- 6 yếu tố quan trọng trong cách chọn mua ví da nam
- Cách làm mới túi da đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà
- Da cá sấu là gì? Da cá sấu có bền không có tốt không?
Da là một loại chất liệu được nhiều người ưa chuộng. Các loại da thường được sử dụng như là da trâu, da bò (giày dép, ví, thắt lưng, áo…), da heo (ví) và da cừu (áo khoác, găng tay), ngoài ra còn các loại da bò non, da dê, da ngựa, da đà điểu, da cá sấu thường dùng cho các sản phẩm cao cấp.
Các loại da này phải qua một quá trình xử lý gọi là thuộc da. Quá trình này để da không bị mục theo thời gian và làm bóng da để da đẹp hơn. Trước khi làm ra thành phẩm da còn được phủ một lớp sơn để tạo độ bóng và màu sắc. Các sản phẩm làm từ da có giá thành khá cao. Da cũng là một chất liệu được nhiều người sử dụng để bọc lại các loại ghế, bọc ghế sofa, bọc ghế oto, bọc ghế văn phòng, bọc ghế massage….
Khi mà công nghệ ngày một cao thì hiện tượng nhái sản phẩm, nhái chất liệu ngày một nhiều. Nhưng nhận biết sự khác biệt của các chất liệu này thì không phải ai cũng nhận ra được.
Để giúp người tiêu dùng có thể phân biệt được đâu là da thật, đâu là giả da hôm nay Reviews365 sẽ giúp bạn một số cách để có thể phân biệt chính xác chất liệu da thật hay chỉ là giả da.
Da thật là gì?
Da thật là loại da tự nhiên và còn được gọi với tên gọi khác là da thuộc. Trên các sản phẩm được làm từ da thật thường ghi thèm các dòng chữ như: 100% Leather, Real Leather, Genuine Leather,... Và dĩ nhiên, để thu được các sản phẩm này thì da tự nhiên cần phải trải qua công đoạn xử lý mang tên “thuộc da”, nó giúp da thêm bền đẹp, không bị mục nát theo thời gian.
Đặc điểm cấu tạo:
Ngoài lớp da thật tự nhiên, trong quá trình sản xuất người ta sẽ tiến hành sơn phủ một lớp sơn để tạo độ bóng cũng như màu sắc cho da. Bạn có thể nhận thấy điều này khi mà các sợi thắt lưng vẫn được giữ nguyên lớp da thô, quan sát sẽ thấy các sợi xơ của da. Da thuộc chính là da của các loài động vật, ban đầu chúng rất dày nên được đưa vào máy xẻ chuyên dụng để tách ra làm 2 lớp như sau:
- Lớp ngoài cùng - Grain Split: Lớp này còn được gọi là lớp da cật, da lớp 1 hay da lớp hạt. Đây là lớp da bền bỉ, có kết cấu tốt.
- Lớp da trong - Flesh split: Lớp da này còn được gọi là lớp da ruột, da váng hay da lớp 2. Tuy nhiên, đây lại là lớp da có kết cấu kém bền nên chỉ được dùng để thuộc lên các loại da chất lượng như da lộn, da vân nhân tạo,...
Có 2 loại chất liệu giả da phổ biến hiện nay đó chính là: simili và PU.
1. Simili: là chất liệu giả da giá rẻ, cứng, được phủ một lớp polyeste trên bề mặt nên rất bóng, thường được may làm hàng chợ. Nên chỉ cần nhìn và sờ qua là bạn có thể nhận ra được chúng.
Simili còn có các tên khác như faux leather, pleather…vv…
Simili được dệt kim bằng sợi polyester, sau đó sẽ được nhuộm lên từ một đến hai lớp nhựa PVC để tạo liên kết giữa tấm vải và lớp nhựa. Tiếp theo tấm liên kết này sẽ được đưa qua công đoạn định hình để tạo vân trên mặt sản phẩm. Cuối cùng, simili sẽ được xử lý bề mặt, nhuộm màu giúp cho sản phẩm đẹp hơn, bắt mắt hơn.
2. PU: là chất liệu giả gia cao cấp, mềm mại và nếu không kiểm tra kỹ thì nhiều người sẽ bị nhầm chúng với da thật.
Còn có tên gọi là nhựa tổng hợp, da nhựa mềm, da nhựa dẻo. Da PU là simili được phủ lên một lớp nhựa Polyurethane (PU). Do có tính chất của nhựa PU nên da PU mềm gần như da thật, dễ lau chùi và có độ bền cao hơn simili thông thường.
Da PU khá tốt nên được sử dụng nhiều để làm ví, túi xách, giày dép. Sản phẩm từ da PU tương đối dễ bảo quản hơn và có giá thành rẻ hơn da thật.
Da PU là một chất liệu tốt, dễ bảo quản và có đồ bền, độ dẻo tương đối cao. Tuy nhiên, bản chất PU vẫn là dạng hợp chất tổng hợp nhân tạo nên có thể bong tróc theo thời gian.
Có những loại da thật nào trên thị trường?
Hiện nay, người ta thường dựa vào đặc điểm của mỗi loại da để phân loại. Theo đó, có 3 loại da phổ biến như sau:
Da thật nguyên miếng: Phải nói đây chính là loại da “nguyên thủy” nhất vì nó chưa được mài, chưa đánh bóng hay có bất cứ tác động của con người, hoàn toàn tự nhiên. Bề mặt da được tạo nên bởi các thớ sợi liên kết chặt chẽ với nhau. Có thể nói rằng đây là loại da chất lượng nhất nên đa phần những món đồ nội thất, giày da, túi xách cao cấp thường được làm từ loại da này.
Da thật lột một lớp: Đây là loại da được sử dụng phổ biến trong sản xuất các sản phẩm cao cấp. Bởi nó có chất lượng tốt chỉ sau loại da thật nguyên miếng. Sở dĩ gọi là da thật một lớp là bởi vì loại da này đã được tách đi 1 lớp nên mỏng và mềm hơn. Hơn nữa, bề mặt da cũng đã được chà cát, đánh bóng và thêm vào một lớp phủ trên bề mặt. Nếu dùng tay chạm vào sẽ có cảm giác lạnh, gần giống như nhựa.
Da thật công nghiệp: Da thật nghiền -> cán -> phủ màu: Đây là loại da được nghiền sau đó cán màu nên tương đối bền và dễ phối màu. Ở loại da này, phần không hoàn hảo đã được đem chà bóng, chỉnh sửa nên luôn tạo cảm giác tươi mới cho người sử dụng.
Các loại da động vật phổ biến nhất hiện nay bao gồm.
Da bò thật
- Da bò được sử dụng từ cách đây hàng nghìn năm. Khi đó chúng được sử dụng để làm da trống, quần áo hoặc yên ngựa. Một số khác có thể dùng thay cho giấy viết với độ bền cao. Hiện nay da bò thật được sử dụng rất đa dạng mục đích như làm ghế sofa, giày dép, thắt lưng, túi xách, quần áo đẹp... Có giá trị thẩm mỹ cao và cả giá trị kinh tế.
Da cá sấu
- Nếu như ngày xưa ít người dám sử dụng da cá sấu vì độ nguy hiểm của chúng thì giờ đây chúng lại mà món thời trang thượng thừa. Thậm chí có những trang trại nuôi cá sấu chỉ để cung cấp da và thịt. Da cá sấu thật đẹp với tính thẩm mỹ cực cao, chất lượng da tốt với hệ thống vân da độc đáo. Những sản phẩm da cá sấu đắt nhất bao gồm túi xách, thắt lưng, giày dép da cá sấu. Một số loại khác được dùng làm ghế sofa ( số ít) hoặc gối ôm sang trọng.
Da trâu
- Ngày xưa thì da trâu được dùng phổ biến làm da trống. Còn hiện tại da trâu cũng không có quá nhiều ứng dụng trong cuộc sống con người. Ít đơn vị nào cung cấp ghế sofa da trâu vì tính thẩm mỹ và lỗ chân lông to. Ngoài ra, da thật từ trâu còn có thể làm món ăn và làm thuốc.
Da động vật khác
- Ngoài những loại da thật động vật sử dụng nhiều nhất bên trên thì còn có những loại da dưới đây. Chúng tôi gộp chung tất cả chúng làm 1 vì chức năng sử dụng của chúng. Và để tránh làm loãng chủ đề bài viết.
- Da dê ngày xưa dùng làm túi đựng nước, giấy viết. Ngày nay da dê chủ yếu làm áo khoác, giày dép hoặc đồ handmade cầm tay.
- Da hổ, báo, cáo, chồn, chó sói nói chung dùng làm các đồ vật trang trí, thẩm mỹ. Ví dụ như thảm trải sàn, thảm trải ghế sofa. một số ít làm túi sách, quần áo, giày dép. Những loại sản phẩm này đều có giá rất cao vì vẻ đẹp.
Reviews365 xin đưa ra 8 cách sau để giúp bạn phân biệt da thật, giả da.
8 cách để phân biệt da thật hay giả da
Cách 1: Nhìn kỹ sản phẩm:
Các bạn nhìn thật kỹ bề mặt miếng da mà họ đưa cho bạn. Nếu là da thật, trên bề mặt sẽ có những vết lồi lõm, tùy theo trình độ thuộc và gia công mà bề mặt da sẽ có độ phẳng, mềm…tuy nhiên vẫn còn để lại dấu vết gồ ghề tương đối. Trong khi đó, những loại giả da sẽ bằng phẳng. Da thật nhìn kỹ sẽ có những lỗ chân lông nhỏ, còn da giả thì không.
Các 2: Sờ vào sản phẩm:
Các bạn hãy đặt bàn tay lên bề mặt sản phẩm và cảm nhận. Nếu là giả da, bạn sẽ cảm nhận được độ trơn láng nổi cộm của lớp nhựa (plastic) được tạo bởi các chất liệu tổng hợp khi chúng được làm cho sáng bóng. Điều này sẽ rõ ràng hơn khi bạn chạm bề mặt này vào mùa đông, bạn sẽ cảm thấy lạnh.Còn da thật thì bạn sẽ cảm nhận được độ mềm và mịn màng bất cứ lúc nào bạn chạm vào. Hơn nữa, da thật không bao giờ cho cảm giác mát lạnh ngay cả trong mùa đông.
Cách 3: Ngửi sản phẩm.
Các sản phẩm được làm từ da thú thì thường có mùi chất béo của động vật (như mùi hơi thối thối), còn giả da thì ngửi thấy mùi nhựa tổng hợp.
Cách 4: Ấn vào sản phẩm.
Dùng ngón cái và ấn mạnh lên bề mặt sản phẩm đó. Nếu là da thật, sẽ để lại vết lõm xung quanh ngón tay cái của bạn. Tuy nhiên, khi bạn bỏ tay ra, vết lõm sẽ mất đi chứng tỏ độ đàn hồi của bề mặt da thật. Còn với da giả, các chất liệu tổng hợp sẽ không thể có được độ đàn hồi này, vết lõm cũng sẽ còn hằn nguyên bởi các lớp hạt vật chất nhân tạo, tạo thành lớp da giả đã bị tách rời ra.
Cách 5: Quan sát kỹ sản phẩm.
Quan sát một mặt cắt của da và phần da đã thuộc, bạn sẽ thấy da thật bao gồm các sợi không đều nhau. Vì vậy, khi bạn dùng ngón tay cạo lên bề mặt da, (nhằm cố để lại vết trầy, xước) thì chúng sẽ không có thay đổi gì rõ ràng. Trong khi với da giả, chúng vốn có kết cấu dệt sợi, không phải là khối đặc nên chúng sẽ bị trầy xước.
Cách 6: Làm ướt sản phẩm.
Nhỏ một vài giọt nước lên bề mặt sản phẩm. Nếu là da thật thì sau một vài phút, bạn sẽ thấy vệt nước lan rộng ra, thấm vào da qua các lỗ chân lông. Da thật luôn hấp thu độ ẩm. Còn giả da thì không.
Cách 7. Đốt hoặc hơ sản phẩm qua lửa.
Nếu là da thật, bạn sẽ ngửi được mùi khét như mùi của tóc cháy. Còn da giả sẽ cho mùi nhựa cháy.
Cách 8: Màu sắc của sản phẩm.
Màu của da giả luôn tươi sáng, còn màu da thật thì tối hoặc chỉ sáng như màu sương mai.
Ứng dụng của da thật trong cuộc sống
Trong cuộc sống, da thật được ứng dụng rộng rãi. Nhất là trong ngành hàng thời trang thì đây được xem là một trong những nguyên liệu quý giá mang đến sự sang trọng, toát lên thần thái trong thiết kế sản phẩm. Những sản phẩm sử dụng da thật có thể kể đến như:
- Nội thất: Ghế sofa, giường ngủ
- Đồ thời trang: Túi xách, quần áo, giày dép,...
- Phụ kiện thời trang: Vaí, thắt lưng, dây đeo đồng hồ,...
Để lại bình luận
5