Tuy nhiên, tâm tư tình cảm của trẻ cũng là một yếu tố quan trọng quyết định cách trẻ lớn lên. Đối với con trai, vai trò của người cha trong giáo dục con cái lại càng có tính quyết định.

1. Sức khỏe tinh thần là gì? Sức khỏe tinh thần diễn biến như thế nào ở trẻ?

Sức khỏe về tinh thần là toàn bộ vấn đề liên quan đến nhận thức và kiểm soát cảm xúc của con người. Tất nhiên, khi sinh ra, trẻ không có những khả năng này.

Trong 5 năm đầu đời, khi não bộ bắt đầu phát triển, trẻ sẽ bắt đầu học cách nhận thức cũng như biểu hiện cảm xúc cá nhân. Do đó, mọi hoạt động của cha mẹ sẽ góp phần lớn hình thành lòng tin và cách mà trẻ đối phó với căng thẳng hàng ngày.

Khi lớn hơn, trẻ bắt đầu nói chuyện và biết cách yêu cầu điều chúng muốn, tất nhiên, cũng sẽ bắt đầu đương đầu với sự thất vọng - một trong những cảm xúc tiêu cực đầu đời. Cảm xúc này xảy ra khi chúng không được thỏa mãn một mong muốn nào đó, như một món đồ chơi, chuyến đi xa, hay được mẹ ôm...

Nếu trẻ không học được cách kiểm soát những cảm xúc tiêu cực đầu tiên này từ sớm, chúng sẽ trở thành những đứa trẻ ngỗ nghịch, hay la lối để yêu cầu được thỏa mãn. Lúc này, đối với bé trai, vai trò người cha đặc biệt quan trọng trong việc giúp chúng kiểm soát và bày tỏ cảm xúc một cách có tổ chức khi tiếp xúc với tình huống xã hội.

Theo các nhà trị liệu tâm lý cho biết: Những đứa trẻ có sức khỏe tinh thần tốt, nghĩa là có nhận thức đầy đủ và kiểm soát tốt cảm xúc, sẽ có khả năng đối phó với các tình huống bằng khả năng tự chủ và tư duy phản biện ngay từ nhỏ. Điều này giúp não bộ phát triển mạnh mẽ, phản xạ linh hoạt hơn.

Vai trò của người cha trong nuôi dạy con trai khỏe mạnh về mặt tình cảm
Vai trò của người cha trong nuôi dạy con trai khỏe mạnh về mặt tình cảm

2. Sức khỏe tinh thần có quan trọng với con trai?

Câu trả lời là có.

Sức khỏe tinh thần cực kỳ quan trọng đối với tất cả trẻ em, đặc biệt là trong việc nuôi dạy con trai.

Con trai thường được nuôi dạy trở nên mạnh mẽ, cứng rắn và phải kìm nén những cảm xúc nhất định, ví dụ như buồn bã hoặc thất vọng.

Thay vào đó, nuôi dạy con trai hay đi kèm với:

  • Luyện tập thể chất, sự dẻo dai và khả năng phản xạ, quyết định nhanh.
  • Khả năng lãnh đạo.
  • Chủ nghĩa khắc kỷ.
  • Trạng thái sẵn sàng đương đầu với thử thách.

Những khái niệm trên gắn liền với một bé trai từ nhỏ cho đến khi trưởng thành và là một điều ngầm định đặt cho mọi bé trai trong gia đình đến ngoài xã hội. Điều này được thể hiện rất rõ về số lượng hình ảnh nhân vật nam cứng rắn, hung hăng hoặc có quyền làm chủ trong rất nhiều phim ảnh. Hình ảnh những người đàn ông thể hiện cảm xúc rõ ràng trong văn hóa đại chúng là rất hiếm.

Chính những quan niệm cứng nhắc này khiến việc nuôi dạy con trai ít quan tâm đến tâm tư và tình cảm của bé, khiến sức khỏe tinh thần của trẻ không phát triển toàn diện. Nói cách khác, việc giáo dục đứa trẻ với tính chất nam tính độc hại có thể khiến trẻ bị lệch lạc suy nghĩ, thậm chí gây hại đến sức khỏe thể chất của trẻ.

Một số biểu hiện khi trẻ được nuôi dạy theo cách nam tính độc hại gồm:

  • Lạm dụng chất kích thích, uống rượu.
  • Liều lĩnh, chấp nhận rủi ro trong công việc mà không có sự suy tính kỹ càng.
  • Lái xe vượt tốc độ.
  • Bỏ qua các chăm sóc y tế hoặc kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ.
  • Quan điểm tiêu cực về việc nhận trợ giúp tâm lý.
  • Dễ trở thành một người bạo lực, thích bắt nạt, thích làm chủ...

Nhà tâm lý học Shagoon Maurya giải thích: Nhiều nghiên cứu cho thấy việc nuôi dạy con trai theo quan niệm truyền thống về nam tính khiến những người này có kết quả sức khỏe tâm thần kém hơn, có nguy cơ trầm cảm và nguy cơ tự tử cao hơn.

Nguy hiểm hơn, những đứa trẻ này cũng có nhiều khả năng gây ra các bạo lực về tình dục hoặc bạo lực thể chất để thể hiện bản lĩnh. Theo thống kê, có đến 90% vụ giết người do nam giới thực hiện, trong đó đa phần là những đứa người sống trong môi trường nam tính độc hại.

Có thể thấy, sức khỏe tinh thần đối với bé trai cũng là một yếu tố rất quan trọng quyết định sự phát triển lành mạnh của bé. Trong quá trình này, vai trò người cha có nhiều ảnh hưởng hơn so với mẹ.

Vai trò của người cha trong nuôi dạy con trai khỏe mạnh về mặt tình cảm
Vai trò của người cha trong nuôi dạy con trai khỏe mạnh về mặt tình cảm

3. Vai trò của người cha trong giáo dục con cái kiểm soát cảm xúc

Trái với quan niệm xưa cũ: trách nhiệm nuôi con chủ yếu thuộc về người mẹ. Hiện nay, vai trò của cha và mẹ đều đóng vai trò chủ chốt đối với sự hình thành nhân cách, nhận thức và cảm xúc của trẻ trong những năm đầu đời, xuyên suốt đến khi trẻ trưởng thành.

Đối với nuôi dạy con trai, vai trò người cha có nhiều ảnh hưởng hơn, bởi con trai thường theo dõi và sao chép hành vi của bố. Vì vậy, để giúp sức khỏe tinh thần của trẻ phát triển theo hướng bền vững và lành mạnh, người cha trong gia đình cần chú ý những điều sau.

3.1 Dạy con bộc lộ cảm xúc

Con trai thường được dạy phải mạnh mẽ. Ví dụ, khi con trai leo trèo lên cái ghế cao mặc dù đã được bạn nhắc nhở, sau đó trẻ té đau và bắt đầu khóc. Nếu như bạn dạy con rằng “Cú ngã đau này không là gì” hoặc những câu nói thể hiện bản lĩnh đàn ông hơn, việc này có thể khiến trẻ ngừng khóc, nhưng chúng sẽ bắt đầu học những điều này, sau đó sẽ che giấu bạn khi trẻ gặp tổn thương nào đó.

Thói quen này hoàn toàn không tốt nếu trẻ bị bắt nạt ở trường, gặp tai nạn nào đó... Chúng sẽ giấu bạn ngay cả khi chúng không thể tự giải quyết, gây ra các hậu quả nghiêm trọng.

3.2 Hãy trở thành tấm gương sáng

Như đã đề cập ở trên, bé trai thường có xu hướng sao chép hành vi của người cha. Do đó, nếu cá nhân bạn cũng che giấu cảm xúc, né tránh bác sĩ tâm lý hoặc đánh giá cao vấn đề cạnh tranh, quyền lực,... những đứa trẻ cũng sẽ như vậy.

Bạn cần cởi mở và chia sẻ cảm xúc với chính những đứa con của mình, rằng bạn vui, hay bạn buồn, sau đó dạy cho chúng cách mà bạn đối phó.

Điều này không chỉ giúp đứa trẻ có nhận thức rõ hơn về cảm xúc của chúng, mà cũng giúp bạn khám phá rõ thế giới nội tâm của bạn hơn.

Vai trò của người cha trong nuôi dạy con trai khỏe mạnh về mặt tình cảm
Vai trò của người cha trong nuôi dạy con trai khỏe mạnh về mặt tình cảm

3.3 Chú ý đến tần suất bạo lực mà đứa trẻ có thể nhìn thấy

Khi một bé trai thường xuyên tiếp xúc với bạo lực trong gia đình, chúng sẽ có xu hướng trở thành một người dễ gây hấn. Tương tự như vậy, việc xem các bộ phim, hay chơi các trò chơi điện tử có nội dung bạo lực, bé cũng sẽ trở thành nhân vật chúng thấy.

Vì vậy, hãy hạn chế để trẻ nhìn thấy hoặc tiếp xúc với bạo lực dù ở hoàn cảnh nào.

Có thể nói, vai trò của người cha trong giáo dục con cái, đặc biệt là trong việc nuôi dạy con trai kiểm soát tốt cảm xúc là vô cùng to lớn. Khi có thể quản lý tốt sức khỏe tinh thần, con bạn sẽ dễ dàng đối phó với mọi tình huống khó khăn ngoài xã hội, tăng tỷ lệ thành công hơn.

7, Theo Reviview 365 tổng hợp