- Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi mất ngủ dài ngày?
- Có 5 loại ung thư có tính di truyền cao bạn nhất định phải biết
- Thức khuya cũng giống như vượt đèn đỏ - Càng cố vượt càng dễ mất mạng
- Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn quá nhiều thịt?
- Những thói quen vào buổi sáng giúp bạn khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ
Vu Quyên, vừa là một tiến sĩ vừa là giảng viên trẻ tuổi ưu tú của Đại học Phục Đán.Tháng 12 năm 2009 cô bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Ngày 19/4/2011 cô đã qua đời khi vừa mới 32 tuổi. Trong khoảng thời gian mắc bệnh, Vu Quyên đã viết một cuốn “Nhật ký ung thư” gửi đến các blog, khiến cho hàng triệu cư dân mạng chú ý.
“Sức khỏe thật sự rất quan trọng. Tại thời khắc giữa sống và chết, bạn sẽ nhận ra rằng bất luận là sự nghiệp, nhà cửa, xe cộ…đều trở nên vô nghĩa. Vậy nên, bạn hãy dành thêm thời gian chăm sóc gia đình chứ không nên cố gắng theo đuổi những thứ hào nhoáng bên ngoài vì chỉ cần được ở cùng với người mà mình người thương yêu thì cho dù căn nhà nhỏ cũng trở nên ấm áp.”
- Thứ nhất, tôi không bị di truyền;
- Thứ hai, thể chất của tôi tốt;
- Thứ ba, tôi vừa sinh con xong, mới cho con bú được một năm;
- Thứ tư, người bị ung thư vú đều là những người ngoài 45 tuổi, khi đó tôi mới chỉ 31 tuổi thôi! Vậy thì vì nguyên nhân gì?
Chúng ta nên đi ngủ sớm, cố gắng đối xử thật tốt với cơ thể của chính mình.
Không đi ngủ trước 12 giờ
Mười mấy năm qua, tôi luôn ngủ trễ. Thực ra, ở tuổi này của tôi thì ngủ trễ cũng là chuyện rất đỗi bình thường, mọi người quanh tôi đều ngủ trễ, nhưng tôi muốn nói rằng ngủ trễ thật sự là rất không tốt.
Nghĩ lại 10 năm nay, kể từ khi không còn bị ký túc xá quản thúc thì tôi không ngủ trước 12 giờ. Học bài, thi chứng chỉ GRE, TOEFL, thi cử, đều là những lý do chính đáng. Ngoài ra, tán gẫu, đi vũ trường, ăn khuya, hát karaoke khiến tôi thức suốt đêm, sớm nhất cũng ngủ trước 1 giờ sáng.
Sau này khi tôi bị bệnh ung thư, bắt đầu tự nghiên cứu Trung y, xem “Hoàng Đế nội kinh”…, mới biết tầm quan trọng của việc ngủ đúng giờ: giờ Tý từ 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng là giờ của túi mật, giờ Sửu từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng là giờ của lá gan. Ý là vào những thời gian này thì các cơ quan này khởi tác dụng chủ yếu.
Tại thời điểm phát hiện bệnh ung thư thì lá gan của tôi có vài chỉ tiêu hơi cao, nhưng tôi trước giờ không bị bệnh gì về gan cả. Tôi thấy rất kỳ lạ và đồng thời rất nóng lòng muốn biết lý do vì sao mà chức năng gan của tôi có vấn đề, bởi vì chức năng gan không tốt thì không thể tiếp tục làm hóa trị.
Đọc đoạn văn trên, cùng với lời giải thích của bác sĩ, thì từ 23 giờ đêm hôm trước đến 3 giờ sáng ngày hôm sau là khoảng thời gian năng lực hoạt động của gan mạnh nhất, cũng là lúc gan có điều kiện tốt nhất để thải độc. Nếu như chức năng gan không được nghỉ ngơi, sẽ khiến tuần hoàn máu của gan không đủ, các tế bào gan bị thương tổn khó có thể tự phục hồi và sẽ chuyển biến xấu trầm trọng hơn.
Có thể thấy được câu nói “Thức đêm lâu dài bằng tự sát từ từ” cũng không hề khoa trương.
Khi bị bệnh tôi liền nghĩ, lúc còn có thể kiềm chế thì cố gắng kiềm chế, cố gắng đi ngủ sớm, đối xử tử tế với thân thể của chính mình. Tiêu khiển một chút, xem phim cũng thế, hát karaoke cũng vậy, ngẫm lại thì chẳng qua chỉ là cảm quan hưởng thụ, qua một khắc kia, đều là phù vân.Thân thể khỏe mạnh mới thực sự quan trọng.
Nghiện ăn thịt
Trước khi mắc bệnh thì mỗi lần ăn cơm, nếu như trên bàn không có món thịt, tôi sẽ cảm thấy rất vô vị, bữa cơm đó ăn cũng như không. Mẹ tôi cho rằng đây là sở thích ăn uống, hoặc có thể nói là thói quen ăn uống, trách là do cha tôi truyền lại.
Cha tôi suốt hơn 30 năm là đầu bếp số một trong nước, thời kỳ trước những năm 90 thì có đến khoảng 1/3 số đầu bếp ở quê nhà tôi đều là đệ tử của cha. Thời kỳ đó vật chất thiếu thốn, thịt cá khan hiếm, thế mà tôi toàn ăn món mặn mà lớn lên.
Tôi rất thích chơi trò “Rắn săn mồi” trên điện thoại di động, nghĩ lại thì, bất kể bạn có linh hoạt nhanh nhạy như thế nào, hậu quả của ham ăn luôn luôn là gieo gió gặt bão. Chơi tới chơi lui, hóa ra tôi lại chính là con rắn ham ăn tự cắn phải mình kia.
Khỏe mạnh thật sự rất quan trọng, không nên lãng phí tuổi xuân của mình.
Học tập công tác kiểu “đột kích”
Nói tới thì không biết nên tự hào hay xấu hổ, đứng trước ranh giới sống chết mong manh, quay đầu nhìn lại 30 năm cuộc đời khói lửa cuồn cuộn, tôi mới phát hiện mình đã đi học hơn 20 năm.
Mang danh là đi học, tôi đã lãng phí biết bao tuổi xuân của mình. Một khoảng thời gian tương đối dài, tôi là một nữ sinh 2W nổi tiếng. Nữ sinh 2W chính là trước khi thi 2 tuần mới chăm chú học tập: 2 weeks (2 tuần lễ). Đồng thời thành tích sau thi cũng là “too week” (quá kém).
Sau đó tôi bắt đầu phương thức “đột kích”, không kể gì mà giày vò bản thân, coi chính mình như trâu như ngựa, ra roi thúc ngựa, ngựa không dừng vó, ngày đêm thần tốc, mất ăn mất ngủ, dốc hết tâm huyết, khổ không thể tả. Kỷ lục cao nhất là có ngày tôi đọc sách đến 21 tiếng, đọc hai ngày rưỡi rồi đi thi.
Tôi tin chắc rằng những người có thói quen sinh hoạt giống tôi không phải là số ít, chân thành nhắc nhở các bạn học làm việc “đột kích” trước deadline (hạn cuối), phải chú ý tới thân thể!
Tôi hy vọng bài viết này sẽ có thể hữu ích cho các bạn. Cũng thật tâm mong muốn các bạn khi đứng trước căn bệnh ung thư, thì hãy tin tưởng câu cổ huấn: “Thiên lý chi đê, hội vu nghĩ huyệt” (Bờ kè ngàn dặm vì hang kiến mà sập).
Để lại bình luận
5