau).
  • Chế độ ăn có cá, thịt nạc, dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu, hạt là an toàn nhất. Các loại rau củ tốt cho người bệnh cao huyết áp như cần tây, cải cúc, rau muống, măng lau, cà chua, cà tím, cà rốt, nấm hương, tỏi, mộc nhĩ. Khi ăn cần chậm rãi, nhai kỹ, ăn nhiều vào buổi sáng, hạn chế ăn muối.
  • Cần bổ sung những thực phẩm giàu magiê, kali, và canxi, ăn những đồ ăn giàu protein chứa ít chất béo, các loại ngũ cốc, trái cây và rau xanh.

 

Người bị cao huyết áp nên ăn gì?

Nhóm rau củ quả

  • Rau cần tây: Rất nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng giúp hạ huyết áp, làm giãn mạch và lợi đường tiết niệu.
  • Cải cúc: Là một trong những loại rau có chứa khá nhiều thành phần tinh dầu có lợi cùng các loại acid amin, có tác dụng giúp làm hạ huyết áp, đồng thời hỗ trợ làm thanh sáng đầu óc.
  • Rau muống: Trong loại rau này có chứa khá nhiều canxi, rất có lợi cho việc hỗ trợ và duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch, giúp huyết áp có thể hoatjd dộng bình thường, đặc biệt là thứ rau xanh có khả năng giúp làm giảm các triệu chứng đau đầu.
  • Măng lau: Có tác dụng giúp thông tràng vị, hoạt huyết, khai hung cách ( hỗ trợ làm thoải mái lồng ngực), chống phiền khát. Theo những nghiên cứu hiện đại gần đây cho thấy, rau măng lau có khả năng làm giãn mạch, hỗ trợ tăng cường thể lực, làm giảm trừ mệt mỏi, phòng xơ vữa động mạch.
  • Quả cà chua: Là loại thực phẩm có chứa khá nhiều các loại vitamin C và vitamin P, ăn mỗi ngày thường xuyên có khả năng giúp hỗ trợ phòng ngừa cao huyết áp, đặc biệt là những biến chứng xuất huyết đáy mắt.
  • Quả cà tím: Là thực phẩm rất giàu thành phần vitamin P, có tác dụng các thành mạch máu bên trong có được sự mềm mại, tránh tình trạng rối loạn vi tuần hoàn máu của những người mắc bệnh tim mạch cũng như cao huyết áp.
  • Củ cà rốt: Là thứ củ xanh giúp hỗ trợ điều chỉnh sự rối loạn litpid máu, giúp hỗ trợ ổn định huyết áp, là thức uống giải khát để giảm các triệu chứng chóng mặt, đau đầu. Mỗi ngày người bị cao huyết áp nên uống 1-2 ly nước ép cà rốt để phòng bệnh.
  • Tỏi: Kiên trì ăn mỗi ngày 2 tép tỏi đã ngâm dấm hoặc tỏi sống sẽ giúp làm hạ huyết áp và làm hạ mỡ máu, đồng thời giúp duy trì được mức huyết áp ở trạng thái bình thường.
  • Đậu Hà Lan và đậu xanh: Là thực phẩm mang đến rất nhiều lợi ích dành cho người bệnh cao huyết  áp. Thường xuyên ăn đậu xanh hoặc đậu Hà Lan cùng vừng đen đã sao thơm, tán bột và ăn hàng ngày, mỗi ngày 2 lần sẽ có tác dụng giúp phòng bệnh huyết áp cao.
  • Sữa đậu nành: Là thức uống lý tưởng dành cho những người mắc bệnh cao huyết áp, có tác dụng chính là giúp hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, làm hạ huyết áp và hỗ trợ làm giảm rối loạn lipid máu. Một ngày, bạn nên sẻ dụng khoảng 1 lít sữa đậu nành pha cùng với đường trắng và uống nhiều lần trong ngày.
  • Khoai tây: Trong thành phần của khoai tây có chứa hai loại khoáng chất là kali và magiê giúp hạ huyết áp. Ngoài ra, trong khoai tây giàu chất xơ rất cần trong khẩu phần mỗi bữa ăn của gia đình bạn.

Người bị cao huyết áp nên ăn gì?

Ngũ cốc thô

Các loại ngũ cốc thô như yến mạch, gạo lứt, bánh mì,.... chứa nhiều chất xơ và vitamin nhóm B. Được biết chất xơ có tác dụng chống táo bón, giữ lại cholesterol trong lòng ống tiêu hóa, từ đó giảm lượng cholesterol hấp thụ vào trong máu giúp giảm nguy cơ bệnh mỡ máu, cao huyết áp. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng giảm HDL, VLDL, triglycerid trong máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạnh và hỗ trợ tăng tiết axit mật giúp hệ tiêu hóa. Còn nhóm vitamin B giúp chuyển hóa tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh.

Cá biển

Trong các loại thịt động vật chứa nhiều axit béo không tốt, có thể sử dụng thay thế cá cho các loại thịt vì trong cá có chứa các axit béo không bão hòa, giảm lượng cholesterol trong máu, giảm thiểu việc hình thành các cục máu đông phòng tai biến - đột quỵ. Đặc biệt, trong cá biển có chứa nhiều omega 3, axit linolenic có tác dụng tăng tính đàn hồi cho thành mạch máu, giúp hạn chế hiệu quả các biến chứng của bệnh cao huyết áp.

Dầu ô liu, hướng dương, đậu nành

Đối với người bệnh cao huyết áp nên thay đổi thói quen ăn uống, chuyển từ sử dụng các thực phẩm chứa axit béo bão hòa sang các loại thực phẩm chứa axit béo không bão hòa. Nên dùng các loại dầu ô liu, hướng dương, đậu nành,... thay thế cho mỡ động vật, dầu dừa, dầu lac.

Những loại quả mọng

Các loại quả mọng, đặc biệt là việt quất dồi dào một hợp chất tự nhiên có tên là flavonoids. Một nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ hợp chất flavonoids có thể ngăn ngừa huyết áp cao và hạ huyết áp.

Các loại quả mọng như quả mâm xôi, quả dâu tây để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Trong gia đình có người bị tăng huyết áp nên chuẩn bị những loại quả mọng này và sử dụng các loại quả này làm món tráng miệng dễ ăn, giàu dinh dưỡng cho cả gia đình.

Người bị cao huyết áp nên ăn gì?

Củ cải đường

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sức khỏe của những người mắc bệnh tăng huyết áp được cải thiện đáng kể sau khi uống nước ép từ củ cải đường. Thành phần nitrat có trong nước ép củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp.

Có thể ép cải đường lấy nước uống hay nấu chín củ cải đường để ăn hay các món chế biến từ củ cải như món hầm.

Sữa tách béo (skim milk) và sữa chua

Giàu canxi và ít chất béo là 2 nhân tố quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người cao huyết áp. Và sữa tách béo cùng sữa chua là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ ăn ít nhất năm phần sữa chua mỗi tuần có thể giảm 20% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Món ăn tốt cho người bị cao huyết áp

Nếu như bạn vẫn còn băn khoăn và thắc mắc những món ăn mà người bị cao huyết áp nên ăn thì dưới đây sẽ là một số những gợi ý lý tưởng dành cho bạn:

Món ăn 1: Canh cá quả, giá và cải canh

Người bị cao huyết áp nên ăn gì?

Món canh cá nấu với giá, cải canh tốt cho người cao huyết áp

  • Cá lóc 50 g, giá 50 g, cải canh 30 g, tỏi 10 g, hành 5 g, bột canh.
  • Làm sạch cá, xào chung với giá và cải canh, cho hành tỏi vào cho thơm.
  • Sau đó cho vào nồi nước nấu sôi, nêm một chút bột canh là được.
  • Mỗi ngày ăn 1 lần.

Món ăn 2: Canh thịt lợn, cà tím và dưa chuột:

Người bị cao huyết áp nên ăn gì?

Canh cà tím thịt lợn giúp ổn định huyết áp

  • Thịt lợn nạc 50 g, cà tím 50 g, dưa chuột 30 g, tỏi 10 g, hành 5 g, dầu vừng 10 g, bột canh.
  • Dưa chuột rửa sạch, cắt miếng; cà rửa sạch cắt miếng; thịt lợn rửa sạch, cắt miếng; hành cắt đoạn; tỏi bỏ vỏ giã nát.
  • Để nồi nóng đổ dầu vào, phi hành cho thơm, rồi xào với thịt lợn đã ướp tỏi.
  • Sau đó cho nước vào nấu sôi, bỏ các thứ nấu thêm chừng 20 phút là được. Dùng ăn thay thức ăn.

Món ăn 3: Thịt lợn nạc xào rau cần, giá đỗ

Người bị cao huyết áp nên ăn gì?

Món thịt lợn xào giá đỗ tốt cho người cao huyết áp

  • Thịt lợn nạc 50 g, rau cần 150 g, giá 50 g, gừng 3 g, dầu đậu tương, xì dầu 10 g, trứng gà 1 quả, bột đao 20 g.
  • Thịt lợn nạc rửa sạch, cắt miếng; rau cần rửa sạch, cắt khúc; giá rửa sạch, bỏ rễ; gừng cắt lát; hành cắt khúc.
  • Cho thịt nạc, trứng gà, bột đao, muối vào bát, đổ ít nước vào trộn đều.
  • Để nồi nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi cho thơm, rồi đổ thịt lợn đã trộn vào xào sơ, sau đó bỏ rau cần, giá vào xào chín là ăn được.
  • Mỗi ngày ăn 2 lần.

Món ăn 4: Canh cải bắp, đậu đỏ:

Người bị cao huyết áp nên ăn gì?

  • Canh cải bắp cho người bệnh cao huyết áp
  • Cải bắp 100 g, đậu đỏ 15 g, gừng 3 g, hành 10 g, dầu lượng thích hợp, muối vừa ăn.
  • Cải bắp rửa sạch, cắt khúc; đậu đỏ ngâm nước rửa sạch; gừng cắt lát; hành cắt khúc.
  • Để nồi nóng bỏ gừng, hành vào phi cho thơm, đổ vào nửa lít nước, bỏ đậu đỏ vào nấu 40 phút, sau đó bỏ cải bắp vào nấu chín, nêm muối là được.
  • Mỗi ngày ăn 1 lần.

Món ăn 5: Cà tím xào tỏi:

Người bị cao huyết áp nên ăn gì?

Món cà tím xào tỏi cho người bị huyết áp cao

  • Tỏi 30 g, cà tím 200 g, hành 10 g, muối 5 g, xì dầu lượng thích hợp.
  • Tỏi bỏ vỏ. Cà rửa sạch, cắt miếng, dùng lửa lớn hấp chín; sau đó lấy ra bỏ cà vào trộn đều với tỏi đã khử sơ với dầu mè, nêm ít xì dầu là được.

Món ăn 6: Cháo gạo lứt, rau cần và mộc nhĩ:

Người bị cao huyết áp nên ăn gì?

Cháo gạo lứt tốt cho người bị huyết áp cao

  • Gạo lứt 80 g, rau cần 50 g, mộc nhĩ 20 g.
  • Gạo vo sạch; rau cần rửa sạch, cắt khúc; mộc nhĩ ngâm nước, bỏ cuống, xé thành miếng.
  • Lấy gạo nấu thành cháo gần chín, rồi bỏ mộc nhĩ và rau cần vào, vặn lửa nhỏ nấu thêm 30 phút là được.
  • Mỗi ngày ăn 1 lần.
7, Theo Reviview 365 tổng hợp