- Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi mất ngủ dài ngày?
- Lý do bạn nên sớm cải thiện chất lượng giấc ngủ
- Ngủ kiểu này còn nguy hiểm gấp nhiều lần thiếu ngủ
- Thức khuya có gây béo phì: Cách để cải thiện thói quen ngủ muộn?
Đa số chúng ta tưởng rằng cái tật lúc nào cũng buồn ngủ vào ban ngày đơn giản là do thiếu ngủ hay ngủ không ngon giấc, nhưng lạ thay lại có những người ngủ đủ giấc và sâu giấc, nhưng lúc nào cũng trong trạng thái buồn ngủ rũ rượi, đặt đâu ngủ đó, càng tập trung càng buồn ngủ.
Chứng ngủ rũ là gì?
Theo các chuyên gia bệnh học thì chứng ngủ rũ là một dạng rối loạn giấc ngủ mãn tính mà đặc trưng nổi bật là buồn ngủ quá nhiều vào ban ngày, nó có thể tấn công chúng ta bất cứ lúc nào, bất cứ giờ nào, nơi nào mà chẳng cần cảnh báo trước cho bạn. Nếu ai bị chứng ngủ rũ này sẽ không thể quản lý được giấc ngủ và gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát sự tỉnh táo của bản thân trong thời gian dài.
Khi mắc chứng ngủ rũ này, bạn sẽ khó cưỡng lại được những cơn buồn ngủ bất ngờ ập tới, ngay cả khi bạn đã ngủ đủ giấc vào đêm hôm trước đi chăng nữa. Nguy hiểm hơn cả là các cơn ngủ rũ đột này lại sẽ xảy ra thường xuyên hơn, khiến bạn khó mà tập trung tỉnh táo khi làm việc hay học tập, trí nhớ sẽ ngày càng giảm sút. Nguy hiểm hơn nữa chứng bệnh quái ác này có thể kèm theo những cơn tê liệt ngắn ngày và ảo giác từ vài giây đến vài phút thường trong lúc bạn đang lơ mơ sắp ngủ hay vừa mới thức dậy, khiến bệnh nhân vô cùng hoảng sợ nữa cơ!
Dấu hiệu bạn có thể đã mắc chứng ngủ rũ
- Buồn ngủ quá mức vào ban ngày: Buồn ngủ vào ban ngày bất cứ khi nào, bất cứ lúc nào, không kiểm soát được giấc ngủ, mất tỉnh táo, khó tập trung.
- Đột ngột mất trương lực cơ: Triệu chứng nhẹ là bị sụp mí hai bên, nói lắp bắp hay bất thình lình rớt đồ vật trong tay còn nặng nhất là ngất lịm đi và đổ sụp xuống sàn bất cứ lúc nào
- Giấc ngủ bị tê liệt: Ảo giác, ngưng thở, hoặc tắc nghẽn khi ngủ
- Khó ngủ vào ban đêm.
Nguyên nhân nào gây bệnh ngủ rũ?
Rất tiếc là cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác được nguyên nhân của chứng ngủ rũ. Nhưng theo phán đoán, chứng bệnh có thể xuất phát từ di truyền. Ngoài ra, các yếu tố khác như stress, nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với chất độc cũng có thể góp phần gây gia tăng mức độ bệnh.
Làm thế nào để đối phó với bệnh ngủ quá nhiều như thế này?
Bạn có thể dùng thuốc để điều trị chứng ngủ rũ, ngoài ra cần kết hợp với thay đổi lối sống , thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Thay đổi lối sống
Quản lý thời gian biểu cá nhân
Luôn đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm nhất định mỗi ngày có thể giúp chúng mình cải thiện chứng bệnh buồn ngủ. Bên cạnh đó, một giấc ngủ trưa 20 phút cũng đóng vai trò quan trọng giúp bạn có thể tỉnh táo hơn để làm việc buổi chiều đấy nhé!
Giữ gìn lối sống lành mạnh
Chăm chỉ tập thể dục thể thao có thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày và ngủ tốt hơn vào ban đêm. Ngoài ra tránh các chất nicotin và rượu đặc biệt vào ban đêm có thể giúp bạn tránh xa chứng buồn ngủ quá nhiều vào ban ngày
Hãy chăm chỉ tập thể dục và nói không với những chất kích thích, kẻ thù số một khiến căn bệnh ngày càng trầm trọng hơn các bạn nha!
Đến gặp bác sĩ và chuyên gia
Nếu đã thực hiện những cách trên mà vẫn không thể cải thiện được chứng buồn ngủ nhiều vào ban ngày, tốt nhất bạn nên đi khám, tư vấn của bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác và điều trị bệnh bạn nhé.
Để lại bình luận
5