- Vì sao không nên lạm dụng 4 thói quen tốt?
- Bệnh tay chân miệng là gì? Những lưu ý về bệnh tay chân miệng bố mẹ nên biết
- 4 loại nấm "siêu năng lượng" giúp giảm mệt mỏi, tăng cường trí nhớ.
- Hạt ươi là gì? Những điều về hạt ươi bạn nên biết
Mít là loại cây ăn quả được trồng nhiều tại một số nước châu Á. Múi mít có vị ngọt, rất thơm ngon và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, là loại trái cây ưa thích của nhiều người.
Tuy nhiên, múi mít không phải thứ duy nhất mà bạn có thể ăn ở loại quả này. Một quả mít có thể chứa 100–500 hạt và hạt mít hoàn toàn có thể ăn được. Thực tế, hạt mít chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người lại hay bỏ đi. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về những tác dụng của hạt mít cũng như những mối quan tâm tiềm ẩn liên quan đến hạt mít.
Thành phần dinh dưỡng của hạt mít
So với các loại hạt trái cây nhiệt đới khác, hạt mít chứa khá nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Chúng chứa hàm lượng cao tinh bột, protein, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Trong khoảng 28 gram hạt mít thường có chứa:
- Lượng calo: 53
- Carbs: 11 gram
- Chất đạm: 2 gam
- Chất béo: 0 gram
- Chất xơ: 0,5 gam
- Riboflavin: 8% lượng tham chiếu hàng ngày (RDI)
- Thiamine: 7% RDI
- Magiê: 5% RDI
- Phốt pho: 4% RDI
Hạt mít cũng chứa nồng độ cao của 2 loại vitamin B là thiamine và riboflavin, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác.
Ngoài ra, hạt mít còn cung cấp nhiều chất xơ và tinh bột kháng, hoạt động như thức ăn cho vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bạn. Chất xơ và tinh bột kháng có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm kiểm soát cơn đói, giảm lượng đường trong máu, cải thiện tiêu hóa và độ nhạy insulin.
Hạt mít có tác dụng gì?
Trong y học cổ truyền, hạt mít được sử dụng để làm giảm tiêu chảy, điều trị các vấn đề về tiêu hóa, thậm chí còn được dùng như một loại thuốc kích thích tình dục.
Trong y học hiện đại, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tác dụng của hạt mít đối với sức khỏe:
1. Tác dụng kháng khuẩn
Một nghiên cứu cho thấy bề mặt của hạt mít được bao phủ bởi các hạt nhỏ hoạt động như chất kháng khuẩn. Thử nghiệm cho thấy các hạt này chống lại các vi khuẩn thông thường, chẳng hạn như E. coli, và kết luận rằng hạt mít có tiềm năng phát triển thành các chất điều trị để ngăn ngừa bệnh truyền qua thực phẩm.
2. Có đặc tính chống ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy rằng hạt mít có thể có một số đặc tính chống ung thư. Điều này là nhờ hạt mít có chứa nhiều hợp chất thực vật và các chất chống oxy hóa. Những chất oxy hóa nhiều nhất có trong hạt mít bao gồm flavonoid, saponin và phenol.
Nghiên cứu chỉ ra các hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa này có thể giúp chống lại chứng viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và thậm chí sửa chữa các tổn thương ADN.
Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất hạt mít làm giảm sự hình thành các mạch máu ung thư tới 61%.
3. Tốt cho hệ tiêu hóa
Tương tự như các loại hạt khác, hạt mít chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ đi qua đường tiêu hóa mà không bị tiêu hóa và giúp bình thường hóa nhu động ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa mạnh khỏe. Hơn nữa, chất xơ được coi là một loại tiền sinh học, có nghĩa là nó giúp nuôi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn. Những vi khuẩn đường ruột có lợi này giúp hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh và chức năng miễn dịch.
Việc tăng chất xơ cho cơ thể còn có thể làm giảm táo bón, chống lại bệnh viêm ruột và làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
4. Giảm mức cholesterol
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng hạt mít có thể cải thiện mức cholesterol của bạn. Tác dụng này đến từ việc hạt mít có chứa hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa cao.
Mức cholesterol LDL (xấu) tăng cao có liên quan đến huyết áp cao, tiểu đường và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ngược lại, mức cholesterol HDL (tốt) cao hơn có tác dụng bảo vệ tim mạch. Việc ăn hạt mít có thể làm tăng mức cholesterol HDL và làm giảm mức cholesterol LDL.
Lưu ý khi ăn hạt mít
Mặc dù hạt mít có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng vẫn tiềm ẩn một số mối lo ngại mà bạn cần chú ý:
Tăng nguy cơ chảy máu: Hạt mít có thể làm tăng sự chảy máu khi sử dụng chung với một số loại thuốc. Trong một nghiên cứu, chiết xuất hạt mít cho thấy khả năng làm chậm quá trình đông máu và thậm chí ngăn ngừa hình thành cục máu đông ở người. Do đó, những người đang dùng thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu nên thận trọng khi tiêu thụ hạt mít. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêu thụ các loại thực phẩm có liên quan đến làm tăng sự chảy máu tương tự như hạt mít. Những loại thuốc phổ biến làm tăng nguy cơ chảy máu bao gồm: aspirin, thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống viêm không steroid.
Chứa chất kháng dinh dưỡng: Hạt mít sống có chứa chất kháng dinh dưỡng mạnh mẽ được gọi là tannin và chất ức chế trypsin. Những chất này có thể cản trở sự hấp thụ và tiêu hóa chất dinh dưỡng. Tanin là một loại polyphenol thường được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm từ thực vật. Chúng có thể liên kết với các khoáng chất, chẳng hạn như kẽm và sắt, và tạo thành một khối không hòa tan, làm giảm khả năng hấp thụ các khoáng chất này của cơ thể. Chất ức chế trypsin là một loại protein được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm đậu nành, hạt đu đủ và hạt mít. Tương tự như tannin, chúng cản trở quá trình tiêu hóa protein, gây khó khăn cho việc tiêu hóa thức ăn. Chính vì thế, không nên ăn sống hạt mít mà nên luộc, hấp hoặc nướng trước khi ăn.
Để lại bình luận
5