Ăn tỏi đen đúng cách giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa nhiều bệnh như cảm cúm, tim mạch hay thậm chí là ung thư.

1. Tỏi đen là gì?

Tỏi đen vốn dĩ không có trong tự nhiên. Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men, chậm trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 độ C đến 90 độ C) và độ ẩm dao động từ 80 đến 90 độ. Thời gian lên men khá dài, kéo dài từ 30 - 60 ngày. Nhờ đó, tỏi trắng được lên men thành tỏi đen nhánh và hàm lượng các hoạt chất trong tỏi đen tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng khi sử dụng.

Tỏi tươi có thành phần chính là alliin, hợp chất này dễ bị enzym alliinase thủy phân thành allicin. Còn tỏi đen do có quá trình lên men nên hàm lượng các nhóm hoạt chất đã tăng lên nhiều như các hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol, đường Fructose, đặc biệt hàm lượng hoạt chất chính là S-allyl-L-cystein (SAC) tăng lên gấp 4 - 5 lần so với tỏi thường. Do vậy, tỏi đen có tác dụng mạnh và khác so với tỏi thường.

Nhìn chung, tỏi đen khá dễ ăn, khác hoàn toàn với tỏi trắng có mùi hôi và hăng. Tỏi đen có vị ngọt, dẻo, khi bóc không dính tay. Hơn nữa, do không có hoặc ít mùi hăng ăn nên có thể ăn tỏi đen mỗi ngày để tăng cường sức khỏe mà không sợ bị hôi miệng - một sự bất tiện và khá “nhạy cảm” khiến nhiều không dám ăn nhiều, dù biết tỏi tốt cho sức khỏe.

Thử sức cùng Trắc nghiệm dành riêng cho người mắc đái tháo đường: Chế độ ăn của bạn đã hợp lý chưa?

Người bị bệnh đái tháo đường cần phải quan tâm nhiều hơn đến cách tính toán khẩu phần ăn sao cho phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe. Nếu chưa rõ, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài trắc nghiệm ngắn sau đây.

Tỏi đen là gì? Những lợi ích mà tỏi đen đem lại cho sức khỏe của bạn
Tỏi đen là gì? Những lợi ích mà tỏi đen đem lại cho sức khỏe của bạn

2. Tác dụng của tỏi đen với sức khỏe

Tỏi đen thực chất là tỏi sống đã được lên men trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Ngoài việc có tép màu đen, loại tỏi này còn có hương vị nhẹ hơn, dẻo và tinh tế hơn so với tỏi sống. Ăn tỏi đen đúng cách và thường xuyên có thể đem lại cho bạn một loạt các lợi ích sức khỏe vượt trội.

2.1. Tỏi đen chứa nhiều chất chống oxy hoá

Khi ăn tỏi đen đúng cách có thể giúp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó bao gồm cả việc cung cấp nhiều chất chống oxy hóa thiết yếu cho cơ thể bạn. Trong quá trình lên men đã giúp cho tỏi đen giàu chất chống oxy hóa hơn so với tỏi sống. Điều này một phần là do allicin, hợp chất tạo cho tỏi có mùi hăng khi được nghiền nát và chuyển đổi thành các hợp chất chống oxy hoá như flavonoid và alkaloid khi tỏi đen lên men.

Hầu hết các chất chống oxy hóa đều có trong thực phẩm từ thực vật, bao gồm cả tỏi đen. Theo nghiên cứu mới đây cho thấy, chất chống oxy hóa trong tỏi đen có khả năng bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi sự tổn thương do oxy hoá, một nguyên nhân phổ biến gây ra nhiều căn bệnh khác nhau. Do đó, khi ăn tỏi đen đúng cách sẽ giúp cơ thể bạn ngăn ngừa được các tình trạng viêm và lão hoá. Nhìn chung, tỏi đen sẽ đạt được hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất sau 21 ngày lên men.

2.2. Giúp điều chỉnh lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu cao ở những người mắc bệnh tiểu đường khi không được kiểm soát hiệu quả có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, bao gồm nhiễm trùng, tổn thương thận và bệnh tim.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết, những người có chế độ ăn uống nhiều chất béo và đường khi được sử dụng chiết xuất tỏi đen đã cải thiện đáng kể sự trao đổi chất trong cơ thể như giảm viêm, giảm cholesterol và điều chỉnh sự thèm ăn hiệu quả.

Ngoài ra, khi người tiểu đường ăn tỏi đen đúng cách có thể làm tăng chất chống oxy hóa trong cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa và chống lại các biến chứng thường thấy do lượng đường cao trong máu gây ra.

Theo một nghiên cứu trên động vật từ năm 2019 cũng cho thấy, những con chuột ăn một chế độ giàu chất béo khi được cho tiêu thụ tỏi đen đã có mức độ insulin và glucose trong máu thấp hơn đáng kể so với những con chuột khác. Bên cạnh đó, khả năng chống oxy hoá của tỏi đen lên men thường hoạt động bằng cách sử dụng vi khuẩn Lactobacillus bulgaricus, giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tỏi đen là gì? Những lợi ích mà tỏi đen đem lại cho sức khỏe của bạn
Tỏi đen là gì? Những lợi ích mà tỏi đen đem lại cho sức khỏe của bạn

2.3. Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Ăn tỏi đen có tác dụng gì? Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng ăn tỏi đen đúng cách có thể làm giảm đáng kể các chỉ số của bệnh tim, bao gồm cả mức cholesterol toàn phần, cholesterol LDL (xấu) và chất béo trung tính trong máu. Hơn nữa, việc tiêu thụ tỏi đen thường xuyên cũng giúp làm tăng mức cholesterol HDL (tốt) trong cơ thể bạn.

Một nghiên cứu mới đây trên động vật đã so sánh tác dụng của tỏi sống và tỏi đen trong việc phục hồi tổn thương tim do tình trạng thiếu máu cục bộ - thiếu máu đến tim, kết quả cho thấy cả tỏi sống và tỏi đen đều giúp tăng cường hệ tuần hoàn máu để bảo vệ tim khỏi bị tổn thương.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, chiết xuất tỏi đen giúp giảm tổng lượng chất béo trong máu, cholesterol toàn phần và chất béo trung tính ở những người ăn một chế độ ăn giàu chất béo. Khi mức độ của những yếu tố nguy cơ trên tăng cao có thể dẫn đến bệnh tim mạch.

Đối với những người bị tăng cholesterol khi được sử dụng khoảng 6 gram chiết xuất tỏi đen hàng ngày trong 12 tuần đã giúp tăng đáng kể lượng cholesterol tốt, đồng thời làm giảm được các dấu hiệu của bệnh tim tiềm ẩn.

Hơn nữa, khi những người mắc bệnh tim mạch vành tiêu thụ khoảng 20 gram chiết xuất tỏi đen mỗi ngày trong vòng 6 tháng cũng giúp làm tăng mức độ chống oxy hóa của cơ thể và cải thiện được các chỉ số về sức khỏe tim mạch.

2.4. Cung cấp các hợp chất giúp bảo vệ sức khỏe não bộ

Việc ăn tỏi đen đúng cách cũng giúp ngăn ngừa hiệu quả chứng viêm gây suy giảm trí nhớ và các chức năng não bộ theo thời gian. Các nhà khoa học cho biết sự tích tụ của beta amyloid (một hợp chất protein) có thể gây ra chứng viêm trong não và làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Khi tiêu thụ tỏi đen thường xuyên có thể giúp bạn làm giảm được chứng viêm não do beta amyloid gây ra, thậm chí cải thiện được trí nhớ ngắn hạn.

Trong một cuộc nghiên gần đây trên động vật đã cho thấy, những con chuột bị gây stress oxy hóa trong não khi cho uống chiết xuất tỏi đen đã ngăn chặn được quá trình oxy hóa gây suy giảm trí nhớ.

Tỏi đen là gì? Những lợi ích mà tỏi đen đem lại cho sức khỏe của bạn
Tỏi đen là gì? Những lợi ích mà tỏi đen đem lại cho sức khỏe của bạn

2.5. Có các đặc tính chống ung thư mạnh mẽ

Ăn tỏi đen đã được chứng minh là mang lại tác dụng tích cực đối với việc phòng chống các tế bào ung thư. Trong chiết xuất tỏi đen có chứa các chất chống oxy hoá và chống ung thư mạnh hơn so với chiết xuất tỏi sống, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Thậm chí, một số bằng chứng cho thấy dung dịch chiết xuất tỏi đen chính là “kẻ thù” của các tế bào ung thư vú, phổi, dạ dày và gan trong vòng 72 giờ.

Các nghiên cứu trên ống nghiệm đã phát hiện ra rằng tỏi đen có thể khiến những tế bào gây ung thư dạ dày, ruột kết và bạch cầu bắt đầu chết dần do bị suy giảm sự phát triển.

2.6. Giúp bảo vệ gan khỏe mạnh

Khi ăn tỏi đen đúng cách có thể giúp bạn bảo vệ gan khỏi bị tổn thương do tiếp xúc thường xuyên với thuốc men, hóa chất, vi trùng và rượu. Bên cạnh đó, nó cũng rất hữu ích đối với các tình trạng mãn tính. Thông qua cơ chế hoạt động như một chất chống oxy hóa, tỏi đen góp phần cải thiện chức năng gan trong trường hợp tổn thương gan mãn tính do rượu gây ra. Ngoài ra, tiêu thụ tỏi đen lâu năm cũng giúp giảm đáng kể hai chất hoá học trong máu gây tổn thương gan, bao gồm ALT và AST.

3. Ăn tỏi đen như nào cho đúng?

Theo các bác sĩ, mỗi ngày có thể ăn một đến ba củ tỏi đen cô đơn, tương đương 3 - 5 gram, khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng; không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.

  • Ăn trực tiếp: Ăn trực từ hai đến ba tỏi đen mỗi ngày, người già thì nên sử dụng từ 1 đến 2 củ tỏi để tỏi phát huy được tối đa khả năng , công dụng của tỏi. Khi sử dụng tỏi đen, nên ăn riêng, sẽ tốt hơn rất nhiều khi ăn chúng với gia vị, bởi có thể phản ứng với gia vị , tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Tỏi đen ngâm rượu: Tốt nhất là nếp nguyên chất không có cồn, uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.
  • Ngâm với mật ong: Tỏi đen khi kết hợp được với mật ong, tác dụng rất mạnh trong các điều trị chứng bệnh, đặc biệt là ở trẻ em có những bệnh khi được thay đổi bởi thời tiết.
  • Ép lấy nước.
  • Nấu ăn.
Tỏi đen là gì? Những lợi ích mà tỏi đen đem lại cho sức khỏe của bạn
Tỏi đen là gì? Những lợi ích mà tỏi đen đem lại cho sức khỏe của bạn

4. Ai không nên dùng tỏi đen

  • Phụ nữ mang thai không nên dùng tỏi đen
  • Tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng vẫn có một số trường hợp không nên dùng tỏi đen như:
  • Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt,...thì không nên dùng nhiều tỏi.
  • Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.
  • Người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nhiều.
  • Người mắc bệnh tiêu chảy.
  • Người bị huyết áp thấp.
  • Người mắc bệnh về mắt: Một số người, hay với cả những người phụ nữ sau khi đẻ, có nhiều chứng bệnh về mắt, tai, ù tai, chóng mặt, và việc sử dụng tỏi đen trong trường hợp này sẽ gây cho thị lực và tổn thương mắt nặng hơn.
  • Người mắc bệnh về thận: Tỏi đen vẫn còn những vị hăng cay, chính vì thế mà điều trị về bệnh về thận không nên ăn, do sẽ gây những phản ứng với thuốc điều trị tạo ra những tác dụng không mong muốn.
  • Người bị bệnh về gan.
  • Người bị bệnh đau dạ dày không nên sử dụng.
  • Người dùng rượu ngâm tỏi đen, thuốc tỏi,... dài ngày cũng cần thận trọng, tránh những tác động xấu cho sức khoẻ.

Tỏi đen có nhiều công dụng quý. Do đó, chỉ cần ăn tỏi đen đúng cách sẽ giúp bạn và gia đình bảo vệ sức khỏe mỗi ngày.

7, Theo Reviview 365 tổng hợp