Đánh rơi, vô tình làm chiếc smartphone tiếp xúc với nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến người dùng phải chia tay em điện thoại yêu thương. Càng về sau, công nghệ tiên tiến ra đời, đa số các mẫu điện thoại đều có khả năng kháng nước nhất định. Tuy nhiên không phải máy cứ rơi xuống nước là mặc định bỏ qua, tiếp tục sử dụng như bình thường.

Thói quen sai lầm của người dùng khi xử lý điện thoại bị nhúng nước

Phần lớn người dùng đều hiểu điều này, và tâm lý chung vẫn là vội vàng tìm cách khắc phục dù cho điện thoại có tiêu chuẩn chống nước nào đi chăng nữa. Vẩy, lau khô, thổi khô, hay thậm chí đơn giản nhất là thả vào thùng gạo,… là những cách mà mọi người vẫn truyền tai nhau. Nhưng theo các chuyên gia như vậy vẫn chưa thực sự tối ưu.

Dưới đây là những bước xử lý cơ bản nếu điện thoại bị vào nước, giảm khả năng hỏng hóc của máy.

Bước 1: Lập tức tắt nguồn, hạn chế tối đa việc sử dụng nút bấm vật lý.

Thói quen sai lầm của người dùng khi xử lý điện thoại bị nhúng nước

Bước 2: Nếu điện thoại có chuẩn kháng nước, nhưng bị dính các dung dịch lỏng không phải là nước, thì nhà sản xuất khuyên nên nhúng thiết bị vào chậu nước sạch, tuyệt đối không dùng vòi xịt, xả.

Bước 3: Lau khô điện thoại bằng khăn giấy hoặc vải mềm, khô.

Thói quen sai lầm của người dùng khi xử lý điện thoại bị nhúng nước

Bước 4: Lắc nhẹ máy để nước văng khỏi cổng sạc, căn cứ theo hướng lỗ thoáng của khe cắp để lắc. Không vẩy quá mạnh tránh nước thấm sâu vào trong.

Bước 5: Tháo khay SIM.

Thói quen sai lầm của người dùng khi xử lý điện thoại bị nhúng nước

Bước 6: Nên dùng bình xịt khí nén để thổi nước ra ngoài (nếu có). Tránh sử dụng máy sấy nóng vì có thể làm hỏng gioăng cao su và màn hình, hoặc tự thổi hơi từ miệng vì hơi sẽ có khí ẩm.

Bước 7: Sử dụng gió quạt để làm khô, chú ý các cổng kết nối.

Bước 8: Tận dụng các gói hút ẩm (nếu có), đặt chung vào không gian kín với thiết bị dính nước.

Bước 9: Chỉ cắm sạc khi đảm bảo điện thoại đã khô. Theo Apple, người dùng cần chờ ítnhất 5 tiếng sau khi điện thoại khô để cắm sạc.

Như vậy, những thói quen thông thường như vội vã tắt nguồn bằng nút bấm, thổi mạnh vào các khe, kẽ hở hay thả điện thoại vào thùng gạo không những không có nhiều tác dụng, thậm chí còn là mối gây hại trầm trọng hơn với ‘dế cưng’.

Thử nghiệm của Gadget Hacks cho thấy tốc độ hút ẩm của gạo trắng còn chậm hơn nhiều so với cát vệ sinh cho mèo, bột mì hay bột yến mạch.

Thói quen sai lầm của người dùng khi xử lý điện thoại bị nhúng nước

Nếu như trường hợp đã áp dụng các bước như trên, nhưng điện thoại vẫn không thể hoạt động bình thường, người dùng không còn cách nào khác là đưa máy đến gặp chuyên gia để giải quyết.

Lời khuyên chung vẫn là thói quen sử dụng thật cẩn thận. Không nên quá lạm dụng tính năng kháng bụi, kháng nước của smartphone bây giờ. Việc bạn càng cẩn thận bao nhiêu, thì tuổi đời của chiếc điện thoại càng kéo dài hơn bấy nhiêu.​

7, Theo Reviview 365 tổng hợp