Tìm hiểu về cao hổ cốt. Sử dụng cao hổ cốt như thế nào cho hiệu quả?

1. Cao hổ cốt là gì, có công dụng như thế nào?

Cao hổ cốt là cao được nấu cô đặc từ xương của Hổ. 

Khi nấu cao hổ cần dùng toàn bộ xương con Hổ, không được pha lẫn bất kỳ loại xương nào khác, trọng lượng phải từ 7kg trở lên. 

Cao hổ cốt là gì - Những lưu ý khi sử dụng cao hổ cốt
Cao hổ cốt là gì, có công dụng như thế nào?

Trong Hổ Cốt có chứa các thành phần như:

  • Calcium Phosphate.
  • Calcium Carbonat.
  • Collagen.
  • Magiesium Phosphat.
  • Mỡ.
  • Gelatin.
  • 17 Amino Acid.
  • Canxi.
  • Protein.
  • Photpho.

Trong đó Collagen là hoạt chất chính. Ngoài ra, thành phần đạm toàn phần trong Cao hổ cốt rất cao, do lượng Acid Amin trong xương Hổ cao gấp 900 lần các loại xương động vật khác. Cụ thể, trong dược liệu có 14,93% đến 16,66 % Nito toàn phần; 0,58 – 0,74% axit amin; canxi 0,08%; 19,88 – 26,16% độ ẩm; 2,6% độ tro…

Công dụng của cao hổ cốt:

  • Có tác động trong quá trình sinh học: kích thích neuron thần kinh, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, co cơ, kích thích và co bóp cơ tim...
  • Tăng cường độ đàn hồi của da, nhanh lành sẹo, giúp xương khớp, tóc, móng trở nên chắc khoẻ, nâng cao sức đề kháng... 
  • Có tác dụng chống viêm, giảm đau, an thần, nhanh làm liền xương,...
Cao hổ cốt là gì - Những lưu ý khi sử dụng cao hổ cốt
Công dụng của cao hổ cốt

Theo Y học cổ truyền, cao hổ cốt có  công dụng quy vào kinh Thận và Can

  • Bổ thận, tráng dương, giảm đau, trừ phong thấp, làm mạnh gân cốt, tăng cường sinh lý…
  • Dùng để chữa các chứng đau nhức, tê thấp, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương khớp, suy nhược cơ thể, loãng xương…

2. Cách dùng cao hổ cốt.

Tuỳ vào mục đích sử dụng mà có thể dùng cao hổ cốt theo nhiều cách khác nhau, có thể ở dạng ngâm rượu, thuốc sắc, thuốc bột...liều lượng còn tuỳ thuộc vào nhu cầu và yêu cầu bài thuốc. 

Thông thường, cao hổ cốt thường được ngâm rượu vì có thể bảo quản dược liệu được lâu và dùng trong thời gian dài.

Cao hổ cốt là gì - Những lưu ý khi sử dụng cao hổ cốt
Cách dùng cao hổ cốt.

Bạn có thể tham khảo 2 công thức ngâm rượu sau:

  • 50g cao hổ cốt, ngâm với 1 lít rượu. Ngâm trong 20 ngày là có thể sử dụng được. Mỗi ngày dùng uống 20ml, mỗi lần uống không quá 15ml.
  • Cao hổ cốt 20g,  Thiên niên kiện 20g, Đỗ trọng 20g, Tục đoạn 20g ngâm với 1 lít rượu. Sau 20 ngày ngâm là có thể sử dụng được, mỗi lần dùng không quá 15ml.

Ngoài ra, Cao hổ cốt có thể thái miếng nhỏ, ngậm trong miệng đến khi tan. Liều lượng là 6-12g mỗi ngày, sử dụng trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3. Lưu ý khi sử dụng cao hổ cốt.

Những người không nên sử dụng cao hổ cốt:

  • Người có thể chất hoặc có các bệnh thuộc âm hư hỏa vượng không nên dùng.
  • Người bệnh cao huyết áp không dùng đến tránh làm tăng huyết áp và đột quỵ.
  • Người bệnh viêm gan, suy thận, bệnh tim, tiểu đường không nên dùng để tránh các biến chứng.
  • Cao hổ cốt là dược liệu rất quý và đắt. Do đó cần bảo quản kỹ trong lọ kín, gói giấy bóng, đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh côn trùng và độ ẩm quá cao.
  • Sử dụng cao hổ cốt đúng liều lượng, không nên dùng quá nhiều cao hổ cốt.
  • Cần tìm hiểu kỹ về cao hổ, không nên mua bán, sử dụng các loại cao hổ cốt tràn lan, không được cấp phép, không uy tín trên thị trường.