- Điều bí ẩn gì sẽ xảy ra với cơ thể khi chúng ta ngủ?
- 7 thói quen ai cũng làm vì lầm tưởng là tốt nhưng hóa ra là gây hại
- 9 thói quen hại thận quá nhiều người mắc phải
- Tìm hiểu về bệnh trầm cảm trẻ em, căn bệnh của xã hội hiện đại
- Lá lốt là gì? Công dụng của lá lốt với sức khỏe
Trong khi đó, hoa thanh long còn có tác dụng bổ phế, trừ ho cực kỳ hiệu quả.
Mọi người vẫn biết đến quả thanh long, thanh long là loại quả mát, có tác dụng thanh nhiệt tốt trong mùa hè. Những thông tin chi tiết về quả thanh long dưới đây sẽ giúp bạn có cách sử dụng loại quả này đem lại nhiều lợi ích nhất đối với sức khỏe.
1. Quả thanh long
Thanh long nổi tiếng là loại quả đặc trưng của miền nhiệt đới. Trong tiếng anh quả thanh long được gọi là thanh long fruit và tên khoa học là Hylocereus sp.
Thanh long bắt đầu ra hoa vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4 dương lịch. Kể từ lúc ra hoa cho đến khi thu hoạch quả là 50 ngày, loại quả này bước vào chính vụ kéo dài đến hết tháng 8 âm lịch.
Đặc biệt, trong thành phần dinh dưỡng của quả thanh long có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn thanh long có tác dụng gì đối với sức khỏe và những tác dụng của loại quả này.
2. Ăn thanh long có tác dụng gì?
2.1 Thành phần dinh dưỡng có trong quả thanh long
Trong quả thanh long có rất nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Trong 100g thanh long sẽ có:
- Protit: 159 đến 229mg.
- Lipit: 210- 610mh.
- Gluxit: 7- 11,5mg.
Cùng với đó là rất nhiều nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe như:
- Canxi: 6,3 đến 8,8mg.
- Kali: 200 đến 215mg.
- Sắt: 550 đến 650mcg.
- Phospho: 30,2 đến 36,1mg
- Beta carotene: Một loại vitamin A chiếm khoảng 5 đến 12mcg.
- Thiamin (Một loại vitamin B1) có khoảng 28 đến 43 mcg.
- Riboflavin( B2) dao động trong khoảng 43 đến 45mcg.
- Niacin có đến 297 đến 430mcg.
- Ascorbic axit (vitaminC).
- Calo: có đến 30 đến 50%.
- Nước: chiếm đến 90%.
2.2 Ăn thanh long có tác dụng gì?
Như đã nói ở trên, trong quả thanh long có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, nhưng không phải ai cũng biết. Chính nhờ những chất dinh dưỡng ấy mà sức khỏe của chúng ta được bảo vệ tốt hơn. Và khi ăn thanh long có tác dụng gì? Những tác dụng ấy tốt như thế nào với sức khỏe của chúng ta? .
Theo nghiên cứu mới nhất thì ăn quả thanh long sẽ mang lại rất nhiều tác dụng cho cơ thể. Điển hình như những tác dụng dưới đây.
Cải thiện chức năng miễn dịch
Flavonoid và chất chống oxy hóa là hai trong số rất nhiều dưỡng chất có trong quả thanh long. Hai dưỡng chất này có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do có hại, đồng thời cải thiện khả năng miễn dịch rất tốt.
Bên cạnh đó, thanh long còn là loại quả chứa rất nhiều vitamin C, B, canxi, phốt pho, niacin, chất xơ… tất cả những vitamin này đều góp phần cải thiện chức năng miễn dịch.
Giúp điều trị và cải thiện bệnh tiểu đường
Trong thành phần của loại quả này có rất nhiều chất xơ, giúp duy trì lượng đường huyết luôn ở trạng thái bình thường. Đồng thời, nó còn có tác dụng giảm căng thẳng oxy hóa. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng insulin ở bệnh tiểu đường tuýp 2.
Hơn nữa theo nghiên cứu mới nhất, đã chứng minh được rằng. Một con chuột béo phì khi ăn thanh long nhiều, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất tốt.
Cải thiện chức năng tim
Gần đây, trên chuyên san Journal of pharmacognosy Research đã công bố một nghiên cứu được thực hiện trên động vật rằng. Khi ăn nhiều quả thanh long sẽ giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt lên. Nhờ đó mà loại quả này được đánh giá là công cụ giảm cholesterol hiệu quả nhất hiện nay.
Chính những hạt đen có trong quả thanh long cũng có rất nhiều axit béo omega. Một trong những chất có khả năng làm giảm triglyceride, cũng như cải thiện chức năng tim mạch cực kỳ tốt.
Quả thanh long còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư rất tốt
Trong thành phần của thanh long có một nguồn lycopene mạnh. Có tác dụng làm giảm nguy cơ gây ung thư tuyến tiền liệt, và ung thư buồng trứng cực kỳ hiệu quả. Bởi các gốc tự do bị tiêu diệt nhờ lượng chất chống oxy hóa, nhờ vậy mà nó có thể ngăn ngừa ung thư rất tốt.
Giảm dấu hiệu lão hóa
Thanh long có rất nhiều chất chống oxy hóa, nên khi ăn nhiều thanh long sẽ giúp cho làn da căng và trẻ hóa. Các chị em thông thái hiện nay còn làm mặt nạ từ thanh long bằng cách kết hợp quả thanh long với mật ong. Biện pháp này được xem như một sự thay thế tự nhiên cho mặt nạ chống lão hóa cực kỳ an toàn và hiệu quả.
Có khả năng phòng tránh bệnh viêm khớp
Bổ sung quả thanh long vào chế độ ăn uống hàng ngày, sẽ giúp bạn chống lại bệnh viêm khớp. Một trong những căn bệnh tác động trực tiếp đến khớp, gây kích ứng. Thậm chí còn dẫn đến tình trạng bất động vô cùng nghiêm trọng. Do đó, quả thanh long được xem là loại thực phẩm cực kỳ tốt đối với người bị bệnh viêm khớp. Quả thanh long được ví như “cây kháng viêm”trong việc điều trị viêm khớp
Hạn chế mụn trứng cá
Như đã nói ở trên, trong quả thanh long có rất nhiều vitamin C. Vì thế thanh long được xem là loại thuốc mỡ dùng tại chỗ vô cùng tuyệt vời. Cách làm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần biến một quả thanh long thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó bôi lên vùng da bị đỏ trên mặt hoặc vùng da bị mụn, sau cùng là rửa sạch với nước. Để có kết quả tối ưu nhất bạn nên thực hiện 2 lần/ ngày.
Điều trị tóc màu
Hiện nay các chị em thường truyền tai nhau cách điều trị tóc màu rất tốt. Bằng cách ép quả thanh long thành nước sau đó bôi lên da đầu. Làm như vậy không chỉ bảo vệ được mái tóc mà còn xử lý được hóa học, hay nhuộm màu của mình. Nhờ vậy, các nang tóc mở, giúp tóc luôn khỏe mạnh, mượt mà.
3. Những ai nên ăn và không nên ăn thanh long?
3.1 Ai nên ăn thanh long?
Thanh long là loại quả dành cho những người muốn giảm cân
Nếu bạn đang muốn giảm cân thì trái cây như thanh long là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Bởi trong thành phần của thanh long chiếm đến 90% là nước. Cùng với đó chất xơ có trong thanh long tạo cảm giác no. Từ đó, giảm lượng thức ăn, giúp lượng thức ăn vào cơ thể vừa phải. Nên nó có tác dụng giảm cân mà không gây béo.
3.2 Đối tượng không nên ăn thanh long
Mặc dù trong thành phần của loại quả này có rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số đối tượng sau không nên sử dụng quả thanh long.
- Người bị tiêu chảy: Bởi trái thanh long có tính lạnh. Vì thế người có thể chất hư hàn, hay bị tiêu chảy, sắc mặt mệt mỏi... Thì không nên ăn nhiều loại quả này.
- Nữ giới nên hạn chế ăn thanh long, nhất là trong những ngày "chị nguyệt" ghé thăm, nhằm tránh tình trạng máu không thông.
- Người hay mắc chứng phiền muộn, ứ máu, dịch đờm nhiều.
- Người bị bệnh tiểu đường cũng không nên ăn nhiều thanh long. Bởi trong quả thanh long có rất nhiều đường glucose. Vì thế người bị tiểu đường ăn nhiều thanh long sẽ làm lượng đường trong máu tăng theo.
3.3 Bà bầu có ăn thanh long được không?
Dù thanh long đem lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bà bầu có nên ăn thanh long hay không thì câu trả lời lại là không. Hoặc nếu muốn ăn thanh long, bà bầu cần cẩn trọng đối với việc sử dụng loại quả này.
Bởi vì, trong quả thanh long có rất nhiều protein thực vật, điều này có thể khiến cho phụ nữ mang bầu dễ bị dị ứng.
3.4 Một số lưu ý khi ăn thanh long
Theo các chuyên khoa dinh dưỡng, một người bình thường khỏe mạnh mỗi ngày ăn khoảng 200 đến 300g thanh long. Nên ăn trước bữa ăn khoảng 1 tiếng để tăng cường sức đề kháng.
Với những thông tin được chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã có thể biết được ăn thanh long có tác dụng gì đối với sức khỏe con người, cũng như xua đi nỗi lo về việc ăn thanh long gây tăng cân để lựa chọn loại quả này bổ sung trong chế độ ăn uống hằng ngày thêm đa dạng, phù hợp.
Để lại bình luận
5