1. Hương nhu là cây gì?

Hương nhu (tên tiếng Anh: Tulsi/Holy basil) là một loại thảo dược mùi thơm có thân vuông, gốc gỗ, cao 1-2m và sống lâu năm. Khi còn non, thân cây gồm 4 mặt có màu xanh nhạt và chuyển dần thành màu nâu khi già. Lá mọc đối chéo hình chữ thập, cuống dài, phiến thuôn hình mũi mác, khía răng cưa, có nhiều lông. Cây ra hoa quả vào tháng 5-7, hoa mọc thành cụm không đều hình xim ở nách lá, tràng hoa màu trắng có nhụy trồi ra ngoài bao. Quả hương nhu là dạng quả bế.

Hương nhu từ lâu đã được biết đến là loại thảo dược tự nhiên có nhiều giá trị trong việc phòng ngừa bệnh lý và cải thiện sức khỏe. Để tìm câu trả lời cho câu hỏi “Cây hương nhu có tác dụng gì?”, xin mời bạn tham khảo bài viết dưới đây

Cây hương nhu có tác dụng gì? hướng dẫn sử dụng cây hương nhu đúng cách
Hương nhu là cây gì? Cây hương nhu có tác dụng gì? hướng dẫn sử dụng cây hương nhu đúng cách

1.1 Có mấy loại cây hương nhu?

Ở Việt Nam có 2 loại hương nhu phổ biến, bao gồm:

  • Hương nhu tía (tên khoa học là Ocimum tenuiflorum) cao khoảng 1.5-2m, thân và cành thường có màu tía. Lá có cuống dài, thuôn hình mác hay hình trứng, dài 1-5cm, mép có răng cưa, 2 mặt đều có lông. Hoa màu tím, mọc thành chùm, xếp thành từng vòng từ 6 đến 8 chiếc trên chùm, ít khi phân nhánh. Lá và hoa vò ra có mùi thơm đinh hương.
  • Hương nhu trắng (tên khoa học là Ocimum gratissimum) mọc cao hơn hương nhu tía. Lá mọc đối, có cuống, phiến lá dài 5-10cm, hình trứng nhọn, phía cuống thon, mép khía tai bèo hay có răng cưa thô. Hoa nhỏ, xếp thành chùm, đôi khi ở phía dưới có phân nhánh. Hạt không nở và hình thành màng nhầy xung quanh khi cho vào nước.

Hương nhu thường được trồng quanh khu vực Nam Á và Đông Nam Á để làm thuốc hoặc lấy tinh dầu.

1.2 Trong cây hương nhu có chất gì?

Theo USDA, thành phần trong 100g hương nhu có chứa:

  • Lượng calo; 23
  • Chất bột đường: 3g
  • Chất đạm: 3g
  • Chất béo: 1g
  • Chất xơ: 2g
  • Vitamin A: Đáp ứng 30% khẩu phần hàng ngày
  • Vitamin C: 105%
  • Sắt: 18%
  • Canxi: 18%
  • Ngoài ra, trong hương nhu còn chứa kẽm, diệp lục tố (chlorophyll)

2. Cây hương nhu có tác dụng gì?

2.1 Cây hương nhu có tác dụng chữa viêm da và mụn

Y học cổ truyền coi hương nhu là một loại thảo mộc tự nhiên có tác dụng chữa lành các vết thương, mụn nhọt và các chứng bệnh về da khác. Lý do là bởi đặc tính diệt khuẩn, kháng viêm và chống nấm của hương nhu sẽ giúp tiêu diệt các loại khuẩn gây ra mụn, nhiễm trùng từ sâu bên trong để giảm đau, giảm sưng tấy. Bên cạnh đó, các thành phần hóa học trong tinh dầu hương nhu như methyl eugenol và gamma-caryophyllene cũng giúp chăm sóc da từ bên ngoài và hạn chế để lại sẹo.

Để nâng cao tác dụng của tinh dầu hương nhu đối với làn da, bạn có thể sử dụng cùng với dầu dừa nguyên chất, hoặc nấu nước tắm với tinh dầu hương nhu khoảng 2-3 lần/tuần.

Cây hương nhu có tác dụng gì? Liều lượng dùng phù hợp và những lưu ý cho sức khỏe
Cây hương nhu có tác dụng gì? Hướng dẫn sử dụng cây hương nhu đúng cách

2.2 Ngăn ngừa và chữa trị bệnh tiểu đường

Nhiều thử nghiệm lâm sàng ở người đã chứng minh tác dụng điều hòa đường huyết của hương nhu. Từ đó, loại dược liệu quý này đã xuất hiện trong nhiều liệu pháp điều trị dành cho người bị tiểu đường. Kết quả chỉ số đo từ những người bệnh tham gia đều cho thấy mức độ giảm rõ rệt về lượng đường trong máu, nước tiểu và lượng cholesterol trong cơ thể.

2.3 Cây hương nhu có tác dụng phòng chống ung thư?

Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra tác dụng của hương nhu trong việc nâng cao miễn dịch và phòng ngừa ung thư. Lượng chất chống oxy hóa dồi dào có trong phần hóa chất thực vật của cây sẽ giúp ức chế sự phân tán và phát triển của các gốc tự do, ngăn ngừa các chứng ung thư gan, phổi, da, miệng,..

Trong tương lai, nhiều chuyên gia đang cố gắng xây dựng liệu trình điều trị ung thư dựa trên các loại thảo dược tự nhiên có lợi cho hệ miễn dịch như hương nhu, để giúp người bệnh tránh được tác dụng phụ nguy hiểm của hóa trị hay xạ trị thông thường.

2.4 Giảm căng thẳng và thư giãn tâm trí

Hương nhu có tác dụng điều hòa hooc-môn trong cơ thể và giảm các triệu chứng lo âu thường gặp. Thông qua việc trung hòa đường huyết, huyết áp và lượng mỡ, chiết xuất hương nhu có ảnh hưởng tốt tới lượng hoóc-môn Corticoid (hoóc-môn chống stress) trong cơ thể, giúp cho não bộ tỉnh táo và hoạt động hiệu quả hơn.

Thay vì sử dụng các loại thuốc giả dược để giảm lo âu, bạn có thể uống trà hương nhu, hoặc xông tinh dầu hương nhu để thư giãn và kiểm soát các triệu chứng tâm lý gây phiền toái.

Cây hương nhu có tác dụng gì? Liều lượng dùng phù hợp và những lưu ý cho sức khỏe
Cây hương nhu có tác dụng gì? hướng dẫn sử dụng cây hương nhu đúng cách

2.5 Cây hương nhu có tác dụng hạ sốt

Hiện tượng sốt và tăng thân nhiệt xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể đang chống lại sự nhiễm trùng gây ra bởi các loại vi khuẩn. Y học cổ truyền Ấn Độ đã tận dụng đặc tính kháng khuẩn, khử trùng của hương nhu trong nhiều bài thuốc đặc hiệu giúp nâng cao hệ miễn dịch và hạ sốt nhanh chóng.

2.6 Tăng cường hoạt động của hệ hô hấp

Các thành phần camphene, eugenol and cineol có trong lá hương nhu có tác dụng thông mũi, mát họng, long đờm. Người nhà của những bệnh nhân bị tắc nghẽn phổi mãn tính, mắc hen suyễn và các bệnh đường hô hấp khác nên tham khảo các bài thuốc sử dụng lá hương nhu từ y học cổ truyền Việt Nam.

2.7 Nâng cao sức khỏe xương khớp và răng miệng

Uống trà hương nhu hàng ngày là một cách hữu hiệu để bổ sung vitamin K cùng các loại khoáng chất cần thiết cho xương. Loại thảo dược này cũng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng, hình thành mảng bám và để lại cao răng. Súc miệng với các loại nước súc miệng có thành phần là hương nhu sẽ giúp giảm thiểu mảng bám và phòng ngừa viêm nướu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm tinh dầu hương nhu vào thuốc đánh răng hàng ngày để răng được trắng và khỏe hơn. 

2.8 Cây hương nhu có tác dụng bảo vệ mắt

Vi khuẩn và các loại nấm có trong không khí độc hại là thủ phạm gây ra các bệnh về mắt như đau mắt đỏ. Khả năng kháng viêm và diệt khuẩn vượt trội của hương nhu sẽ giúp giảm đau và phục hồi dần dần thị lực ở những người bị viêm nhiễm về mắt

Ngoài ra, chiết xuất hương nhu và nghệ cũng là thành phần của nhiều loại thuốc nhỏ mắt giúp giảm thiểu tình trạng oxy hóa cơ mắt và phòng ngừa căn bệnh đục thủy tinh thể.

3. Tác dụng phụ của cây hương nhu

Nhìn chung, việc sử dụng hương nhu tự nhiên dưới dạng tinh dầu hoặc đắp ngoài da là tương đối an toàn và không đem lại tác dụng phụ nào đáng kể. Tuy nhiên, sử dụng các sản phẩm từ hương nhu một cách thiếu khoa học có thể dẫn đến các tác dụng phụ sau đây:

Cây hương nhu có tác dụng gì? Liều lượng dùng phù hợp và những lưu ý cho sức khỏe
Cây hương nhu có tác dụng gì?

Dùng chiết xuất hương nhu quá liều lượng trong thời gian dài có thể dẫn đến buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng, khó tiêu và thậm chí là rối loạn hoóc-môn. Người dùng cũng nên lưu ý rằng mặc dù cây hương nhu có tác dụng làm ổn định tinh thần nhưng không có khả năng thay thế thuốc an thần, vì vậy nên sẽ không gây ra chứng buồn ngủ.

Cây hương nhu cũng có tác dụng làm chậm quá trình đông máu, và nếu sử dụng chung với các loại thuốc chống đông máu sẽ dễ gây rối loạn đông máu và máu khó đông. Các loại thuốc này bao gồm aspirin, clopidogrel, dalteparin, enoxaparin, heparin, ticlopidine và warfarin.

Về liều lượng dùng chiết xuất hương nhu, 200-600mg/ngày là phù hợp để giảm đau, lo âu hay khó tiêu. Để trị dứt điểm các triệu chứng kể trên, có thể tăng liều lượng lên mức 600-2200mg/ngày, nhưng nên thành các liều nhỏ hơn để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong cả 2 trường hợp trên, có thể kéo dài việc sử dụng hương nhu dưới dạng thuốc và thực phẩm hỗ trợ thuốc tới tối đa 6 tuần (khoảng 1 tháng rưỡi) trước khi ngừng để đảm bảo sức khỏe.

4. Ai nên sử dụng cây hương nhu và cách sử dụng

4.1 Ai không nên dùng cây hương nhu?

Với những tác dụng phụ trên, những đối tượng sau đây cần đặc biệt chú ý tới liều lượng dùng các sản phẩm làm từ cây hương nhu, hoặc ngừng sử dụng hẳn trong 1 thời gian để đảm bảo sức khỏe:

Những người bị rối loạn hoóc-môn hoặc gặp phải các vấn đề về tiêu hóa nên đặc biệt thận trọng khi sử dụng chiết xuất hương nhu để tránh làm bệnh thêm nghiêm trọng.

Đối với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ đang trong thời kì có thai và cho con bú, bệnh nhân mắc bệnh về máu, người chuẩn bị hoặc đang trong quá trình phẫu thuật,…; nên kiêng sử dụng các sản phẩm làm từ cây hương nhu để đảm bảo an toàn.

Trong quá trình sử dụng cây hương nhu, nếu gặp phải bất cứ hiện tượng bất thường nào về sức khỏe, cần phải ngừng việc sử dụng lại và đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

Khi sử dụng hương nhu dưới dạng thuốc, cần tham khảo công thức và liều lượng từ những nguồn thông tin có uy tín. Nếu cần thiết, hãy tham khảo thêm chỉ dẫn từ các bác sĩ và chuyên gia y tế để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

4.2 Hướng dẫn sử dụng cây hương nhu

Lá hương nhu có mùi thơm và vị giống với bạc hà, thường xuất hiện trong các món súp, canh hoặc nước sốt đặc trưng của người Thái Lan hoặc Ấn Độ. Bên cạnh đó, người ta cũng sử dụng lá hương nhu cho mục đích trang trí và tăng tính hấp dẫn cho các món ăn. Ngoài ra, sinh tố hay trà hương nhu cũng là thức uống quen thuộc của nhiều quốc gia trên thế giới.

Cây hương nhu có tác dụng gì? Liều lượng dùng phù hợp và những lưu ý cho sức khỏe
Cây hương nhu có tác dụng gì? hướng dẫn sử dụng cây hương nhu đúng cách

Trên thị trường, bạn có thể tìm thấy hương nhu dưới các dạng sau đây:

  • Tinh dầu hương nhu được chiết từ thân, lá cây và sử dụng trong các loại sữa dưỡng, kem dưỡng, xà phòng, nước hoa, dầu gội, dầu xả, …

  • Lá hương nhu khô là thành phần của nhiều loại thực phẩm bổ sung dạng viên nén. Nếu bạn không thích mùi vị của lá hương nhu hoặc mắc bệnh khó tiêu, có thể sử dụng chúng dưới dạng thực phẩm bổ sung đã lên men để cơ thể dễ hấp thụ hơn.

  • Người dân Ấn Độ và nhiều quốc gia uống trà hương nhu thay cà phê. Bạn có thể mua trà túi lọc hương nhu có sẵn, hoặc phơi khô lá hương nhu và pha trà cho gia đình.

Ẩn sau hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu của hương nhu là nhiều công dụng trong việc phòng và điều trị bệnh đã được ứng dụng vào các bài thuốc của nhiều nền y học khác nhau. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Cây hương nhu có tác dụng gì?”, và trang bị cho mình nhiều kiến thức có lợi cho sức khỏe bản thân và gia đình.

7, Theo Reviview 365 tổng hợp