- Huyết áp cao khi mang thai là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
- 7 món canh bổ máu, tăng cường sức đề kháng nên ăn mỗi ngày
- Top 10 Thực phẩm tốt nhất cho tim bạn đã biết chưa?
- Huyết áp thấp là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Người bệnh huyết áp thấp uống trà gừng được không?
Trà gừng là một thức uống được ứng dụng rộng rãi trong dân gian, có khả năng kích thích gây tăng nhịp tim, làm ấm cơ thể, nhờ đó giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, nôn,… do tụt huyết áp gây nên. Do vậy, người bệnh huyết áp thấp hoàn toàn có thể sử dụng trà gừng.
Trong củ gừng có trên 400 chất khác nhau, bao gồm 2 – 3% tinh dầu (Zingiberen, D-camphen), 3 – 5% chất nhựa cay như zingeron, zingerol, shogaola (trong quá trình làm khô, chất gingerol biến thành shogaol), chất béo, các vitamin và chất khoáng như kali, canxi, sắt, mangan, kẽm,… Theo Y học cổ truyền, gừng có tính ấm nên nó có thể giúp phòng và điều trị nhiều bệnh như cảm lạnh, cúm, viêm họng, kháng viêm,…
Một trong những tác dụng của gừng là kích thích tăng huyết áp, gây hưng phấn. Vì vậy, nếu người bệnh uống trà gừng khi huyết áp đang tăng, nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng quá ngưỡng và gây hưng phấn. Người dùng có thể bị tăng huyết áp đột ngột, gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến… Do đó, người huyết áp cao không nên uống trà gừng đặc biệt là khi huyết áp đang tăng. Ngược lại, người bệnh tụt huyết áp có thể sử dụng thức uống này một cách điều độ, qua đó giúp ích rất nhiều trong việc ổn định huyết áp.
Tuy nhiên, cũng như thuốc tây, trà gừng chỉ là giải pháp cứu cánh tạm thời cho người bệnh huyết áp thấp. Trà gừng chỉ giúp nhanh chóng cải thiện triệu chứng huyết áp thấp mà không giải quyết triệt để căn nguyên. Đồng thời nếu sử dụng lâu dài, trà gừng có thể gây rất nhiều tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn, cụ thể như sau:
- Kích thích dạ dày quá mức, nhất là khi dạ dày ở trạng thái rỗng, làm rối loạn quá trình tiêu hóa, có thể gây ợ nóng, đau rát dạ dày hoặc tiêu chảy.
- Gây nóng trong người do bản chất của gừng là tính nhiệt
- Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non nếu bạn đang mang thai.
- Gây tăng nhịp tim hoặc rối loạn nhịp tim, đặc biệt nguy hiểm nếu bạn đang mắc kèm các bệnh lý về tim mạch khác.
- Phản ứng dị ứng với các triệu chứng như cảm giác nóng bỏng trong miệng, ngứa, đỏ da, viêm da,…
- Hạ đường huyết quá mức, đặc biệt là ở người bệnh bị tiểu đường.
Uống trà gừng đúng cách để giúp tăng huyết áp trở lại
- Người bệnh chỉ nên uống 1 tách trà gừng nhỏ, hoặc pha một cốc nước ấm và cho thêm vào đó vài lát gừng mỏng.
- Không nên uống quá nhiều một lần vì sẽ gây ra những phản ứng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Phải sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để kiểm tra huyết áp, chắc chắn bị tụt huyết mới cho người bệnh uống trà gừng.
- Không nên dựa vào các biểu hiện thông thường như chóng mặt, mệt mỏi… vì có nhiều trường hợp đó là biểu hiện của huyết áp cao, như vậy sẽ rất nguy hiểm.
Uống trà gừng và kết hợp phương pháp sinh hoạt khoa học kiểm soát tốt huyết áp thấp
Bên cạnh sử dụng trà gừng, để kiểm soát tốt bệnh huyết áp thấp, người bệnh cần chú trọng xây dựng lối sống lành mạng, năng vận động thể dục thể thao, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Cụ thể, người bệnh cần chú ý các điểm sau:
- Phải dành thời gian để nghỉ ngơi, chế độ ăn uống khoa học đầy đủ. Không nên bỏ bữa, nhất là bữa sáng.
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ mỗi ngày, không thức khuya, ngủ muộn
- Ăn hơn một chút so với người bình thường
- Uống nhiều nước mỗi ngày, không uống rượu bia
- Thư giãn đầu óc, hạn chế căng thẳng mệt mỏi
- Tập luyện thể dục thể thao
- Thường xuyên kiểm tra huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà.
Để lại bình luận
5