- 7 mục tiêu cần đạt được trước 30 tuổi và lợi ích mà nó đem lại
- Mục tiêu là gì? Lý do khiến bạn không đạt được mục tiêu trong cuộc sống
- Thương hiệu cá nhân là gì? 7 yếu tố tạo nên thương hiệu cá nhân hoàn hảo
- Độ tuổi 30-45 nên biết những điều này để định vị bản thân giữa cơn khủng hoảng thất nghiệp
Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc thì tiêu chí của bạn dành cho công việc đó là thế nào? Nó có cần phù hợp với ước mơ từ nhỏ? Mức lương khủng? Nơi làm việc ở đâu? Hay đơn giản là khiến bạn muốn gắn bó cả đời? Tất cả sẽ chỉ là ảo tưởng nếu như bạn không hiểu được 9 vấn đề then chốt dưới đây:
Những tin tuyển dụng bạn thấy chỉ là phần nổi của tảng băng
Tất cả những đầu việc hiện nay giống như tảng băng trôi, số tin tuyển dụng mà được đăng tải trên mạng chỉ là phần nổi, hầu hết phần chìm chính là những công việc được giới thiệu dựa trên các mối quan hệ.
Đừng vội thất vọng với sự thật này. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng những mối quan hệ để tìm kiếm sự nghiệp cho mình bằng cách mở rộng mối quan hệ trong lĩnh vực mà bạn quan tâm và đầu tư cho các mối quan hệ đó. Đừng ngại, vì đây chính là một cách cực kỳ thông minh và hiệu quả hơn rất nhiều so với việc “rải” CV.
Thế giới ảo quan trọng hơn bạn nghĩ
Rất nhiều nhà tuyển dụng hiện nay tìm hiểu ứng viên qua mạng xã hội. Cho nên, nếu bạn từng xem thường nó thì hãy thay đổi quan điểm ngay đi. Sẽ thế nào nếu như nhà tuyển dụng tìm kiếm tên bạn trên Facebook và thấy ảnh đại diện là những hình ảnh hở hang, phản cảm hoặc hình chó mèo không hề thể hiện con người của bạn.
Dù có nhiều mặt trái nhưng mạng xã hội vẫn là một công cụ hữu ích để giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân. Hãy thật cẩn thận khi sử dụng công cụ này vì nó cũng có thể là con dao hai lưỡi khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Nếu muốn người khác dạy, bạn phải sẵn sàng học
Những bạn trẻ mới ra trường thường bị các công ty nhìn nhận là thiếu kiên nhẫn, chậm tiếp thu và lười. Nhưng sự thật có thể là vì họ chỉ răm rắp nghe và làm theo người đi trước mà không có tinh thần học hỏi.
Nên nhớ rằng, nếu bạn muốn học hỏi, bạn phải cởi mở và sẵn sàng để học. Không ai có thể cầm tay bạn làm, không ai đi theo bạn từng bước. Tất cả phải đến từ sự chủ động của chính bạn.
Bất cứ chỗ làm việc nào cũng có ưu và khuyết điểm
Dù làm việc ở tòa nhà Bitexco hay một công ty gia đình nhỏ cũng đều có những thế mạnh và thách thức riêng của nó. Khi đi làm, bạn có thể gặp người quản lý khó tính nhất quả đất, có thể phải rót nước pha trà, có thể dành cả đêm ở lại công ty chỉ để hoàn thành công việc hay nhiều thử thách mệt mỏi hơn. Thế nhưng đừng coi đó là hạn chế mà hãy xem đó như một cơ hội.
Việc bạn hứng thú với một công ty nào đó không phải do ngoại cảnh quyết định, tất cả đều là do bạn. Nếu bạn nghĩ đây là cơ hội tốt để học hỏi thì mọi yếu tố bên ngoài không còn quan trọng, chính sự nỗ lực của bản thân bạn sẽ trả lời tất cả.
Nhảy việc nhiều chưa chắc đã giỏi
Nhiều người trẻ cho rằng, việc nhảy việc thường xuyên sẽ làm gia tăng bề dày thành tích trong CV của họ. Làm ở nơi này vài tháng rồi nhảy sang nơi khác cho đến khi nào tìm được nơi trả lương cao nhất. Nhưng có lẽ tất cả chỉ là bề nổi của vấn đề.
Nếu muốn làm chuyên gia ở lĩnh vực mà bạn muốn, hãy đầu tư thời gian và nghiêm túc rèn luyện. Sớm xác định được hướng đi chính là cách nhanh nhất giúp bạn thành công và kiếm được nhiều tiền chứ không phải bản CV đẹp long lanh.
Tiền không rơi từ trên trời xuống
Khá nhiều người mang suy nghĩ lạc hậu rằng, chỉ cần tấm bằng đại học họ sẽ có được công việc hấp dẫn với mức lương cao vời vợi. Sự thật không hề đơn giản như vậy. Lúc thực sự đi làm, bạn sẽ nhận ra rằng: làm ra tiền chưa bao giờ khó đến thế.
Thật vậy, để một công ty có thể trả tiền cho bạn, bạn phải bỏ ra một phần công sức để khiến công ty đó vận hành. Luôn là mối quan hệ cho – nhận, nếu chỉ nghĩ từ một phía, chắc chắn bạn sẽ không tồn tại lâu trong môi trường làm việc khốc liệt này.
Không cho không ai cái gì
Mối quan hệ cho – nhận luôn tồn tại khi bạn đi làm, hãy ghi nhớ điều đó. Không ai mang tiền đến cho không bạn. Không ai dâng khách hàng cho bạn. Không ai cầm tay chỉ bạn từng bước. Điều đó chỉ có cha mẹ làm cho bạn thôi.
Khi đi làm, bạn phải tự thân vận động, phải tự học hỏi, tự tạo nên thành công của riêng mình. Những giấc mơ sẽ trở thành sự thật nếu như bạn ngừng mơ.
Chỉ khi biết cách thương lượng, bạn mới nhận được mức lương thỏa đáng
Nhiều người sau khi đi làm một thời gian, than phiền rằng họ bị trả lương thấp hơn so với công sức mình bỏ ra. Thật ra, nguyên nhân chỉ xuất phát từ 2 lý do đơn giản: một là họ không biết cách đề nghị tăng lương, hai là họ không biết lý do tăng lương của mình là gì.
Kinh tế học đã chỉ ra rằng, những ông chủ chỉ muốn trả cho nhân viên mức lương thấp nhất với giá trị lớn nhất họ làm ra. Vì thế đừng mơ rằng bạn làm 10, sẽ nhận được 10. Nếu bạn đang nhận được 8 hãy yêu cầu họ tăng lương, hoặc khiến họ thấy rằng dù có bỏ ra gấp đôi thì vẫn không tìm được ai thay thế bạn.
Việc kiếm tiền có thể giết chết giấc mơ của bạn
Bạn đã từng mơ sẽ trở thành nhà văn, họa sĩ hay đại loại là những ngành nghề khó kiếm ra tiền? Nếu có ắt hẳn bạn sẽ cảm thấy thật khó khăn khi sống được với ước mơ này. Chắc chắn bạn sẽ tìm một nghề “kiếm cơm” khác, và khi đó áp lực công việc sẽ khiến bạn quên hẳn giấc mơ ban đầu.
Trước khi nuôi ước mơ, bạn phải nuôi thân mình. Bạn có thể sắp xếp để vừa kiếm sống vừa hiện thực hóa giấc mơ của mình bằng cách làm nhiều việc cùng lúc. Nhưng nó có thể sẽ hại bạn. Hãy cân nhắc thật kỹ khi chọn lựa nghề nghiệp mục tiêu của mình vì sức khỏe và thời gian của mỗi người là có hạn.
Tạm kết
Nếu là người đã, đang trải qua những vấn đề trên, chắc chắn bạn sẽ đồng ý rằng: Đi làm thực ra không quá khó, nhưng để khiến mọi thứ dễ dàng, chúng ta nên thay đổi cách nghĩ và ngừng mơ mộng. Hãy sống thực tế và tập thích nghi với mọi hoàn cảnh, rồi bạn sẽ sớm thành công.
Để lại bình luận
5