- Chế độ ăn Địa Trung Hải là gì? Lợi ích và thực đơn chế độ ăn Địa Trung Hải
- Những việc bạn nên làm giúp LÀM SẠCH tâm trí của bạn
- Reviews Phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 "thấp tương đương" khuyến cáo
- Sức bền và sức chịu đựng có khác gì nhau không?
- Bệnh hôi miệng nguyên nhân và cách chữa trị
1. Sỏi tiết niệu là gì?
Hệ tiết niệu của con người gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Khi sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào của hệ tiết niệu nghĩa là đã mắc sỏi tiết niệu. Như vậy sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.
2. Nguyên nhân gây nên sỏi tiết niệu là gì?
Sỏi tiết niệu có nhiều nguyên nhân. Sự hình thành sỏi thường do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat...) trong nước tiểu. Khi xuất hiện những rối loạn về mặt sinh lý bệnh kết hợp những yếu tố thuận lợi, như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi pH nước tiểu, dị dạng đường niệu, yếu tố di truyền,... thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh, hình thành một nhân nhỏ, sau đó lớn dần thành sỏi tiết niệu.
Những ai dễ bị sỏi tiết niệu?
Từ nguyên nhân gây nên sỏi tiết niệu, có thể thấy những người dễ mắc sỏi tiết niệu gồm:
- Những người có bất thường bẩm sinh đường tiết niệu.
- Gia đình có người mắc sỏi tiết niệu.
- Bản thân từng trải qua can thiệp đường tiết niệu.
- Bị viêm đường tiết niệu nhiều lần.
- Người uống ít nước, đặc biệt là người cao tuổi.
- Người nằm bất động lâu ngày.
- Người bị mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa (toan chuyển hóa mạn, tăng canxi niệu,...).
- Đang sử dụng một số thuốc.
- Người lao động trong môi trường nóng bức.
- Người có thói quen thường xuyên nhịn tiểu.
3 Triệu chứng khi mắc sỏi tiết niệu?
Đau là biểu hiện hay gặp nhất khi mắc sỏi tiết niệu
Tùy vị trí sỏi hình thành mà có các biểu hiện khác nhau, từ không có triệu chứng (bệnh nhân tình cờ phát hiện sỏi khi đi khám) đến những triệu chứng rất rầm rộ. Nhìn chung bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng sau:
- Đau: là biểu hiện hay gặp nhất, hay gặp ở vùng thắt lưng. Đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc thành cơn đột ngột dữ dội, lan ra phía trước và xuống vùng bẹn sinh dục. Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên, nhưng thường sau vận động gắng sức, cơn đau kéo dài vài phút, có thể tự hết hoặc cần sự hỗ trợ của thuốc.
- Bất thường về đi tiểu: bệnh nhân có thể đái buốt (đái buốt cuối bãi đái hay đái buốt toàn bộ bãi đái), đái ngắt ngừng (đang tiểu bỗng nhiên bị ngừng lại, thay đổi tư thế lại tiểu được tiếp), đái khó, bí đái hoàn toàn, đái đục, đái máu (có thể nước tiểu có màu hồng đỏ hoặc chỉ phát hiện được hồng cầu trong nước tiểu nhờ xét nghiệm).
4. Tác hại của sỏi tiết niệu?
Sỏi tiết niệu gây ra nhiều biến chứng nguy hại:
- Sỏi di chuyển, cọ xát vào niêm mạc đường niệu gây phù nề, chảy máu, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu.
- Sỏi kẹt lại ở vị trí hẹp, gây bí đái cấp hoặc mạn.
- Chức năng thận của bệnh nhân có thể bị suy giảm, khiến bệnh nhân bị suy thận cấp hoặc mạn.
Sỏi tiết niệu có điều trị được không?
Sỏi tiết niệu hoàn toàn có thể điều trị được, hiệu quả nhất là khi sỏi còn nhỏ. Nếu sỏi đã lớn, gây nhiều biến chứng, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, phức tạp, chi phí tốn kém, ảnh hưởng lớn tới kết quả cuối cùng cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh. Các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu bao gồm điều trị nội khoa, can thiệp ngoại khoa, mổ mở hoặc mổ nội soi:
Điều trị nội khoa có thể được cân nhắc với những trường hợp sỏi kích thước nhỏ < 5mm, chưa gây biến chứng.
Ngày nay y học hiện đại đã có nhiều bước tiến lớn, phương pháp mổ mở với nhiều rủi ro ngày càng ít được áp dụng. Thay vào đó là các kỹ thuật mới, an toàn hơn, ít xâm lấn hơn như:
- nội soi tán sỏi thận qua da chuẩn thức (Standard PCNL),
- nội soi tán sỏi thận qua da tối thiểu (Mini PCNL),
- nội soi niệu quản (Ureteroscopy),
- tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL).
Cách phòng tránh sỏi tiết niệu?
Để phòng tránh sỏi tiết niệu, mỗi người nên thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn lành mạnh kết hợp tập luyện hợp lý:
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Giữ vệ sinh tốt, tránh nhiễm khuẩn tiết niệu
- Tránh thói quen nhịn tiểu
- Chăm vận động, tập luyện thể dục thể thao.
5 Uống nước đúng cách trong điều trị sỏi tiết niệu
Trước hoặc sau phẫu thuật sỏi đường niệu thì biện pháp nội khoa là cần thiết, trong đó uống đúng cách và đủ nước đóng vai trò quan trọng để đào thải vụn sỏi nhỏ, hòa loãng các tinh thể trong nước tiểu để tránh lắng đọng để sỏi hình thành và tăng kích thước hoặc tái phát sỏi. Vì vậy để uống nước có hiệu quả, bạn cần biết một số lưu ý quan trọng sau:
- Hàng ngày, ngoài công thức tương đối như trên và khó nhớ thì bạn cần lưu ý là uống từ 2 – 2,5 lít nước/ ngày, lượng nước trong cơ thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ vận động nhiều hay ít, môi trường làm việc nóng hay lạnh.
- Số lần uống nước được chia ra làm nhiều lần, từ 8 đến 10 lần. Tuyệt đối không “uống dồn” tức là uống số lượng lớn trong 1 lần, theo khuyến cáo thì không nên uống quá 300 – 400ml/ lần, nếu uống số lượng lớn trong thời gian ngắn còn có nguy cơ ngộ độc nước, đây là bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng tính mạng.
Uống nước đúng cách là biện pháp hiệu quả để điều trị sỏi tiết niệu
Trước khi đi ngủ khoảng 2 -3 tiếng bạn cần hạn chế uống nước để không phải thức dậy ban đêm để đi tiểu, còn tất nhiên nếu bạn khát thì có thể uống 1 – 2 ngụm nước là bình thường.
Việc theo dõi cơ thể có đủ nước hay không rất quan trọng, bạn hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp tương đối chính xác là qua màu sắc nước tiểu. Bình thường nước tiểu có màu trong hoặc ánh vàng, còn khi nước tiểu màu vàng đậm, vàng sẫm hay màu như nước vối đặc là đã thiếu nước nhiều rồi (loại trừ các bệnh lý gan mật, uống thuốc có chứa chất tạo nước tiểu màu vàng..).
BẠN CẦN DUY TRÌ MÀU SẮC NƯỚC TIỂU BÌNH THƯỜNG.
Nước uống có thể là tất cả các loại nước sạch, từ nước lọc, nước đun sôi, nước lá. Tuy nhiên nếu uống nước lọc trong thời gian dài sẽ dễ gây “ngán”, từ đó sẽ lười uống nước và sẽ dẫn tới thất bại. Bác sĩ khuyến cáo bạn có thể chế biến một số loại nước cho dễ uống như: nước đỗ đen, nước râu ngô, linh chi, nấm lim, xạ đen, kim tiền thảo, lô hội...
KHÔNG NÊN UỐNG CÁC LOẠI NƯỚC CÓ CHỨA NHIỀU CHẤT KHOÁNG, NƯỚC NGỌT TRONG THỜI GIAN DÀI
Điều quan trọng nhất là với mỗi trường hợp cụ thể bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để cho lời khuyên xác đáng, nhất là với người có bệnh lý nền kèm theo như: bệnh tim, bệnh thận, bệnh tăng huyết áp... hay đang có tình trạng ứ trệ đường bài xuất đường tiết niệu.
Phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời luôn là cách tốt nhất đối với mọi căn bệnh. Thấu hiểu nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
Để lại bình luận
5