- 7 món canh bổ máu, tăng cường sức đề kháng nên ăn mỗi ngày
- 7 Thực phẩm giúp cơ thể vừa sạch vừa thơm, cả năm không cần đến thuốc
- Những loại trái cây nội tạng thích nhất và sợ nhất
- Người huyết áp thấp có nên uống trà gưng không?
Bộ não sử dụng nhiều năng lượng hơn bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể con người và đường (glucose) là nguồn nhiên liệu chính của não. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi não tiếp xúc với một lượng đường quá lớn trong chế độ ăn uống? Trong trường hợp này, nhiều hơn chắc chắn không phải là tốt hơn.
Trong não, lượng đường dư thừa làm suy yếu kỹ năng nhận thức và khả năng tự kiểm soát của chúng ta. Đối với nhiều người, chỉ một chút đường cũng sẽ kích thích cảm giác thèm ăn nhiều hơn. Các nhà khoa học nhận định đồ ngọt - cùng với đồ mặn và béo - có thể tạo cảm giác gây nghiện trong não người, dẫn đến mất kiểm soát bản thân, ăn quá nhiều và tăng cân.
Thực phẩm với chỉ số đường cao có khả năng kích hoạt các vùng não gây ra cảm giác đói dữ dội hơn so với thực phẩm có chỉ số đường thấp.
Nghiện đường
Các nghiên cứu cung cấp bằng chứng ủng hộ quan điểm ăn quá nhiều đường làm thay đổi hệ thống củng cố của não, sau đó sẽ thúc đẩy việc ăn vô độ.
Hệ thống củng cố có chức năng thúc đẩy các hành vi có lợi cho sự tồn tại của con người như ăn món ngon để cung cấp dinh dưỡng, uống nước để cấp nước cho tế bào…
Tuy nhiên, ăn quá nhiều đường khiến tình trạng nghiện thực phẩm ít dinh dưỡng, giàu đường, muối và chất béo ngày càng trầm trọng hơn.
Tác động tới trí nhớ
Glucose tăng cao trong máu gây hại cho não, dẫn đến chức năng nhận thức bị chậm lại và suy giảm trí nhớ, sự chú ý. Một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ nhiều đường gây viêm não, dẫn đến khó nhớ.
Tuy nhiên, tin tốt là tổn thương viêm do đường không kéo dài quá lâu.
Ngoài ra, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients cho thấy giảm tiêu thụ đường và bổ sung axit béo omega-3, curcumin giúp cải thiện trí nhớ.
Ảnh hưởng đến tâm trạng
Ở những người trẻ khỏe mạnh, khả năng xử lý cảm xúc bị ảnh hưởng khi lượng đường trong máu tăng cao.
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Diabetes Care cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có cảm giác buồn bã và lo lắng khi bị tăng đường huyết cấp tính.
Theo một phân tích về chế độ ăn uống và tâm trạng của 23.000 người, tỷ lệ tiêu thụ đường cao hơn có liên quan đến tỷ lệ trầm cảm nhiều hơn.
Tổn thương não
Glucose trong máu tăng cao gây hại cho các mạch máu. Tổn thương mạch máu là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường, tổn thương các mạch máu trong não và mắt gây ra bệnh võng mạc.
Các nghiên cứu về bệnh nhân tiểu đường lâu năm cho thấy tổn thương não tiến triển dẫn đến suy giảm khả năng học tập, trí nhớ, tốc độ vận động và các chức năng nhận thức khác.
Bất kỳ loại đường nào được thêm vào chế độ ăn uống đều nguy hiểm. Chúng ta có thể tránh những tác hại này bằng cách bổ sung chất ngọt từ trái cây tươi thay cho đường tinh luyện. Ăn trái cây tươi cũng giúp bổ sung chất xơ, chất chống oxy hóa.
Những thay đổi của cơ thể khi ngưng ăn đường
Sau vài ngày bỏ đường, đây là lúc sự ảnh hưởng thể hiện rõ rệt. Cơ thể sẽ cảm thấy hơi “hụt hẫng” sau vài ngày bỏ đường. Tùy thuộc vào mức độ nghiện đường của cơ thể, những người khác nhau gặp phải các triệu chứng khác nhau.
Tuy nhiên, điều đặc biệt bạn sẽ cảm nhận những thay đổi tích cực của cơ thể sau 1 tháng bỏ đường như:
- Giảm lượng calo và trọng lượng cơ thể, do đó mức cholesterol cũng được cải thiện.
- Cơ thể hấp thu các dưỡng chất tốt hơn. Cơ thể sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn để tự sửa chữa và bảo vệ và giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.
- Vì đường là một trong những nguyên nhân gây hỏng các mạch máu và dây thần kinh điều khiển tim. Vì vậy việc giảm bớt lượng đường có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
- Làm giảm tối thiểu khả năng mắc các căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, huyết áp cao và các bệnh khác. Giảm lượng đường ăn vào làm giảm các nguy cơ này.
- Đường là nguyên nhân gây lão hóa nhanh, vì vậy nếu ngưng ăn đường cơ thể sẽ có những thay đổi về ngoại hình rõ rệt.
Để lại bình luận
5