- Vitamin D3 có tác dụng gì? Nó có phải vitamin D không?
- Cách dùng Vitamin C đúng liều lượng và đạt hiệu quả
- 6 tác dụng của vitamin A, cách bổ sung và các thực phẩm giàu vitamin A
- Vitamin A là gì? Tác dụng, cách bổ sung và thực phẩm giàu vitamin A.
- Vitamin B12 có trong thực phẩm nào và tác dụng của chúng
- Top loại gạo làm giảm hàm lượng đường trong máu cho người bệnh tiểu đường
1. Vitamin B6 là gì?
Vitamin B6 là gì?
Vitamin B6 thuộc nhóm vitamin B, còn gọi là pyridoxine, tan được trong nước và rất cần thiết trong một số chức năng hoạt động mà cơ thể không thể tự sản xuất ra được. Vì thế, chúng ta cần được bổ sung vitamin B6 từ nguồn bên ngoài như thực phẩm hoặc chất bổ sung để phòng ngừa một số bệnh mãn tính xảy ra.
Vai trò của vitamin B6
- Trở thành co-enzym của các enzyme xúc tác trong quá trình trao đổi amin của các axit amin.
- Trở thành co-enzym của các enzyme xúc tác trong quá trình phản ứng carboxyl và trong quá trình vận chuyển nhóm sulfua từ methionin đến serin nhằm tạo ra hợp chất cystein.
- Có mặt trong quá trình chuyển hóa tryptophan.
Hợp chất chuyển hóa chủ yếu của vitamin B6 (gọi là axit 4-pyridoxic) thường được bài tiết qua nước tiểu. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin B6, thường xuất hiện dấu hiệu: ăn uống không cảm thấy ngon, rụng lông tóc, dễ bị kích thích hoặc gặp phải một số triệu chứng liên quan đến da và niêm mạc.
Ngoài ra, trẻ em khi bị thiếu vitamin B6 có thể bị chậm lớn hoặc một số trường hợp gây co giật.
2. Vitamin B6 có tác dụng gì?
Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của vitamin B6 mà bạn nên biết để sử dụng thực phẩm bổ sung cho hợp lý:
Liên quan đến các triệu chứng rối loạn tâm trạng
Một số nghiên cứu cho thấy các triệu chứng trầm cảm ở người lớn tuổi có chỉ số nồng độ vitamin B6 trong máu thấp. Cụ thể, trong một nghiên cứu diễn ra trên 250 người cho thấy việc thiếu vitamin B6 trong máu làm tăng tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm.
Có thể thấy vitamin B6 giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng vì nó cần thiết để tạo ra chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến việc điều chỉnh cảm xúc - như dopamine, serotonin và axit gamma-aminobutyric (GABA).
Hơn nữa, vitamin B6 cũng có khả năng giảm nồng độ axit amin homocysteine cao trong máu - cũng là yếu tố liên quan đến bệnh trầm cảm và nhiều vấn đề tâm thần khác.
Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Vitamin B6 có khả năng làm giảm nồng độ homocysteine trong máu, nhờ đó cải thiện chức năng não bộ và ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
Chẳng hạn, trong một nghiên cứu ở 156 người trưởng thành cho thấy: việc dùng liều cao vitamin B6, B12 và B9 (còn gọi folate) đã giảm được homocysteine đáng kể và bảo vệ một số vùng não thường dẫn đến bệnh Alzheimer.
Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu
Vitamin B6 có mặt trong quá trình sản xuất hemoglobin - đây là một loại protein cung cấp oxy đến các tế bào cơ thể. Nếu nồng độ hemoglobin trong cơ thể thấp, thì sẽ khiến cho các tế bào không nhận đủ oxy và gây ra tình trạng thiếu máu. Lúc này, bạn cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, xanh xao và một số triệu chứng khác.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa nồng độ vitamin B6 thấp với bệnh thiếu máu, nhất là ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và mang thai. Tuy nhiên, chỉ có một số trường hợp bệnh thiếu máu diễn ra ở người trưởng thành khỏe mạnh.
Theo kết quả nghiên cứu trên 56 phụ nữ mang thai cho thấy: việc uống 75mg vitamin B6 mỗi ngày trong thời kỳ mang thai sẽ làm giảm bớt các triệu chứng thiếu máu ở những người không điều trị bằng cách bổ sung chất sắt.
Giảm các triệu chứng PMS
PMS, gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt, gồm các triệu chứng khó chịu về thể chất và tinh thần (như cáu gắt, lo lắng và trầm cảm) diễn ra trước khoảng 1 - 2 tuần trước khi xảy ra kinh nguyệt hoặc gần kết thúc chu trình kinh nguyệt.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin B6 liều cao sẽ cải thiện được tình trạng lo lắng và những dấu hiệu khác liên quan đến PMS. Vì vitamin này có vai trò trong việc tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh điều khiển tâm trạng.
Một nghiên cứu kéo dài 3 tháng trên 60 phụ nữ tiền mãn kinh cho thấy: mỗi ngày uống 50mg vitamin B6 sẽ cải thiện được 69% các triệu chứng PMS trầm cảm, cáu kỉnh và mệt mỏi.
Một nghiên cứu nhỏ khác chỉ ra thêm: việc dùng 50mg vitamin B6 cùng với 200mg magiê mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng PMS trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Giảm bớt buồn nôn khi mang thai
Bổ sung khoảng 30 - 75mg vitamin B6 mỗi ngày được xem là phương pháp điều trị hữu hiệu cho chứng buồn nôn ở những người mang thai. Thực tế, vitamin B6 là một thành phần trong một loại thuốc điều trị ốm nghén.
Trong nghiên cứu diễn ra trên 342 phụ nữ (đang trong giai đoạn 17 tuần đầu tiên của thai kỳ) khi bổ sung 30mg vitamin B6 mỗi ngày đã làm giảm đáng kể cảm giác buồn nôn sau 5 ngày điều trị, so với việc dùng giả dược.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác còn chứng minh thêm việc dùng vitamin B6 hiệu quả hơn so với việc dùng gừng để cải thiện cảm giác buồn nôn ở phụ nữ mang thai.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Vitamin B6 có thể làm giảm homocysteine tăng cao và góp phần thu hẹp động mạch, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Vì trong nghiên cứu chứng minh: những người có nồng độ vitamin B6 trong máu thấp có nguy cơ tăng bệnh tim gấp đôi so với những người có nồng độ vitamin B6 cao.
Hơn nữa, trong một nghiên cứu khác diễn ra trên 158 người lớn khỏe mạnh có tiền sử người nhà mắc bệnh tim cho thấy: nhóm sử dụng vitamin B6, vitamin B9 có kết quả nồng độ homocysteine thấp và tim đập ổn định hơn khi tập thể dục, so với nhóm người dùng giả dược. Do đó, nhóm người này giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim nhiều hơn so với người dùng giả dược.
Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Chế độ ăn uống đầy đủ vitamin B6 có tác động tích cực đến việc ngăn ngừa bệnh ung thư (như ung thư đại trực tràng và ung thư vú) cũng như làm giảm các bệnh mãn tính khác ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều cuộc nghiên cứu khác để chứng minh vitamin B6 hỗ trợ tốt trong việc điều trị và ngăn ngừa ung thư.
Hỗ trợ và tăng cường sức khỏe cho mắt
Vitamin B6 giữ vai trò đáng kể trong việc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến sức khỏe đôi mắt, vì vitamin này tác động tích cực đến nồng độ homocysteine. Trong khi đó, người ta phát hiện bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (còn gọi tắt là AMD) có liên quan đến hàm lượng homocysteine trong máu tăng cao.
Do đó, việc bổ sung vitamin B6 có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh AMD cũng như phòng ngừa nhiều vấn đề khác liên quan đến võng mạc. Đồng nghĩa, nếu cơ thể có nồng nộ vitamin B6 thấp dễ khiến cho các tĩnh mạch kết nối với võng mạc bị tắc, từ đó gây ra nhiều bệnh liên quan đến mắt.
Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp
Khi bổ sung vitamin B6 ở liều cao có thể cải thiện được các triệu chứng liên quan đến tình trạng viêm khớp dạng thấp theo thời gian.
Cụ thể, trong một nghiên cứu diễn ra trên 43 người lớn đang bị viêm khớp dạng thấp, kéo dài 30 ngày cho thấy việc kết hợp 100mg vitamin B6 với 5mg vitamin B9 (còn gọi là axit folic) mỗi ngày đã giảm đáng kể mức độ của những phân tử gây viêm sau khoảng 12 tuần sử dụng.
Như vậy,mình đã giúp bạn hiểu thêm về vitamin B6 là gì? Tác dụng của vitamin B6 đối với sức khỏe mà bạn nên biết rồi đấy. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn để có được sức khỏe tốt.
Để lại bình luận
5