- Hoa thiên lý- 7 tác dụng của hoa thiên lý đối với sức khỏe con người
- Sâm tố nữ là gì? Tác dụng của sâm tố nữ bạn nên biết?
- Vitamin và khoáng chất có tác dụng gì với trẻ
- Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của quả Na
- Những công dụng tích cực của củ khoai tây đối với sức khỏe
Nhiều nghiên cứu khuyến khích mọi người nên bổ sung nhiều rau xanh trong bữa ăn, tuy nhiên, đừng nên bỏ qua các loại rau củ màu vàng khi đi chợ. Các loại rau màu vàng đã được chứng minh là chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và nhiều thành phần tăng cường sức khỏe khác. Dưới đây là 7 loại rau màu vàng mà bạn nên bổ sung vào bữa ăn để gặt hái những thành quả tốt cho sức khỏe.
1. Ngô (Bắp)
Loại ngũ cốc có màu sắc rực rỡ này là loại cây chủ yếu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ngô chứa rất nhiều vitamin A, B và E, cũng như nhiều loại khoáng chất khác. Hạt ngô vàng có nhiều chất xơ, giúp ngăn ngừa mọi vấn đề về tiêu hóa và các bệnh như táo bón, trĩ, ung thư đại trực tràng.
Những hạt ngô nhỏ màu vàng xếp đều trên lõi ngô chứa hợp chất phytochemical giúp ngăn các chất gây ung thư lây nhiễm sang các tế bào, đồng thời giúp các tế bào ngăn chặn và loại bỏ bất kỳ tình trạng thay đổi nào giống ung thư.
Hãy ăn ngô trực tiếp hoặc chế biến đơn giản. Ngoài ra, nếu thêm một vài nguyên liệu, bạn có thể làm được một đĩa salad ngon miệng và bổ dưỡng cho bữa ăn hàng ngày.
2. Bí đỏ
Bí đỏ còn có tên gọi khác là “bí mùa hè”, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại bí này chứa nhiều vitamin A, B6 và C, folate (vitamin B9), magie, chất xơ, riboflavin (vitamin B2), phốt pho và kali, chứng tỏ đây là nguồn tổng hợp dinh dưỡng rất dồi dào.
Bí đỏ cũng rất giàu mangan: khoáng chất giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương và giúp cơ thể chuyển hóa chất béo cũng như carbohydrate.
Bí đỏ có thể chế biến theo nhiều cách, từ luộc/hấp đến nấu canh, làm bánh hoặc nấu chè,... Càng chế biến đơn giản càng giữ được nhiều chất dinh dưỡng có trong bí.
Chỉ cần một chén bí ngô nấu chín đã cung cấp hơn 200% lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày. Vitamin A rất tốt đối với cơ thể con người, nó giúp cải thiện thị lực. Ngoài ra, lượng bí ngô đó cũng chứa nhiều vitamin C (khoảng 11mg) giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngừa cảm lạnh cùng nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Ở các nước phương Tây, bí ngô thường được làm thành bánh bí ngô truyền thống, vỏ bánh giòn với nhân bí đỏ và gia vị bên trong.
Một chén bí ngô nấu chín cung cấp hơn 200% lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày.
3. Ớt chuông vàng
Ớt chuông về mặt thực vật học là trái cây, nhưng lại được nhiều người thưởng thức như là rau quả. Ớt chuông vàng chủ yếu chứa nước với lượng nhỏ carbohydrate, protein và chất béo.
Ớt chuông được đánh giá là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, chất xơ và chất chống oxy hóa tuyệt vời. Chúng cũng chứa nhiều Folate (hỗ trợ hoạt động chức năng của hồng cầu), vitamin K (cần thiết cho quá trình đông máu). Ớt chuông cũng giàu vitamin C có vai trò củng cố hệ miễn dịch, cung cấp năng lượng, sức khỏe làn da, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và chữa lành vết thương.
Để chế biến một món ăn hấp dẫn với ớt chuông vàng; bạn có thể xào, nướng, nấu canh hoặc làm các món salad rau ăn sống.
Ớt chuông là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, chất xơ và chất chống oxy hóa tuyệt vời.
4. Khoai tây
Khoai tây không chỉ là thực phẩm an toàn mà còn rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên trộn chung khoai tây với bơ, kem chua hoặc phô mai.
Một trong những ưu điểm lớn nhất của khoai tây là tạo cảm giác no nhưng không chứa nhiều calo. Ngoài ra, khoai tây còn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như niacin (vitamin B3), axit pantothenic (vitamin B5), vitamin C và B6, mangan và phốt pho. Phốt pho rất cần thiết cho cơ thể thông qua việc giúp giữ cấu trúc của màng tế bào, sản xuất năng lượng và quá trình khoáng hóa xương.
Để giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất từ khoai tây, hãy giảm dầu và chất béo khi chế biến. Một cách chế biến hiệu quả là luộc chín khoai tây, đập dập và thêm chút gia vị để tạo độ ngon hơn khi thưởng thức.
5. Củ dền
Củ dền màu vàng thường ngọt hơn so với củ dền màu đỏ, và cũng rất giàu dinh dưỡng. Củ dền rất tốt cho tim mạch, giúp thận loại bỏ độc tố, giảm cholesterol và huyết áp, thậm chí còn điều trị suy nhược.
Tương tự như các loại rau củ màu vàng khác, củ dền vàng chứa nhiều beta carotene giúp chuyển hóa vitamin A, bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi bị hư hại.
Củ dền có thể dùng để nấu canh, xào với tỏi, làm salad hoặc nước ép,... Đó đều là những cách chế biến phù hợp mang lại lợi ích cho sức khỏe.
6. Đậu cove vàng (đậu que vàng)
Đậu cove vàng chứa nhiều hợp chất thực vật tự nhiên giúp chống ung thư, hỗ trợ nội tiết tố như isoflavone. Ngoài ra, nó còn chứa phytosterol giúp ngăn chặn sự hấp thu cholesterol dẫn đến việc giảm lượng cholesterol trong máu. Các cây họ đậu cũng được chứng minh là có tác dụng giảm nguy cơ ung thư.
Để chế biến đậu được tươi, giòn và giữ được màu sắc bắt mắt, có thể kết hợp với dầu giấm trong món salad rau dùng kèm trong bữa ăn.
Khi nhắc đến rau củ người ta thường ưu tiên những loại có màu xanh tươi ngon. Tuy nhiên, đừng bỏ qua những loại rau củ có màu sắc bắt mắt khác khi chuẩn bị bữa ăn. Các loại rau củ màu vàng tươi hơn, sáng hơn cũng có giá trị dinh dưỡng và đem lại lợi ích đáng kể cho cơ thể bạn. Việc kết hợp thực phẩm màu sắc đa dạng sẽ khiến cơ thể bạn khỏe mạnh và kích thích vị giác của bạn tốt hơn.
Để lại bình luận
5