- Trời rét đậm - Cần giữ ấm 4 vị trí này trên cơ thể để tránh bị ốm
- 8 loại thực phẩm tự nhiên giúp tăng cường sinh lực cho nam giới
- Bông cải xanh và những công dụng bất ngờ
Ăn củ cải vào mùa Đông giúp bổ phổi, giải đờm, làm ấm cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm trừ cảm lạnh thông thường.
Phương pháp ăn theo mùa, mùa nào thức nấy theo khoa học là một phương pháp ăn uống đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới góc nhìn y học của câu nói "Ăn gừng vào mùa Hè, ăn củ cải vào mùa Đông" theo quan điểm của Bác sĩ Lý Vĩ (Đại học y khoa Quảng Châu), phương pháp ăn này rất tốt, giúp dưỡng âm vào mùa Đông, giải nhiệt vào mùa Hè.
1. Vì sao nên ăn củ cải vào mùa Đông?
Vào mùa đông, con người thường có xu hướng bồi bổ quá mức, ít vận động, trời lạnh khiến khả năng chuyển hóa chậm và kém hơn. Cho nên dạ dày vào mùa Đông thường gặp nhiều áp lực hơn mùa hè, gây ra tình trạng dương khí dư thừa, gây nóng dạ dày, để lâu có thể sinh ra nhiều bệnh.
Theo y học cổ truyền, để giải quyết các vấn đề về dương khí, cần phải dưỡng âm. Củ cải tính ngọt, tươi và giòn, không chỉ có tác dụng điều chỉnh khí huyết mà còn giúp thải được dương khí dư thừa ra ngoài.
Như vậy, việc ăn củ cải vào mùa đông có thể giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, củ cải còn có một số công dụng sau:
- Kích thích hoạt động tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột
- Củ cải giàu chất xơ, giảm táo bón
- Làm chậm quá trình lão hóa da nhờ vitamin C có trong củ cải
- Cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể nhờ vitamin C, vitamin E.
- Bổ sung các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể
Về giá trị dinh dưỡng, trong củ cải có hàm lượng lớn canxi, phốt pho, sắt và các nguyên tố vi lượng khác. Người loãng xương, răng yếu, thiếu máu nên ăn nhiều củ cải trắng để cân bằng lượng vi chất còn thiếu.
Ngoài ra vào mùa Đông, việc ăn củ cải cũng giúp ấm phổi, giải đờm, giảm ho hiệu quả, giảm tình trạng đau họng, khản tiếng, ho khan. Ngoài ra, củ cải còn giúp tiêu viêm, nóng trong, mụn nhọt, nóng phổi. Uống nước củ cải trắng giúp giảm huyết áp, hạ cholesterol, hạ lipid trong máu, làm giãn mạch máu, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
Trong củ cải còn chứa chất Glucoamylase giúp phân hủy tinh bột, chất béo ở mức độ nhẹ , giúp chống ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch chơ cơ thể.
Tuy nhiên, người có tỳ vị yếu, viêm dã dày mãn tính, người đang dùng thuốc không nên ăn nhiều củ cải trắng.
2. Lợi ích của việc ăn gừng vào mùa Hè
Thông thường, chúng ta thường nghĩ mùa Hè nóng ăn gừng càng gia tăng cảm giác nóng bức. Tuy nhiên ăn gừng vào mùa Hè còn tốt hơn mùa Đông. Bởi vào mùa nè, năng lượng dương của cơ thể thoát ra bên ngoài, bên trong thiếu hụt, dẫn đến tình trạng thiếu dương khí. Cho nên việc lựa chọn một số thực phẩm có tính ấm để cân bằng dương khí trong cơ thể là rất quan trọng.
Vào mùa Hè, nhiệt độ bên ngoài cao dẫn đến tình trạng giãn nở lỗ chân lông. Khi đột ngột bước vào phòng điều hòa hoặc tắm nước lạnh có thể dễ bị nhiễm bệnh. Cũng bởi thói quen ăn nhiều đồ lạnh cho nên đây là thời điểm cơ thể bên trong bị thiếu nhiệt. Việc ăn gừng có thể giúp phòng ngừa cảm lạnh, tiêu chảy, giảm đầy bụng...
Nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng, trong gừng có những thành phần như gingerol, giúp thúc đẩy lưu thông máu, kích thích hệ thần kinh, phòng chống cảm lạnh, tăng cường chức năng tiêu hóa.
Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được gừng, đối với 2 nhóm này, nên hạn chế ăn gừng:
- Người thiếu âm: Thể trạng nóng, bàn tay thường xuyên nóng như phát sốt, tay đổ mồ hôi, thích uống nước, thường xuyên bị khô miệng, khô mũi, mắt, khô da, cáu gắt, ăn ngủ kém, nếu ăn gừng sẽ làm trầm trọng tình trạng thiếu âm.
- Người thường xuyên bị nóng trong: nóng phổi, ho khan, nóng rát dạ dày, nôn mửa, trĩ, lở loét thì không nên ăn gừng càng làm bệnh nặng hơn.
Để lại bình luận
5